Mục Lục
- Các sáo ngữ cần tránh khi viết tin tuyển dụng
- “Làm hết sức, chơi hết mình”
- “Môi trường làm việc linh hoạt và có nhịp độ nhanh”
- “Có khả năng làm việc nhóm”
- “Giống như một gia đình”
- “Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời”
- Các sáo ngữ cần tránh khi viết tin tuyển dụng
- “Làm hết sức, chơi hết mình”
- “Môi trường làm việc linh hoạt và có nhịp độ nhanh”
- “Có khả năng làm việc nhóm”
- “Giống như một gia đình”
- “Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời”
Trong bối cảnh cạnh tranh nhân tài, việc viết tin tuyển dụng hiệu quả là tối quan trọng để thu hút các ứng viên hàng đầu. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ các từ ngữ sáo rỗng. Việc sử dụng những từ như “năng động”, “nhiệt tình”, “linh hoạt” và “sáng tạo” có vẻ hấp dẫn nhưng chúng có thể khiến tin đăng tuyển của bạn trở nên lẫn lộn giữa vô số tin tuyển dụng khác thay vì trở thành một cơ hội đáng theo đuổi.
Tin tuyển dụng của bạn cần có điểm độc đáo vì khi bạn đang cố gắng tuyển dụng những tài năng hàng đầu, bạn cần phải giới thiệu công ty của mình theo cách nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh như lời khuyên của chị Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trưởng phòng tuyển dụng “Đừng để mất ứng viên tiềm năng vào tay đối thủ bởi sự nhàm chán ngay từ khi bắt đầu quá trình tuyển dụng”. Sau đây, chúng ta sẽ cùng chị điểm qua một số sáo ngữ thường thấy và cách thay thế để giúp tin tuyển dụng của bạn trở nên nổi bật hơn.
“Ngôn ngữ bạn chọn để viết tin tuyển dụng rất quan trọng và nó sẽ luôn có tác động lớn đến cách mọi người nhìn nhận về công ty bạn.”
Các sáo ngữ cần tránh khi viết tin tuyển dụng
“Làm hết sức, chơi hết mình”
Bạn vẫn đang sử dụng “Làm hết sức, chơi hết mình” để định nghĩa văn hóa công ty của mình chứ? Có thể bạn có ý định này theo hướng tích cực nhưng ứng viên sẽ hiểu theo hướng ngược lại. Họ cho rằng “làm hết sức” có nghĩa là nhân viên được kỳ vọng sẽ làm việc nhiều giờ hơn mà không được trả thêm lương. Và với “chơi hết mình”, họ nghĩ rằng họ sẽ phải ở lại muộn hơn vào tối thứ Sáu để ăn uống, giao lưu cùng đồng nghiệp trong khi nhiều người muốn dành thời gian cho gia đình và bè bạn.
Để truyền đạt văn hóa giao lưu, chị Ngọc Quỳnh khuyên bạn nên nêu bật các cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau một cách cụ thể trong tin đăng tuyển. Chẳng hạn, bạn có thể nói rằng công ty có một câu lạc bộ giao lưu. Điều này cho các ứng viên biết rằng họ được lựa chọn và tự quyết định về các khía cạnh cần giao lưu trong công việc.
“Môi trường làm việc linh hoạt và có nhịp độ nhanh”
“Linh hoạt và nhịp độ nhanh” cũng là hai tính từ nghe có vẻ hay ho nhưng nên cân nhắc khi viết tin tuyển dụng. Lí do là vì “linh hoạt” có nghĩa khác nhau đối với nhiều người. Trong khi nhà tuyển dụng cho rằng “linh hoạt” là khi nhân viên có thể bắt đầu công việc trong khoảng từ 8 giờ đến 8 giờ 30, thì người tìm việc có thể hiểu đó là khả năng làm việc ở bất kỳ đâu theo lịch trình của riêng họ. Tương tự như vậy, “Bạn có thể nghĩ “nhịp độ nhanh” cho thấy một nơi làm việc thú vị, mọi thứ thay đổi rất nhiều và có những vấn đề khơi gợi trí tò mò muốn giải quyết. Tuy nhiên, đối với ứng viên, nó là dấu hiệu của một môi trường căng thẳng, nơi công ty kỳ vọng quá nhiều vào nhân viên trong khi thời gian lại quá ít. Điều này cũng có nghĩa là họ không có thời gian hoặc động lực để đầu tư vào việc đào tạo nhân viên mới”, chị Ngọc Quỳnh phân tích.
Trong trường hợp này, chị đưa ra gợi ý: “Nếu bạn cần tuyển một người có thể bắt kịp tốc độ nhanh chóng, hãy nêu rõ những gì ứng viên được kỳ vọng sẽ học được và hoàn thành trong vài tuần đầu tiên đảm nhiệm vai trò. Hoặc để nhấn mạnh tính năng động của môi trường làm việc bạn có thể sử dụng các từ như sôi nổi, truyền cảm hứng. Thay vì nhấn mạnh sự vội vã và thay đổi, hãy tập trung vào việc khuyến khích sự phát triển liên tục”. Với tính linh hoạt, bạn cần nói chi tiết những gì làm cho nơi làm việc trở nên linh hoạt, ví dụ giờ làm việc linh hoạt hay có thể làm việc từ xa vào những ngày nhất định. Ngoài ra, bạn có thể nhấn mạnh rằng bạn luôn lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu cũng như mong muốn của nhân viên – yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là với các bạn sinh viên vừa học vừa làm.
“Có khả năng làm việc nhóm”
“Bạn đã sẵn sàng dồn sức vào công việc và hy sinh thời gian rảnh để đạt được mục tiêu chưa? Đó là điều mà ứng viên nghĩ về sáo ngữ này”, chị Ngọc Quỳnh tiết lộ.
Mọi công ty đều muốn những thành viên làm việc hiệu quả nhưng cụm từ “làm việc nhóm” đã trở nên quá phổ biến trong các tin đăng tuyển dụng đến nỗi nó gần như mất đi toàn bộ ý nghĩa ban đầu.
Hầu như mọi công việc đều đòi hỏi một mức độ hợp tác và làm việc nhóm nhất định, vì vậy việc sử dụng từ ngữ sáo rỗng này sẽ không mang lại nhiều giá trị cho tin tuyển dụng. Các ứng viên biết rằng họ có thể sẽ làm việc với những người khác nên không cần phải nói với họ điều đó. Thay vào đó, bạn hãy thử các cụm từ như:
- Hợp tác tốt với người khác trong công việc, đưa ra và nhận phản hồi mang tính xây dựng, cảm thấy thoải mái khi làm việc với nhiều tính cách khác nhau.
- Dẫn dắt cuộc họp hiệu quả bằng cách giúp người nghe tập trung đồng thời tạo cơ hội cho mọi người đóng góp ý kiến.
- Sẵn sàng và có khả năng hỗ trợ đồng nghiệp khi cần thiết.
“Giống như một gia đình”
Có lẽ đây là một trong những câu nói phổ biến được nhà tuyển dụng sử dụng nhiều nhất để thu hút những tài năng tiềm năng tham gia vào doanh nghiệp của họ. Ai lại không muốn cảm thấy được chào đón và biết rằng mình là một phần của một công ty đối xử với chúng ta như gia đình?
Tuy nhiên, ở góc độ khác “Giống như một gia đình” có thể ám chỉ một nơi làm việc không có ranh giới và nhân viên sẽ được mong đợi ưu tiên công việc hơn cuộc sống cá nhân. Đây là một dấu hiệu cảnh báo lớn đối với nhiều người. Mặt khác, nhiều người cho rằng không phải gia đình nào cũng hạnh phúc và ứng viên không muốn làm việc trong môi trường không lành mạnh như vậy.
“Thay vì gọi nhân viên của bạn là gia đình, hãy sử dụng “nhóm” để thay thế. Hãy cho ứng viên biết rằng nhóm của bạn dành thời gian để tìm hiểu nhau. Nếu ai đó cần giúp đỡ, một trong các thành viên sẽ có mặt để giúp họ vượt qua trở ngại hoặc hoàn thành công việc”, chị Ngọc Quỳnh đề xuất.
“Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời”
Giao tiếp hiệu quả là điều cần thiết trong hầu hết mọi công việc, do đó, việc nêu rằng ứng viên phải có “Kỹ năng giao tiếp tốt” sẽ không mang lại nhiều giá trị. Sẽ hợp lý hơn nếu bạn nêu rõ loại kỹ năng giao tiếp có liên quan nhất đến vị trí mà bạn đang tuyển dụng. Bằng cách trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ tìm ra tiêu chí đó:
- Bản chất công việc hiện tại của bạn là gì và cần có những kỹ năng giao tiếp nào cho công việc đó?
- Bạn đang tìm kiếm một người có thể thoải mái thuyết trình và nói trước đám đông?
- Bạn đang tìm kiếm người có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản?
- Hay bạn đang tìm kiếm một người giỏi lắng nghe và nói chuyện với khách hàng?
- Hoặc bạn đang cần một người có kỹ năng giao tiếp trên các mạng xã hội?
“Giao tiếp có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Hãy giúp ứng viên biết chính xác những gì bạn đang tìm kiếm. Đây sẽ là lợi thế dành cho bạn vì tin tuyển dụng của bạn có nhiều khả năng thu hút ứng viên có kỹ năng phù hợp”, chị Ngọc Quỳnh khẳng định.
Bằng cách tránh những sáo ngữ này và tập trung vào những phẩm chất, kinh nghiệm và cơ hội cụ thể khiến vai trò của bạn trở nên độc đáo, bạn sẽ viết tin tuyển dụng thu hút được ứng viên và truyền cảm hứng cho họ ứng tuyển. Vì vậy, lần tới khi soạn thảo tin đăng tuyển, hãy thử thách bản thân suy nghĩ về ứng viên bạn đang tìm kiếm và nêu bật điều thực sự khiến cơ hội của bạn trở nên khác biệt nhé.
Ngọc Quyên
Trong bối cảnh cạnh tranh nhân tài, việc viết tin tuyển dụng hiệu quả là tối quan trọng để thu hút các ứng viên hàng đầu. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ các từ ngữ sáo rỗng. Việc sử dụng những từ như “năng động”, “nhiệt tình”, “linh hoạt” và “sáng tạo” có vẻ hấp dẫn nhưng chúng có thể khiến tin đăng tuyển của bạn trở nên lẫn lộn giữa vô số tin tuyển dụng khác thay vì trở thành một cơ hội đáng theo đuổi.
Tin tuyển dụng của bạn cần có điểm độc đáo vì khi bạn đang cố gắng tuyển dụng những tài năng hàng đầu, bạn cần phải giới thiệu công ty của mình theo cách nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh như lời khuyên của chị Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trưởng phòng tuyển dụng “Đừng để mất ứng viên tiềm năng vào tay đối thủ bởi sự nhàm chán ngay từ khi bắt đầu quá trình tuyển dụng”. Sau đây, chúng ta sẽ cùng chị điểm qua một số sáo ngữ thường thấy và cách thay thế để giúp tin tuyển dụng của bạn trở nên nổi bật hơn.
“Ngôn ngữ bạn chọn để viết tin tuyển dụng rất quan trọng và nó sẽ luôn có tác động lớn đến cách mọi người nhìn nhận về công ty bạn.”
Các sáo ngữ cần tránh khi viết tin tuyển dụng
“Làm hết sức, chơi hết mình”
Bạn vẫn đang sử dụng “Làm hết sức, chơi hết mình” để định nghĩa văn hóa công ty của mình chứ? Có thể bạn có ý định này theo hướng tích cực nhưng ứng viên sẽ hiểu theo hướng ngược lại. Họ cho rằng “làm hết sức” có nghĩa là nhân viên được kỳ vọng sẽ làm việc nhiều giờ hơn mà không được trả thêm lương. Và với “chơi hết mình”, họ nghĩ rằng họ sẽ phải ở lại muộn hơn vào tối thứ Sáu để ăn uống, giao lưu cùng đồng nghiệp trong khi nhiều người muốn dành thời gian cho gia đình và bè bạn.
Để truyền đạt văn hóa giao lưu, chị Ngọc Quỳnh khuyên bạn nên nêu bật các cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau một cách cụ thể trong tin đăng tuyển. Chẳng hạn, bạn có thể nói rằng công ty có một câu lạc bộ giao lưu. Điều này cho các ứng viên biết rằng họ được lựa chọn và tự quyết định về các khía cạnh cần giao lưu trong công việc.
“Môi trường làm việc linh hoạt và có nhịp độ nhanh”
“Linh hoạt và nhịp độ nhanh” cũng là hai tính từ nghe có vẻ hay ho nhưng nên cân nhắc khi viết tin tuyển dụng. Lí do là vì “linh hoạt” có nghĩa khác nhau đối với nhiều người. Trong khi nhà tuyển dụng cho rằng “linh hoạt” là khi nhân viên có thể bắt đầu công việc trong khoảng từ 8 giờ đến 8 giờ 30, thì người tìm việc có thể hiểu đó là khả năng làm việc ở bất kỳ đâu theo lịch trình của riêng họ. Tương tự như vậy, “Bạn có thể nghĩ “nhịp độ nhanh” cho thấy một nơi làm việc thú vị, mọi thứ thay đổi rất nhiều và có những vấn đề khơi gợi trí tò mò muốn giải quyết. Tuy nhiên, đối với ứng viên, nó là dấu hiệu của một môi trường căng thẳng, nơi công ty kỳ vọng quá nhiều vào nhân viên trong khi thời gian lại quá ít. Điều này cũng có nghĩa là họ không có thời gian hoặc động lực để đầu tư vào việc đào tạo nhân viên mới”, chị Ngọc Quỳnh phân tích.
Trong trường hợp này, chị đưa ra gợi ý: “Nếu bạn cần tuyển một người có thể bắt kịp tốc độ nhanh chóng, hãy nêu rõ những gì ứng viên được kỳ vọng sẽ học được và hoàn thành trong vài tuần đầu tiên đảm nhiệm vai trò. Hoặc để nhấn mạnh tính năng động của môi trường làm việc bạn có thể sử dụng các từ như sôi nổi, truyền cảm hứng. Thay vì nhấn mạnh sự vội vã và thay đổi, hãy tập trung vào việc khuyến khích sự phát triển liên tục”. Với tính linh hoạt, bạn cần nói chi tiết những gì làm cho nơi làm việc trở nên linh hoạt, ví dụ giờ làm việc linh hoạt hay có thể làm việc từ xa vào những ngày nhất định. Ngoài ra, bạn có thể nhấn mạnh rằng bạn luôn lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu cũng như mong muốn của nhân viên – yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là với các bạn sinh viên vừa học vừa làm.
“Có khả năng làm việc nhóm”
“Bạn đã sẵn sàng dồn sức vào công việc và hy sinh thời gian rảnh để đạt được mục tiêu chưa? Đó là điều mà ứng viên nghĩ về sáo ngữ này”, chị Ngọc Quỳnh tiết lộ.
Mọi công ty đều muốn những thành viên làm việc hiệu quả nhưng cụm từ “làm việc nhóm” đã trở nên quá phổ biến trong các tin đăng tuyển dụng đến nỗi nó gần như mất đi toàn bộ ý nghĩa ban đầu.
Hầu như mọi công việc đều đòi hỏi một mức độ hợp tác và làm việc nhóm nhất định, vì vậy việc sử dụng từ ngữ sáo rỗng này sẽ không mang lại nhiều giá trị cho tin tuyển dụng. Các ứng viên biết rằng họ có thể sẽ làm việc với những người khác nên không cần phải nói với họ điều đó. Thay vào đó, bạn hãy thử các cụm từ như:
- Hợp tác tốt với người khác trong công việc, đưa ra và nhận phản hồi mang tính xây dựng, cảm thấy thoải mái khi làm việc với nhiều tính cách khác nhau.
- Dẫn dắt cuộc họp hiệu quả bằng cách giúp người nghe tập trung đồng thời tạo cơ hội cho mọi người đóng góp ý kiến.
- Sẵn sàng và có khả năng hỗ trợ đồng nghiệp khi cần thiết.
“Giống như một gia đình”
Có lẽ đây là một trong những câu nói phổ biến được nhà tuyển dụng sử dụng nhiều nhất để thu hút những tài năng tiềm năng tham gia vào doanh nghiệp của họ. Ai lại không muốn cảm thấy được chào đón và biết rằng mình là một phần của một công ty đối xử với chúng ta như gia đình?
Tuy nhiên, ở góc độ khác “Giống như một gia đình” có thể ám chỉ một nơi làm việc không có ranh giới và nhân viên sẽ được mong đợi ưu tiên công việc hơn cuộc sống cá nhân. Đây là một dấu hiệu cảnh báo lớn đối với nhiều người. Mặt khác, nhiều người cho rằng không phải gia đình nào cũng hạnh phúc và ứng viên không muốn làm việc trong môi trường không lành mạnh như vậy.
“Thay vì gọi nhân viên của bạn là gia đình, hãy sử dụng “nhóm” để thay thế. Hãy cho ứng viên biết rằng nhóm của bạn dành thời gian để tìm hiểu nhau. Nếu ai đó cần giúp đỡ, một trong các thành viên sẽ có mặt để giúp họ vượt qua trở ngại hoặc hoàn thành công việc”, chị Ngọc Quỳnh đề xuất.
“Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời”
Giao tiếp hiệu quả là điều cần thiết trong hầu hết mọi công việc, do đó, việc nêu rằng ứng viên phải có “Kỹ năng giao tiếp tốt” sẽ không mang lại nhiều giá trị. Sẽ hợp lý hơn nếu bạn nêu rõ loại kỹ năng giao tiếp có liên quan nhất đến vị trí mà bạn đang tuyển dụng. Bằng cách trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ tìm ra tiêu chí đó:
- Bản chất công việc hiện tại của bạn là gì và cần có những kỹ năng giao tiếp nào cho công việc đó?
- Bạn đang tìm kiếm một người có thể thoải mái thuyết trình và nói trước đám đông?
- Bạn đang tìm kiếm người có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản?
- Hay bạn đang tìm kiếm một người giỏi lắng nghe và nói chuyện với khách hàng?
- Hoặc bạn đang cần một người có kỹ năng giao tiếp trên các mạng xã hội?
“Giao tiếp có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Hãy giúp ứng viên biết chính xác những gì bạn đang tìm kiếm. Đây sẽ là lợi thế dành cho bạn vì tin tuyển dụng của bạn có nhiều khả năng thu hút ứng viên có kỹ năng phù hợp”, chị Ngọc Quỳnh khẳng định.
Bằng cách tránh những sáo ngữ này và tập trung vào những phẩm chất, kinh nghiệm và cơ hội cụ thể khiến vai trò của bạn trở nên độc đáo, bạn sẽ viết tin tuyển dụng thu hút được ứng viên và truyền cảm hứng cho họ ứng tuyển. Vì vậy, lần tới khi soạn thảo tin đăng tuyển, hãy thử thách bản thân suy nghĩ về ứng viên bạn đang tìm kiếm và nêu bật điều thực sự khiến cơ hội của bạn trở nên khác biệt nhé.
Ngọc Quyên
Author Profile
Latest entries
- Bí quyết tuyển dụng2025.01.13Offer letter nên tránh lỗi nào để tăng cơ hội ứng viên đồng ý?
- Nghệ thuật quản lý2025.01.066 dấu hiệu bạn đang lãnh đạo nhóm hiệu quả
- Bí quyết tuyển dụng2024.12.305 câu hỏi giúp đánh giá khả năng ứng viên qua CV
- Nghệ thuật quản lý2024.12.23Vượt qua thành kiến khi đánh giá hiệu suất làm việc cuối năm