Tăng tốc tuyển dụng để tránh bỏ lỡ nguồn nhân lực chất lượng cao

Để tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm nguy cơ vuột mất nguồn nhân lực chất lượng cao, chúng ta cần tăng tốc thời gian tuyển dụng.

Sau bao lần vuốt qua trái (bỏ qua người không thích), vuốt qua phải (theo dõi người cảm thấy thích) thì cuối cùng bạn cũng được TƯƠNG HỢP (khi cả 2 bên cùng vuốt qua phải trên Tinder). Bạn ngay lập tức tự hỏi người kia sẽ trông như thế nào khi gặp gỡ trực tiếp? Giờ đây bạn nên bắt chuyện trước hay chờ đối phương mở lời?

Các ứng dụng hẹn hò như Tinder khiến người dùng phần nào giống như một nhà tuyển dụng: đánh giá các phẩm chất của ứng viên và tạo ấn tượng đầu tiên tuyệt vời. Thế nhưng, ngay cả sự tương hợp hứa hẹn nhất cũng có nguy cơ lụi tàn, lí do là thiếu sự trao đổi thông tin từ cả hai bên, quá nhiều lựa chọn sẵn có khác, bản chất không ràng buộc hoặc điều gì đó người kia khiến bạn thất vọng.

Cũng giống như trong thế giới hẹn hò phát triển nhanh chóng, các nhà tuyển dụng phải áp dụng chiến thuật tinh tế nhất để tránh vuột mất những ứng viên xuất sắc.

“Một trong những điều quan trọng mà các nhà tuyển dụng hàng đầu luôn chú ý khi tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là thời gian.”

Vai trò của thời gian trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Thời gian là một trong ba thước đo hàng đầu trong tuyển dụng, cùng với chi phí cho mỗi lần tuyển dụng và chất lượng tuyển dụng. Nó được tính từ thời điểm hồ sơ ứng tuyển đầu tiên được nhận cho đến khi lời mời làm việc được chấp thuận. Theo nghiên cứu, chỉ 1/3 các công ty thường hoàn thành quy trình này trong vòng 30 ngày, phần còn lại có thể mất đến 4 tháng.

Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng việc dành nhiều thời gian tìm kiếm nhân viên mới là cần thiết để đảm bảo họ tìm được đúng người cho công việc. Nhưng thực tế thì quá trình tuyển dụng kéo dài sẽ làm giảm khả năng thành công. Nó cũng gây tổn hại cho một doanh nghiệp theo những cách khác nhau từ việc giảm năng suất, tăng chi phí, trải nghiệm ứng viên kém và mất nguồn lực chất lượng cao về tay đối thủ cạnh tranh. Điều này có nghĩa là để tiết kiệm và giảm nguy cơ vuột mất các ứng viên tài năng, chúng ta cần tăng tốc thời gian tuyển dụng. 

Tôi đã nghe nhiều ý kiến cho rằng nếu ứng viên thực sự quan tâm đến công việc, thì họ sẽ sẵn sàng chờ đợi. Điều này có thể đúng trong quá khứ, nhưng quan điểm này sẽ gây khó khăn cho bạn trong năm 2023. Thực tế là những ứng viên ngôi sao này hầu như sẽ luôn nằm trong tầm ngắm của các doanh nghiệp khác và nhiều người sẵn sàng trả mức giá cao hơn thị trường để có được họ. Số liệu thống kê cho thấy trung bình các công ty chỉ có 10 ngày để thu hút các ứng viên này, và hơn 50% ứng viên tiềm năng không còn hứng thú với một vai trò và bỏ ngang việc ứng tuyển chỉ vì mất quá nhiều thời gian. Đối với nguồn nhân lực chất lượng cao là những ứng viên giỏi nhất, tài năng nhất, những người biết giá trị của họ, điều này lại càng đúng.

“Rèn sắt khi còn nóng!” – Tỉ phú Abramovich

Ngọc Mai là một nhân viên sales xuất sắc và cô vừa có buổi phỏng vấn vô cùng theo tốt đẹp với nhà tuyển dụng mà cô đã theo đuổi lâu nay. Nhìn khuôn mặt rạng rỡ của Mai, có thể thấy rằng cô rất phấn khích. Cô vui mừng gọi điện cho ba mẹ, bạn thân để chia sẻ. Đột nhiên mọi người ai cũng xôn xao liên tục hỏi thăm, còn Mai thì mong chờ phản hồi để có thể thực hiện các bước tiếp theo.

Thế nhưng, đáp lại không khí sôi động và háo hức chờ mong là sự im lặng. Càng qua ngày được hẹn thì sự phấn khích càng mất dần. Mai suy nghĩ lại về việc ứng tuyển vào công ty nọ, thậm chí cho rằng cuộc phỏng vấn có thể không diễn ra tốt đẹp như cô vẫn nghĩ. Tệ hơn nữa, những người bạn và ba mẹ của Mai cứ thắc mắc “Thế công ty đã trả lời chưa?” và tất cả những gì Mai có thể nói là “Không có gì cả”.

Các nhà tuyển dụng à, nếu bạn để ứng viên của mình nói đến điểm này trước khi liên lạc với họ, thì khả năng cao là bạn đã vuột mất họ. Như chúng ta có thể tưởng tượng, ứng viên có thể đã tham gia các cuộc phỏng vấn khác hoặc nhận ra rằng “cỏ bên kia đồi không xanh hơn” và việc rời bỏ công ty hiện tại của họ có vẻ là một lựa chọn sai lầm.

Về việc khi nào là thời điểm thích hợp để gọi lại cho một ứng viên tuyệt vời, đó là ngay khi biết chúng ta cần họ. Đó có thể là ngay sau khi họ rời khỏi phòng phỏng vấn và chúng ta tin rằng họ là người phù hợp nhất. Để có câu trả lời sớm nhất, dưới đây là điều tôi luôn cân nhắc:

–       Cố gắng mời tất cả những người ra quyết định tuyển dụng tham dự cuộc phỏng vấn đầu tiên.

–       Nếu cần thiết phải có một cuộc phỏng vấn thứ hai, luôn lên lịch ngay lập tức.

–       Nếu muốn liên hệ với người tham khảo hoặc cần thêm giấy tờ hay tài liệu nào đó, cần báo ngay với ứng viên ngay sau cuộc phỏng vấn đầu tiên.

–       Nếu phải mất một khoảng thời gian để phê duyệt, tùy trường hợp chúng ta có nhiều cách để khiến ứng viên chịu khó chờ đợi mà không bỏ cuộc, chẳng hạn như cập nhật quá trình tuyển dụng đang đến giai đoạn nào để họ biết rằng họ vẫn được quan tâm.

Ngạn ngữ có câu: Thời gian giết chết các giao dịch và tôi thấy điều này đã được chứng minh là đúng hết lần này đến lần khác, nhất là trong quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Không phải luôn luôn nhưng hầu hết là như vậy. Mặt khác, chúng ta cần phải báo cho ứng viên biết nếu họ không phù hợp với vai trò để họ có thể khép lại cánh cửa này và chuyển sang cơ hội tiếp theo. Bất kể là gửi thư mời nhận việc hay từ chối ứng viên, khi nói đến giao tiếp và hành động trong quá trình tuyển dụng, tốc độ là bạn đồng hành của chúng ta.

Rõ ràng là để tuyển dụng thành công cần rất nhiều thời gian và năng lượng, đặc biệt là khi bạn đi một mình. Đó là lý do tại sao nhiều nhà tuyển dụng thường nhờ đến sự giúp đỡ của các công ty nhân sự chuyên nghiệp như CareerLink. Với nhiều năm kinh nghiệm tìm kiếm ứng viên cho các vị trí tài chính, hành chính, công nghệ, tiếp thị… họ đã giúp nhiều doanh nghiệp nhanh chóng tìm thấy nguồn nhân lực chất lượng cao để ngày càng phát triển trong môi trường kinh doanh đầy căng thẳng như hiện nay. Hơn ai hết, họ hiểu rằng nhu cầu nhân sự luôn cấp bách.

Huỳnh Trâm

Sao chép thành công