Mục Lục
Nếu đang lãnh đạo một nhóm hay điều hành doanh nghiệp, hẳn bạn sẽ thấy việc quản lý nhân viên là thách thức vô cùng lớn. Bạn muốn đảm bảo rằng họ đang làm việc hết khả năng của mình nhưng lại không muốn liên tục tạo áp lực khiến họ kiệt sức. Đây là lý do tại sao hầu hết các doanh nghiệp xem việc đánh giá nhân viên như phương tiện để khám phá những khía cạnh mà họ xuất sắc cũng như những mặt còn thiếu sót để có cách quản lý phù hợp.
Và đến đây thì có một câu hỏi xuất hiện: nên tập trung vào phát huy điểm mạnh hay dồn hết sức vào việc cải thiện yếu điểm nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất? Có 2 luồng ý khiến khác nhau xung quanh vấn đề này.
3 lý do để tập trung phát huy điểm mạnh
Nhiều nhà quản lý đồng ý với quan điểm nên tập trung vào điểm mạnh thay vì yếu điểm bởi họ tin rằng đây là bước quan trọng để tạo ra môi trường làm việc tích cực hơn.
Anh Nguyễn Minh Khoa, Giám đốc Kinh doanh chia sẻ: “Giúp nhân viên xác định điểm mạnh của họ và cho họ cơ hội để làm những gì họ giỏi sẽ tác động trực tiếp đến tính tích cực của họ. Họ cảm thấy vui vẻ, hài lòng, thỏa mãn và tự hào… Tôi tin rằng cảm xúc tích cực từ việc tập trung phát huy điểm mạnh này sẽ giúp khơi dậy động lực và tiềm năng, giúp nhân viên phát triển tốt hơn thay vì chỉ trích và thúc đẩy cải thiện điểm yếu của họ”.
Một lý do khác tôi ủng hộ việc quản lý dựa trên điểm mạnh là mọi người chỉ thành công bằng cách tận dụng thế mạnh của họ. Lấy bóng chày làm ví dụ. Thường có trường hợp cầu thủ ném bóng thực sự giỏi không phải là người đánh bóng xuất sắc. Nếu tập trung vào điểm yếu sẽ khiến họ dành nhiều thời gian để cải thiện kỹ năng đánh bóng. Tuy nhiên, các huấn luyện viên bóng chày nhận ra rằng điều này rất lãng phí thời gian. Họ sẽ thắng nhiều trận hơn nếu người ném bóng tập trung vào những gì anh ta giỏi nhất và nên dành thời gian để hoàn thiện những cú ném thần thánh”.
Đồng quan điểm với anh Minh Khoa, chị Nguyễn Kiều Tiên, Trưởng phòng Hành chính cho rằng: “Tập trung vào điểm yếu có thể làm suy yếu điểm mạnh của mọi người. Cố gắng cải thiện một điểm yếu dẫn đến những cảm xúc tiêu cực và đè bẹp sự tự tin. Thiếu tự tin trong một vấn đề gì đó sẽ dễ lan sang các lĩnh vực khác. Nhân viên sẽ cảm thấy tệ hơn về bản thân nói chung và bắt đầu nghi ngờ khả năng của họ ngay cả trong những khía cạnh mà họ có thế mạnh”.
Và những lý lẽ cho việc tại sao phải tập trung đồng thời vào điểm yếu cũng như điểm mạnh
“Nhiều nhà quản lý giỏi tìm cách phát huy điểm mạnh của nhân viên đồng thời vạch ra kế hoạch khắc phục các điểm yếu.”
“Ngày càng có nhiều doanh nghiệp chọn cách không thừa nhận điểm yếu của nhân viên và thay vào đó chỉ tập trung hoàn toàn vào việc phát huy điểm mạnh. Nói chung, tôi nghĩ đó là lời khuyên đúng đắn. Nhưng, tôi vẫn không cảm thấy thoải mái. Có điều gì đó khiến tôi tin rằng đây chưa phải là bức tranh hoàn chỉnh. Nếu được hỏi nên tập trung vào điểm mạnh hay điểm yếu của đội mình, tôi chắc chắn sẽ trả lời: Cả hai vì cả hai đều có giá trị.” – anh Thái Minh Đăng, Giám đốc Nhân sự thổ lộ.
“Trên lý thuyết, chỉ tập trung vào điểm mạnh của nhân viên nghe có vẻ là một nhiệm vụ đơn giản, nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Chẳng hạn, sẽ có trường hợp một nhân viên sales rất giỏi chốt các giao dịch chất lượng nhưng lại không biết cách tiếp cận kiếm khách hàng tiềm năng trong khi hai yếu tố này không thể tách rời trong công việc bán hàng.
Nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc phát huy điểm mạnh trong việc chốt giao dịch thì nhân viên đó sẽ không hoàn thành hết trách nhiệm công việc. Chúng ta tuyển người để làm công việc từ A đến Z việc chứ không chỉ là một phần. Đương nhiên là cần phát huy thế mạnh càng nhiều càng tốt nhưng nếu điểm yếu khiến nhân viên không thể hoàn thành công việc thì chúng ta cần giúp họ cải thiện các vấn đề này”.
Cùng ý kiến, anh Phan Minh Lâm bổ sung: “Nếu chỉ tập trung vào điểm mạnh mà bỏ qua việc cải thiện điểm yếu sẽ ngăn cản nhân viên trở nên toàn diện hơn. Hiếm có công việc nào chỉ yêu cầu một kỹ năng duy nhất. Điều này có nghĩa là nếu nhân viên không thể xuất sắc trong nhiều lĩnh vực sẽ gặp khó khăn trong hầu hết các khía cạnh công việc.
Hãy lấy vai trò của nhân viên thiết kế đồ họa làm ví dụ. Trở thành một nhà thiết kế đồ họa đòi hỏi nhiều hơn là chỉ tạo ra những thiết kế hấp dẫn. Bạn cần có sự hiểu biết sâu sắc về thương hiệu để đảm bảo thiết kế phù hợp với lợi thế bán hàng, có nghĩa là kỹ năng nghiên cứu rất quan trọng. Ngoài ra, bạn cần hiểu rõ các thiết kế sẽ được sử dụng như thế nào để điều chỉnh phù hợp, nghĩa là hiểu biết về mạng xã hội và tiếp thị cũng là công cụ hữu ích. Thiếu 1 trong các yếu tố trên là lí do khiến bạn phải sửa đi sửa lại nhiều lần và ảnh hưởng đến năng suất chung.
Rõ ràng là chúng ta cần nhiều kỹ năng để hoàn thành công việc và cần cải thiện nếu có điểm nào đó yếu kém. Điều này không có nghĩa là bắt buộc nhân viên phải giỏi mọi thứ, không ai có thế mạnh về mọi thứ cả. Đó chỉ đơn giản là làm cho những điều chưa tốt trở nên đủ tốt để không gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thực hiện công việc một cách trọn vẹn.
Tóm lại, mặc dù điều quan trọng là phải nhân đôi điểm mạnh của nhân viên để tiến lên cấp độ cao hơn, nhưng chúng ta không nên bỏ qua điểm yếu mà cần có sự cân bằng giữa hai yếu tố này”.
Còn bạn thì sao? Bạn sẽ tập trung phát huy điểm mạnh hay cho rằng điểm yếu cũng quan trọng như điểm mạnh khi xây dựng bộ kỹ năng giúp nhân viên ngày càng chuyên nghiệp hơn?
Huỳnh Trâm
Author Profile
Latest entries
- Nghệ thuật quản lý2024.12.02Tuyệt chiêu xây dựng đội ngũ hợp tác và chia sẻ
- Bí quyết tuyển dụng2024.11.265 sáo ngữ cần tránh khi viết tin tuyển dụng và gợi ý thay thế
- Nghệ thuật quản lý2024.11.18Khắc phục phong cách quản lý vi mô bằng cách nào?
- Nghệ thuật quản lý2024.11.04Làm gì để nhân viên ít hỏi lại và nâng cao tinh thần chủ động?