Với sự khẩn cấp để tìm ứng viên thay thế, hàng tấn hồ sơ để xem xét và hàng chục cuộc phỏng vấn phải sắp xếp, không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để tìm hiểu nền tảng của ứng viên một cách kỹ lưỡng như mong muốn. Thỉnh thoảng, bạn sẽ gặp gỡ một vài ứng viên “xấu” – thường phóng đại hoặc thậm chí nói dối về kinh nghiệm của họ để có được công việc mong đợi. Nếu được tuyển dụng, có thể họ sẽ mang đến hậu quả khôn lường.
Thay thế một nhân viên, ngay cả khi họ chỉ ở đó trong một thời gian ngắn sẽ gây tốn kém về công sức và tiền bạc. Vì vậy,hãy ưu tiên kiểm tra những dấu hiệu sau đây để xem liệu rằng họ có đang nói dối hay phóng đại về khả năng và kinh nghiệm của mình hay không nhé.
Câu trả lời của họ mơ hồ và không liên quan
Có thể bạn đã gặp tình huống này trước đây: Bạn hỏi ứng viên một câu hỏi rõ ràng, có nhiều khía cạnh và họ trả lời bằng những điều không liên quan hoặc không chính xác. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy ứng viên không chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn mà còn cho chứng tỏ rằng họ không nói toàn bộ sự thật.
Khi đối diện với tình huống này, nhà tuyển dụng nên thúc đẩy ứng viên đi sâu vào chi tiết bằng các câu hỏi thêm để xác định liệu họ có phóng đại thông tin hay đơn giản chỉ là đang lo lắng. Một cách khác là lặp lại câu hỏi ngay sau câu trả lời để thấy được rằng ứng viên có nhất quán và có trung thực với câu trả lời của họ không.
Ngôn ngữ cơ thể “tố cáo” họ
Bạn không cần phải được đào tạo bài bản để phát hiện ra các dấu hiệu mà một ứng viên đang nói dối. Thái độ bồn chồn, mắt không nhìn thẳng vào người đối diện khi trả lời các câu hỏi quan trọng… những yếu tố này có thể đang tố cáo sự không trung thực hay ứng viên đang nói dối.
Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng những điều này có thể đơn giản là dấu hiệu cho thấy họ đang lo lắng, vì vậy bối cảnh cũng rất quan trọng. Luôn có sự khác biệt lớn giữa một ứng viên điều chỉnh lại tư thế ngồi của họ trong những khoảng lặng của cuộc trò chuyện với một người nói không ngừng về thành tựu tuyệt vời của họ nhưng lại từ chối nhìn thẳng vào mắt bạn. Do đó, hãy sử dụng trí thông minh cảm xúc của bạn để đánh giá đúng tình hình nhé!
Họ tập trung quá nhiều vào các thành tựu nhóm
Mặc dù hợp tác là điều cần thiết trong môi trường làm việc hiện tại nhưng hãy cẩn thận nếu ứng viên chỉ nói về các thành tích của họ với tư cách là một phần của đội nhóm. Điều này có thể gợi ý rằng họ không phải là người chuyên nghiệp như bạn mong muốn.
Đừng để những thành tựu của đội nhóm gây ấn tượng làm ảnh hưởng đến quyết định của bạn mà bỏ qua việc đào sâu hơn. Nếu ứng viên đề cập đến một dự án nhóm, hãy hỏi họ về vai trò vụ thể của họ là gì và yêu cầu họ nói cho bạn biết những công việc họ đã thực hiện một mình.
Họ có xu hướng phòng thủ
Thỉnh thoảng, một ứng viên sẽ gây “khó dễ” cho bạn nếu bạn đặt câu hỏi vào kiến thức và kinh nghiệm của họ. Nếu một ứng viên bạn đang phỏng vấn có vẻ làm chệch hướng câu hỏi hoặc cố tình “lướt” qua những điều bạn quan tâm, bạn có thể đang gặp một người giỏi bịa chuyện.
Kỹ năng của họ không vượt qua bài kiểm tra
Một trong những dấu hiệu phổ biến khác cho thấy ứng viên đang nói dối hoặc phóng đại là dựa vào các trải nghiệm của họ với một vài kỹ năng. Ví dụ, với một ứng viên cho rằng họ thành thạo Excel trong CV, bạn có thế tìm ra người nói dối bằng cách hỏi “Cho tôi biết điều phức tạp nhất mà bạn từng làm với Excel?” hoặc có thể đánh giá trình độ của ứng viên thông qua các bài kiểm tra. Bạn có thể thấy các chi tiết rực rỡ trong CV nhưng khi đánh giá các kỹ năng qua bảng câu hỏi hoặc bài kiểm tra, bạn có thể thấy tất cả đều là sự thổi phồng.
Hoàng Oanh
Author Profile
Latest entries
- Bí quyết tuyển dụng2024.10.073 kỹ năng giao tiếp giúp phỏng vấn ứng viên hiệu quả hơn
- Nghệ thuật quản lý2024.09.30Làm gì khi nhân viên phản đối sự đổi mới?
- Bí quyết tuyển dụng2024.09.234 câu hỏi giúp đánh giá tinh thần trách nhiệm của ứng viên
- Nghệ thuật quản lý2024.09.16Để các cuộc họp doanh nghiệp diễn ra đúng tiến độ và đúng hướng