Ở vai trò nhà quản lý, đảm bảo rằng bạn thể hiện sự tôn trọng đối với tất cả nhân viên, bất kể mức độ kinh nghiệm, có thể tạo động lực rất lớn cho họ. Vậy, những từ ngữ nào bạn có thể sử dụng để thực sự tạo ra sự khác biệt trong giao tiếp giữa nhân viên và người quản lý? Dưới đây là một số cụm từ hấp dẫn có thể giúp bạn khuấy động các thành viên trong nhóm của mình hướng tới mục tiêu chính của đội nhóm.
Những câu nói tạo động lực và cảm hứng cho nhân viên
“Cảm ơn!”
Thể hiện lòng biết ơn đối với nhân viên cho thấy rằng họ không phải là người “thừa” mà là một thành viên thực sự quan trọng của đội. Do đó, không chỉ sau các dự án lớn mà bạn có thể thỉnh thoảng nói lời cảm ơn với nhân viên của mình. Không nhất thiết phải là một món quà siêu hoành tráng hay một bữa ăn sang trọng cho nhóm mới thể hiện rằng bạn đánh giá cao công việc của họ. Chỉ đơn giản nói với họ rằng bạn biết ơn thường là cử chỉ có ý nghĩa và tạo động lực nhất.
“Bạn nghĩ sao về điều này?”
Chỉ vì bạn là sếp hay quản lý, không có nghĩa là bạn biết tất cả mọi thứ. Khuyến khích đội nhóm và nhân viên đưa ra ý kiến không chỉ giúp bạn mở rộng kiến thức mà còn cho họ thấy rằng ý kiến của họ rất quan trọng.
“Đây là ý tưởng rất hay!”
Thay vì chỉ nói “OK” hoặc gật đầu, bạn nên sử dụng cụm từ này thường xuyên hơn trong các cuộc họp khi nhân viên có những phát biểu xuất sắc. Điều này không chỉ thúc đẩy tinh thần của họ và của cả nhóm, mà còn khuyến khích môi trường làm việc tích cực và cởi mở. Với cụm từ này, bạn có thể tạo động lực để nhiều nhân viên khác chia sẻ ý tưởng của họ nhằm đưa ra các giải pháp tốt hơn.
“Tôi giúp gì được cho bạn?”
Một biểu hiện rất quan trọng của nhà quản lý xuất sắc là họ tham gia vào các nhiệm vụ mà nhóm đang thực hiện. Nếu nhóm đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng đúng thời hạn hoặc gặp khó khăn với một khách hàng nào đó, một người sếp tốt sẽ “xắn tay áo” vào giúp họ. Điều này không chỉ giúp giảm bớt căng thẳng cho nhân viên mà còn cải thiện mối quan hệ giữa bạn và cấp dưới.
“Bạn sẽ làm tốt việc này!”
Thể hiện rằng bạn có niềm tin vào đội nhóm có thể thúc đẩy tinh thần của họ lên gấp 10 lần. Nếu sắp có một dự án quan trọng, hãy thể hiện niềm tin của bạn vào nhóm bằng cách nói với họ rằng bạn tin tưởng vào họ. Bạn có thể nghĩ điều này sẽ xảy ra mà không cần bạn phải nói, nhưng mọi người sẽ nghi ngờ bản thân và đôi khi tất cả những gì họ cần lại là một chút động viên từ người quản lý.
“Tôi thấy việc này khá phức tạp. Bạn sẽ làm gì ở vị trí của tôi?”
Các nhà quản lý đích thực không bao giờ ngại thể hiện những điểm yếu và giới hạn của họ trong khi xây dựng nhóm. Điều quan trọng là phải truyền đạt cảm xúc của bạn và lý do đằng sau những cảm xúc ấy cho nhân viên. Họ cần hiểu rõ hơn lý do tại sao bạn suy nghĩ và đưa ra quyết định theo một hướng nào đó.
“Bạn có thể gặp tôi bất cứ lúc nào”
Nếu nhân viên biết họ có thể tiếp cận bạn bất cứ khi nào cần thiết, họ sẽ có cảm giác thân thuộc hơn. Họ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đương đầu với các thử thách và thể hiện sự chủ động vì họ biết rằng họ có sự hỗ trợ từ bạn. Lời động viên này ngoài việc tạo động lực cũng giúp loại bỏ các rào cản trong giao tiếp, góp phần xây dựng một nhóm cởi mở và hợp tác.
“Có tin tốt và cũng có tin xấu”
Luôn có lúc bạn phải đưa ra những tin tức khó chịu cho nhân viên của mình, và luôn luôn tốt để xoa dịu bằng cách chỉ ra mặt tươi sáng hơn của sự việc. Với cụm từ này, bạn không cần phải lo lắng khi nói sự thật với nhân viên, bao gồm cả doanh số bán hàng giảm, một thương vụ thất bại hoặc công ty phải chia tay với ai đó.
“Tôi tin vào phán đoán của bạn”
Rất ít từ ngữ có sức mạnh hơn câu này. Với nó, bạn cho phép nhân viên tự do đưa ra quyết định. Bởi vì họ cảm thấy được tôn trọng, họ thường sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để đáp ứng kỳ vọng của bạn. Nhưng trước khi bạn thốt ra câu nói này, hãy chắc chắn rằng bạn cũng có ý đó. Nếu bạn nói ra rồi từ chối hoặc thay đổi quyết định, bạn có thể hủy hoại sự tự tin và tinh thần của nhân viên.
Những cụm từ này có thể biến một môi trường làm việc buồn tẻ, chán ngắt thành một môi trường sống động, sôi nổi và đầy cảm hứng. Nhiều nhà quản lý sử dụng những cụm từ này thường xuyên trong việc xây dựng nhóm nhằm tạo động lực, khuyến khích đội nhóm của họ làm việc hiệu quả hơn, còn bạn thì sao?
Huỳnh Trâm
Nghệ thuật quản lý - Cẩm nang khác
- Nhân viên liên tục trễ hẹn, nên ứng xử thế nào?
- Khiêm tốn là gì? Vì sao nhà quản lý hiệu quả cần khiêm tốn?
- Làm gì để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên?
- Vì sao cần nói lời cảm ơn nhân viên và nên thể hiện như thế nào?
- Nghệ thuật lãnh đạo: 8 bài học không thể bỏ qua
- 11 dấu hiệu cho thấy bạn đang quản lý nhân sự hiệu quả
- Thư chào mừng nhân viên mới đúng chuẩn – cách viết đúng chuẩn
- 12 cách quản lý thời gian của người thành công
- 7 lí do nhân viên không tin tưởng nhà quản lý
- Bí quyết để xây dựng bản mô tả công việc cho vị trí nhân viên kinh doanh
- 7 điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý
- Cách quản lý nhân viên cấp dưới khi làm việc tại nhà mùa dịch
- 8 kỹ năng quản trị con người nhà quản lý hiệu quả đều thành thạo
- Đưa ra quyết định nghỉ việc cho nhân viên và những điều cần lưu ý
- Bí quyết sử dụng thời gian hiệu quả dành cho quản lý mới
- Sau Tết, làm gì để nhân viên tăng năng suất làm việc?
- 7 mục tiêu năm mới để trở thành nhà quản lý giỏi hơn
- Tổ chức tiệc tất niên công ty, doanh nghiệp được lợi gì?
- 7 ý tưởng giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc cuối năm
- Những điều cần biết để tuyển dụng nhân viên thời vụ hiệu quả
- Làm gì để nhân viên tập trung làm việc vào những ngày cuối năm?
- 6 điều nên tránh để quản lý nhân viên từ xa hiệu quả
- Muốn nhân viên nể phục, nhà quản lý cần có phẩm chất nào?
- 5 lí do nhà quản lý cần có thái độ tích cực
- 6 bí quyết thúc đẩy nhân viên làm việc sáng tạo
- Lí do nên để nhân viên tham gia vào việc ra quyết định
- 5 cách khiến nhân viên hướng nội của bạn “lên tiếng”
- 7 cách lắng nghe giúp bạn trở thành nhà quản lý hiệu quả
- 6 trở ngại người mới được thăng chức có thể đối mặt
- 6 cách suy nghĩ tích cực giúp tăng năng suất làm việc
- Dấu hiệu nhân viên mới của bạn sẽ sớm rời đi
- Bí quyết “lên dây cót” tinh thần cho nhân viên sau kỳ nghỉ
- 6 lí do trí tuệ cảm xúc quan trọng với nhà quản lý
- 7 cách hỗ trợ nhân viên bị “quá tải” và căng thẳng
- 7 cách khiến nhân viên mới cảm thấy được chào đón
- 7 bí quyết giúp nhân viên quản lý thời gian tốt hơn
- 5 sai lầm trong quản lý làm giảm hiệu suất của nhân viên
- 10 tiêu chí của nhân viên có nhiều tiềm năng
- 4 thách thức khi quản lý nhân viên từ xa và cách vượt qua
- 3 điều nhà quản lý nên nói thay cho câu “Tôi không biết”
- 7 điều nhà quản lý cần truyền đạt cho nhân viên mới
- Khám phá bí quyết “thổi lửa” cho nhân viên lâu năm
- 6 dấu hiệu công ty nên tuyển thêm nhân viên mới
- 5 lí do nhân viên không ra khỏi “vùng an toàn” khi làm việc
- 6 điều giúp nhà tuyển dụng “đẹp” hơn trong mắt ứng viên
- 5 thói quen của nhà quản lý có nhân viên trung thành
- Nhân viên hay đòi hỏi - nhà quản lý nên làm gì?
- 8 điều không nên làm nếu muốn được nhân viên nể trọng
- Mới ‘lên sếp’, làm sao để nhân viên tâm phục khẩu phục?
- 4 cách sự tử tế tạo nên nhà lãnh đạo tuyệt vời
- 6 lỗi phổ biến khi đánh giá hiệu suất nhân viên
- 4 biểu hiện bạn đang lãng phí thời gian của nhân viên
- 6 lí do khiến bạn không được nhân viên tôn trọng
- 5 đặc tính cần có của nhân viên làm việc từ xa
- 5 Bước giúp nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới
- 5 bài học quản trị nhân sự đắt giá cho startup tương lai (Kỳ cuối)
- 4 điều người mới được “thăng quan” nên làm
- Làm sao dung hòa nhân viên mới với đội ngũ startup nòng cốt? (Kỳ 2)
- 5 Điều Sếp Trẻ Nên Phát Huy Trong Việc Quản Lý
- Thu phục cấp dưới khó bảo, đâu là giải pháp thông minh?
- 6 “tuyệt chiêu” giao việc để cấp dưới làm việc hiệu quả mà không vượt quyền
- 5 “bí kíp” giúp kiềm chế cảm xúc khi nhân viên phạm sai lầm
- 5 bí quyết giữ chân nhân tài sau thời gian thử việc
- 8 điều “không nên” cần cân nhắc khi làm lãnh đạo
- Cách nghĩ đưa người lãnh đạo chạm mốc thành công
- Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo thật hiệu quả?
- Làm thế nào để đánh giá nhân viên từ xa
- 8 điều cần làm ngay để giữ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 2)
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 1)
- Những tố chất lãnh đạo mà người sếp nào cũng cần có
- Để trở thành một chuyên viên tư vấn tuyển dụng thành công
- 5 cách để giữ chân nhân viên mới
- Những thói quen tai hại ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà lãnh đạo