Là nhà tuyển dụng và đưa ra các câu hỏi cho ứng viên, hiển nhiên bạn có tất cả “quyền lực” và theo lý thuyết, bạn sẽ không có sự lo lắng nào trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Thế nhưng đối với người quản lý mới chưa có nhiều kinh nghiệm, phỏng vấn ứng viên có thể là điều khá căng thẳng bởi nếu không biết cách để đưa ra câu hỏi đúng, cách để xác định các ứng viên tốt nhất và “quảng cáo” hình ảnh công ty hiệu quả trong quá trình này sẽ khiến bạn dễ dàng mất đi một ứng viên tuyệt vời. Vậy làm thế nào để thoát khỏi sự lo âu, căng thẳng đó? Dưới đây là 4 điều bạn cần biết để quá trình phỏng vấn diễn ra suôn sẻ hơn.
Biết cách giữ cuộc nói chuyện đi đúng hướng
Để đảm bảo cuộc phỏng vấn của bạn không bị “trật đường ray”, hãy lên kế hoạch thật chu đáo về cách bạn muốn cuộc trò chuyện diễn ra. Nếu bạn muốn nói về công ty và vị trí tuyển dụng, điều đó rất tốt - chỉ cần bạn biết mình muốn nói điều gì và cách giữ nó đủ ngắn gọn, rõ ràng và đúng vào trọng tâm.
Ngoài ra, các ứng viên sẽ thường đưa ra các câu hỏi khi bạn đang trình bày và lúc đó thật dễ dàng để đi lạc hướng. Vì vậy, khi điều đó xảy ra bạn cần biết cách trả lời câu hỏi đầy đủ và chính xác, sau đó quay lại những gì đang nói. Bằng việc chuẩn bị trước các chiến lược này, bạn sẽ cảm thấy kiểm soát được cuộc trò chuyện - điều này sẽ làm tăng thêm sự tự tin của bạn.
Biết người bạn sẽ phỏng vấn là ai
Một nguyên nhân khác dẫn đến sự lo lắng khi phỏng vấn là bạn hoàn toàn không biết gì về ứng viên bởi điều này sẽ khiến bạn khó khăn để đưa ra các câu hỏi liên quan để tìm hiểu kỹ hơn. Trái lại, khi đã biết nền tảng của ứng viên sẽ tăng cảm giác tự tin, có ý tưởng tốt hơn về những điều bạn cần hỏi và đưa ra cách hỏi khiến bạn trông chuyên nghiệp hơn, chẳng hạn: “Hãy cho tôi biết về những phần bạn đã viết khi phụ trách vị trí nhân viên nội dung” thay vì “Kinh nghiệm của bạn là gì?”
Do đó, trước khi phỏng vấn hãy dành một chút thời gian để xem xét CV, thư xin việc và bất kỳ tài liệu nào khác bao gồm cả các mẫu vật hay trang web/ thông tin cá nhân của ứng viên.
Biết những gì bạn đang tìm kiếm (và cách để tìm thấy)
Cảm giác căng thẳng của bạn là điều rất hợp lý bởi bạn cần xác định các ứng viên phù hợp, có khả năng chấp nhận việc làm và làm tốt công việc. Nếu bạn thất bại trong việc tuyển dụng (tuyển sai người) thì bộ phận liên quan cũng như toàn bộ công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn phải biết chính xác các tiêu chí đang tìm kiếm và đưa ra các câu hỏi cần có nhằm giúp bạn xác định những điều đó.
Trước buổi phỏng vấn, hãy xác định rõ những gì bạn thực sự cần ở người đảm nhận vị trí tuyển dụng lần này. Bạn cần người có kỹ năng chuyên môn đặc biệt, có khả năng quản lý hay rất giỏi làm việc theo nhóm? Khi đã xác định cụ thể, hãy phát triển thành các câu hỏi giúp đo lường những phẩm chất đó ở ứng viên của bạn. Nếu biết được chính xác những gì cần hỏi và loại câu hỏi nào sẽ tiết lộ ứng viên phù hợp, bạn sẽ có khoảng thời gian dễ chịu hơn, thoải mái và tự tin hơn trong cuộc phỏng vấn.
Biết rằng quá trình này sẽ dễ dàng hơn
Làm một người quản lý, phỏng vấn sẽ là một phần không thể thiếu trong công việc của bạn – và điều đó có nghĩa là bạn sẽ thực hiện điều này rất nhiều lần. Giống như bất kỳ điều gì khác, càng lặp lại thì bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn.
Cho đến lúc đó, bạn cần nhớ rằng mình luôn có một lợi thế: ứng viên muốn gây ấn tượng với bạn. Trách nhiệm của bạn là chuẩn bị thật tốt và có một bức tranh chính xác về ứng viên. Hãy dành thời gian để lên kế hoạch, bạn sẽ có một tinh thần mạnh mẻ và nếu đi đúng “nước cờ” bạn sẽ tìm được nhân sự phù hợp cho đội nhóm của mình.
Hoàng Oanh
Bí quyết tuyển dụng - Cẩm nang khác
- 5 lỗi giao tiếp kém khiến bạn dễ đánh mất ứng viên
- Nâng cao kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng: 9 sai lầm nên tránh
- Cách ứng xử thông minh đối với ứng viên thiếu chuyên nghiệp
- 4 câu hỏi tình huống hay giúp xác định ứng viên tiềm năng nhất
- JD là gì? Cách viết JD hiệu quả và chất lượng
- Đánh giá trí thông minh cảm xúc của ứng viên như thế nào?
- Phỏng vấn nhân viên kinh doanh, nên chú ý điều gì?
- Kinh nghiệm tuyển dụng: 10 điều bạn cần tự hỏi trước khi quyết định
- Cách viết thư mời phỏng vấn chuẩn nhất, bạn đã biết chưa?
- Cách viết thư từ chối ứng viên chuyên nghiệp và tinh tế
- 8 câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng hiệu quả
- 8 điều nên trả lời trước khi quyết định tuyển dụng nhân sự
- 9 kỹ năng tuyển dụng cần hoàn thiện để thành công trong năm mới
- 7 điều khiến ứng viên thích quy trình tuyển dụng nhân sự của bạn
- 5 câu hỏi phỏng vấn hành vi giúp đánh giá ứng viên hiệu quả
- Lí do ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn
- 5 câu hỏi của ứng viên bạn cần chuẩn bị trả lời
- 5 cách giúp ứng viên cởi mở và chân thành hơn khi phỏng vấn
- 5 điều nên hỏi khi sàng lọc ứng viên qua điện thoại
- Dấu hiệu cho thấy bạn đang mất ứng viên tiềm năng
- 5 câu hỏi phỏng vấn tiết lộ đạo đức làm việc của ứng viên
- 6 chiến lược để tuyển dụng nhân viên phù hợp văn hóa
- 5 bí quyết từ chối ứng viên một cách chuyên nghiệp
- 7 lợi ích khi doanh nghiệp tuyển dụng thực tập sinh
- 4 lí do quy trình tuyển dụng của bạn không “hút” được nhân tài
- 7 lí do nên tuyển dụng nhân viên lớn tuổi
- 7 lí do thái độ quan trọng hơn trình độ khi tuyển dụng
- 4 điều ứng viên mong muốn trong quá trình phỏng vấn
- 7 sai lầm khi đăng tuyển dụng online cần tránh bằng mọi giá
- 6 bí quyết giúp tìm nhân viên bán thời gian hiệu quả
- 7 điều cần xem xét khi tuyển sinh viên mới tốt nghiệp
- 6 dấu hiệu bạn đang phỏng vấn một ứng viên nổi bật
- 7 yếu tố giúp bạn tìm được ứng viên tốt nhất
- 4 lỗi cần tránh trong mô tả công việc để thu hút ứng viên
- 5 dấu hiệu nhận biết ứng viên nói dối về bản thân
- 5 dấu hiệu ứng viên đang lãng phí thời gian của bạn
- 6 sai lầm phổ biến trong quá trình tuyển dụng
- Bí kíp ứng phó với 5 kiểu ứng viên “khó chịu”
- 5 lợi ích khi nhân viên tham gia vào quá trình tuyển dụng
- Làm mới 4 câu hỏi để buổi phỏng vấn hiệu quả hơn
- Người tham chiếu là gì? 8 điều về ứng viên bạn nên hỏi người tham chiếu
- Ưu và nhược điểm khi tuyển dụng ứng viên do nhân viên giới thiệu
- 5 Bước giúp sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả và nhanh chóng
- Tuyển nhân sự mới - Bài toán khó cho startup (Kỳ 1)
- Tuyển dụng trực tuyến cần gì để đạt hiệu quả cao nhất?
- Nhà tuyển dụng cần lưu ý gì cho buổi phỏng vấn thành công?
- Nhà tuyển dụng sử dụng mạng xã hội: Làm thế nào để tạo kết nối với các ứng viên?
- 7 Cách Cải Thiện Chiến Lược Tuyển Dụng Hiệu Quả
- 4 loại CV công ty nên cân nhắc khi tuyển dụng ứng viên
- Cách để thoát khỏi sự rập khuôn trong buổi phỏng vấn?
- Làm thế nào để kiểm tra kỹ năng mềm khi phỏng vấn ứng viên?
- 5 bí quyết giúp các doanh nghiệp nhỏ tổ chức các buổi phỏng vấn xin việc
- Bí quyết để chuẩn bị một buổi phỏng vấn tốt
- Các phương thức tuyển dụng mà một chuyên viên nhân sự nên biết
- 5 cách để chủ động tìm kiếm ứng viên phù hợp
- Những kỹ năng cần có của một chuyên viên tư vấn tuyển dụng
- Làm thế nào để cải thiện kỹ năng phỏng vấn ứng viên?
- Các kiểu phỏng vấn cơ bản và cách thực hiện một buổi phỏng vấn
- Làm thế nào để lựa chọn được ứng viên tốt nhất?
- 8 chiến lược nhà tuyển dụng nên áp dụng trong phỏng vấn tuyển dụng
- Những chuẩn bị trong quá trình phỏng vấn nhà tuyển dụng cần biết
- Gợi ý cách phỏng vấn cho nhà tuyển dụng không chuyên
- Làm thế nào để ứng viên tài năng đồng ý với lời mời của công ty bạn?
- Chiến lược để phỏng vấn thành công
- Kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên dành cho doanh nghiệp nhỏ
- Bí quyết làm nên nhà tuyển dụng việc làm giỏi
- Từ tuyển dụng khá đến tuyển dụng xuất sắc
- Tuyền dụng hiệu quả - Câu hỏi phỏng vấn tìm ra được khả năng và kĩ năng của ứng viên
- Những sai lầm dễ mắc phải trong quy trình tuyển dụng nhân sự
- Làm thế nào để đưa một lời đề nghị ứng viên không thể từ chối?
- Câu hỏi phỏng vấn trong bối cảnh tuyển dụng việc làm ngày nay
- Câu hỏi phỏng vấn mang lại lợi ích cho công ty và ứng viên
- Cách thức phỏng vấn sinh viên và những ứng viên cấp thấp
- Xác định mức lương chi trả cho 1 vị trí tuyển dụng
- Họp đánh giá ứng viên sau buổi phỏng vấn ứng viên
- Tuyển dụng nhân sự: Nhìn nhận gì từ những mẫu mô tả công việc
- Làm thế nào để trả lương nhân viên theo dự án hoặc thời vụ hợp lý?
- 3 tình huống mẫu để chọn lựa ứng viên phù hợp nhất
- Làm thế nào để tuyển nhân viên có kỹ năng làm việc nhóm?
- Trả lương cho nhân viên thế nào sau đề xuất xin tăng lương?.
- Cách thức phỏng vấn sinh viên mới ra trường hiệu quả
- Cách điều khiển cuộc phỏng vấn như một chuyên gia nhân sự