Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nhận ra lợi ích của việc có một lực lượng lao động lành nghề, có kỹ năng nhưng nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc đào tạo nhân sự. Đặc biệt là khi nguồn tài chính eo hẹp thì các chương trình đào tạo kỹ năng là một trong những hoạt động đầu tiên bị cắt bỏ. Tuy nhiên, đào tạo nhân viên là đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp và việc bỏ qua đồng nghĩa rằng bạn đã đánh mất rất nhiều lợi ích.
Dưới đây là một số lý do tại sao đào tạo nhân viên rất quan trọng đối với bất kỳ công ty nào - cho dù đó là một công ty lớn, vừa hoặc khởi nghiệp.
Hiệu suất công việc được cải thiện
Học hỏi và phát triển là điều quan trọng để đảm bảo rằng mỗi nhân viên đều có các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện công việc của họ. Một nhân viên nhận được chương trình đào tạo thích hợp thường cho thấy năng suất cao hơn và chất lượng công việc cao hơn so với một nhân viên chưa được đào tạo. Đào tạo giúp phát triển các kỹ năng của nhân viên trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cả số lượng và chất lượng đầu ra.
Phát triển kỹ năng quản lý
Với vai trò là một nhà tuyển dụng, bạn có trách nhiệm chuẩn bị cho tương lai của doanh nghiệp bằng cách phát triển các nhà quản lý và giám đốc điều hành tiềm năng. Và việc giúp nhân viên phát triển các kỹ năng thông qua đào tạo là sự khởi đầu của quá trình này.
Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Đào tạo có thể mang lại lợi ích trong việc trang bị cho nhân viên các kỹ năng cần thiết để nắm bắt các kỹ thuật và quy trình mới. Đây là yếu tố giúp đảm bảo tổ chức của bạn theo kịp với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành nghề. Hoặc nếu bạn là người đầu tiên thực hiện các quy trình mới đó, thì việc đào tạo sẽ mang lại lợi thế không nhỏ cho công ty bạn.
Cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên
Bất cứ nhân viên nào cũng muốn sự nghiệp của mình ngày càng phát triển và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc đưa họ đến với sự thành công mà họ khao khát.
Việc đào tạo hiệu quả có thể giúp nâng cao các kỹ năng vốn có của nhân viên và tăng sự hiểu biết về các kỹ năng họ còn thiếu. Nhân viên “đa kỹ năng” có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và dễ dàng chuyển đổi hơn sang các vai trò khác nhau trong tổ chức. Và đó là lý do khiến nhân viên của bạn tự tin hơn và có tinh thần làm việc tốt hơn.
Tăng sự gắn bó của nhân viên
Đầu tư vào sự phát triển kỹ năng chuyên môn cho nhân viên của bạn có thể làm giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc. Nếu bạn bỏ bê việc đào tạo, nhân viên có thể nghĩ rằng ở tổ chức này họ sẽ không có tương lai. Đào tạo được lên kế hoạch tốt có thể cung cấp lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên tài năng, giúp giữ chân họ trong tổ chức thay vì để họ rời bỏ công ty và tìm kiếm cơ hội phát triển ở một nơi khác. Việc này cũng giúp doanh nghiệp của bạn giảm bớt chi phí tuyển dụng nhân viên mới.
Nâng cao tính ổn định cho tổ chức
Tình trạng nhân viên nhảy việc ngày càng phổ biến nên doanh nghiệp cũng cần có phương án dự phòng. Tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên là một cách hiệu quả để giúp doanh nghiệp của bạn không bị “rối loạn” khi có những thay đổi về nhân sự hoặc thay đổi môi trường sản xuất kinh doanh. Bởi vì với hoạt động đào tạo, doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực có tay nghề sẵn sàng thay thế người cũ cũng như đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới.
Tóm lại, việc đào tạo nguồn nhân lực sẽ giúp nhân viên của bạn rèn luyện được các kỹ năng tốt hơn và gắn bó với công việc, đồng thời “biến” tổ chức của bạn thành một lựa chọn việc làm hấp dẫn hơn. Tất nhiên, để tận dụng tối đa những lợi ích này, điều quan trọng cần nhớ là đào tạo không bao giờ là việc chỉ làm thỉnh thoảng mà cần đảm bảo về tính liên tục, sự tập trung và tâm huyết của người quản lý mới có thể mang lại kết quả tốt nhất.
Huỳnh Trâm
Nghệ thuật quản lý - Cẩm nang khác
- Nhân viên liên tục trễ hẹn, nên ứng xử thế nào?
- Khiêm tốn là gì? Vì sao nhà quản lý hiệu quả cần khiêm tốn?
- Làm gì để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên?
- Vì sao cần nói lời cảm ơn nhân viên và nên thể hiện như thế nào?
- Nghệ thuật lãnh đạo: 8 bài học không thể bỏ qua
- 11 dấu hiệu cho thấy bạn đang quản lý nhân sự hiệu quả
- Thư chào mừng nhân viên mới đúng chuẩn – cách viết đúng chuẩn
- 12 cách quản lý thời gian của người thành công
- 7 lí do nhân viên không tin tưởng nhà quản lý
- Bí quyết để xây dựng bản mô tả công việc cho vị trí nhân viên kinh doanh
- 7 điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý
- Cách quản lý nhân viên cấp dưới khi làm việc tại nhà mùa dịch
- 8 kỹ năng quản trị con người nhà quản lý hiệu quả đều thành thạo
- Đưa ra quyết định nghỉ việc cho nhân viên và những điều cần lưu ý
- Bí quyết sử dụng thời gian hiệu quả dành cho quản lý mới
- Sau Tết, làm gì để nhân viên tăng năng suất làm việc?
- 7 mục tiêu năm mới để trở thành nhà quản lý giỏi hơn
- Tổ chức tiệc tất niên công ty, doanh nghiệp được lợi gì?
- 7 ý tưởng giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc cuối năm
- Những điều cần biết để tuyển dụng nhân viên thời vụ hiệu quả
- Làm gì để nhân viên tập trung làm việc vào những ngày cuối năm?
- 6 điều nên tránh để quản lý nhân viên từ xa hiệu quả
- Muốn nhân viên nể phục, nhà quản lý cần có phẩm chất nào?
- 5 lí do nhà quản lý cần có thái độ tích cực
- 6 bí quyết thúc đẩy nhân viên làm việc sáng tạo
- Lí do nên để nhân viên tham gia vào việc ra quyết định
- 5 cách khiến nhân viên hướng nội của bạn “lên tiếng”
- 7 cách lắng nghe giúp bạn trở thành nhà quản lý hiệu quả
- 6 trở ngại người mới được thăng chức có thể đối mặt
- 6 cách suy nghĩ tích cực giúp tăng năng suất làm việc
- Dấu hiệu nhân viên mới của bạn sẽ sớm rời đi
- Bí quyết “lên dây cót” tinh thần cho nhân viên sau kỳ nghỉ
- 6 lí do trí tuệ cảm xúc quan trọng với nhà quản lý
- 7 cách hỗ trợ nhân viên bị “quá tải” và căng thẳng
- 7 cách khiến nhân viên mới cảm thấy được chào đón
- 7 bí quyết giúp nhân viên quản lý thời gian tốt hơn
- 5 sai lầm trong quản lý làm giảm hiệu suất của nhân viên
- 10 tiêu chí của nhân viên có nhiều tiềm năng
- 4 thách thức khi quản lý nhân viên từ xa và cách vượt qua
- 3 điều nhà quản lý nên nói thay cho câu “Tôi không biết”
- 7 điều nhà quản lý cần truyền đạt cho nhân viên mới
- Khám phá bí quyết “thổi lửa” cho nhân viên lâu năm
- 6 dấu hiệu công ty nên tuyển thêm nhân viên mới
- 5 lí do nhân viên không ra khỏi “vùng an toàn” khi làm việc
- 5 biểu hiện khi nhân viên giảm động lực làm việc
- 6 điều giúp nhà tuyển dụng “đẹp” hơn trong mắt ứng viên
- 5 thói quen của nhà quản lý có nhân viên trung thành
- Nhân viên giỏi nghỉ việc, sếp đang phạm sai lầm nào?
- 8 điều không nên làm nếu muốn được nhân viên nể trọng
- Mới ‘lên sếp’, làm sao để nhân viên tâm phục khẩu phục?
- 5 cách tránh lãng phí ngân sách trong tuyển dụng
- Nói lời từ chối thế nào khi nhân viên muốn thăng chức?
- CQ: chỉ số không thể thiếu với nhà quản lý hiện đại
- Mâu thuẫn giữa nhân viên và trách nhiệm của nhà quản lý
- Truyền thông điệp hiệu quả bằng cách kể chuyện
- 5 Bước giúp nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới
- 5 bài học quản trị nhân sự đắt giá cho startup tương lai (Kỳ cuối)
- Làm gì khi nhân viên giỏi xin thôi việc?
- Làm sao dung hòa nhân viên mới với đội ngũ startup nòng cốt? (Kỳ 2)
- 4 Điều cần có ở một nhà lãnh đạo sáng tạo
- 4 nguyên tắc ứng xử khôn ngoan “dẹp” lời bàn tán của cấp dưới
- 6 “tuyệt chiêu” giao việc để cấp dưới làm việc hiệu quả mà không vượt quyền
- 5 “bí kíp” giúp kiềm chế cảm xúc khi nhân viên phạm sai lầm
- Bật mí 6 cách thúc đẩy tính sáng tạo của nhân viên
- 8 điều “không nên” cần cân nhắc khi làm lãnh đạo
- 7 điều cần thiết để phát triển kỹ năng ra quyết định
- Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo thật hiệu quả?
- Bí quyết tạo nên uy tín của người lãnh đạo
- 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên sa thải nhân viên của mình
- Các tiêu chí cần lưu ý khi đánh giá nhân viên
- 8 điều cần làm ngay để giữ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp
- 6 cách giúp bạn hướng dẫn nhân viên mới tốt hơn
- Làm việc hiệu quả hơn với những cấp dưới khó bảo
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 2)
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 1)
- Quản lý những cấp dưới tiêu cực – dễ hay khó?