PNL là gì? Các phương pháp tạo báo cáo PNL phổ biến

PNL là loại báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ PNL là gì, có ý nghĩa quan trọng như thế nào và cách tạo PNL ra sao thì hãy cùng tham khảo bài viết này ngay sau đây nhé.

PNL là gì?

“PNL hay Profit and Loss Statement là loại báo cáo tài chính cho biết tình hình lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.”

PNL còn được gọi tắt là báo cáo lãi lỗ thể hiện mức chênh lệch giữa doanh thu và các chi phí bỏ ra để duy trì hoạt động.

Nhìn vào PNL, doanh nghiệp, các nhà đầu tư hoặc các bên liên quan có thể nắm được hiệu quả hoạt động cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.

Công thức tính PNL

PNL = Tổng doanh thu – tổng chi phí bao gồm cả thuế

Nếu PNL âm có nghĩa là doanh nghiệp đang lỗ.

Nếu PNL dương thì doanh nghiệp đang có lãi.

Vai trò của PNL trong hoạt động kinh doanh

PNL có vị trí quan trọng với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư, cụ thể:

Đối với nhà đầu tư, PNL thể hiện bức tranh tổng quan về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để từ đó quyết định có nên đầu tư hay không.

Đối với doanh nghiệp, PNL cho thấy hiệu quả của quá trình vận hành. Nếu PNL âm thì cần thay đổi chiến lược để xoay chuyển tình thế, tránh kéo dài tình trạng lỗ. Nếu PNL dương thì doanh nghiệp cần duy trì lợi thế để thu hút được các nhà đầu tư.

Đặc điểm của PNL trong đầu tư kinh doanh

Về mảng đầu tư, chỉ số PNL sẽ cung cấp thông tin cụ thể về các vấn đề liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

PNL cung cấp đầy đủ thông tin về doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.

PNL là chỉ số giúp đánh giá khả năng quản lý của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định giảm chi phí và tăng doanh thu.

PNL thể hiện xu hướng doanh thu, chi phí, dòng tiền, lợi nhuận cho thấy các chính sách, chiến lược phân bổ vốn và nhân sự có mang đến hiệu quả hay không.

Dựa vào các thông tin này, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, nên đầu tư bao nhiêu và trong bao lâu để tăng khả năng thu lãi.

Các thành phần trong báo cáo PNL

Hẳn là bạn đã hiệu PNL là gì rồi phải không. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thành phần cần có trong PNL.

Một báo cáo PNL bao gồm:

Doanh thu: bao gồm doanh thu từ các hoạt động kinh doanh, phi kinh doanh và thu nhập từ việc bán tài sản kinh doanh.

Lợi nhuận gộp (chưa bao gồm chi phí bán hàng)

Chi phí duy trì hoạt động: tiền lương, khấu hao tài sản, điện nước, phí vận hành, thuê nhà hoặc kho bãi…

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận trước thuế, là lợi nhuận hoạt động trừ đi các chi phí tài chính.

Lợi nhuận ròng, là tổng lợi nhuận trừ đi tổng chi phí

Thu nhập hoạt động: đây là thu nhập trước thuế, lãi vay, khấu hao… bằng lợi nhuận gộp cộng với chi phí duy trì hoạt động.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như:

Chi phí lãi vay: là tiền lãi doanh nghiệp phải trả cho các khoản vay dùng cho các hoạt động kinh doanh.

Thuế thu nhập doanh nghiệp, được tính trước thu nhập ròng không tính đến thuế tài sản.

Thu nhập: là phần tiền có được từ gửi ngân hàng hoặc các khoản đầu tư khác.

Thu nhập trên cổ phiếu: đây là thu nhập mà cổ đông nhận được cho mỗi cổ phiếu họ đã mua, được tính dựa trên thu nhập ròng chia cho số cổ phiếu đang lưu hành trong công ty.

Biến động thị trường: thị trường lên xuống có thể ảnh hưởng đến doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Phương pháp tạo báo cáo PNL

Có 2 cách tạo báo cáo PNL bao gồm:

Phương pháp tạo báo cáo PNL một bước

Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và các ngành kinh doanh nhỏ lẻ. Đặc điểm của phương pháp báo cáo PNL một bước là không phân tích chi tiết từng bộ phận mà chì tính tỷ suất lợi nhuận gộp.

Công thức tính thu nhập ròng

Thu nhập ròng = (doanh thu +lãi) – (chi phí + tổn thất)

Báo cáo PNL một bước chỉ có một tổng cho doanh thu và chi phí thể hiện lỗ ròng và lãi của tình hình kinh doanh.

Phương pháp tạo báo cáo PNL nhiều bước

Phương pháp này phù hợp với hầu hết mọi quy mô doanh nghiệp, chủ yếu dựa trên hàng tồn kho. Báo cáo này thể hiện rõ doanh thu và các chi phí phát trình trong quá trình hoạt động. Các bước tính PNL gồm:

Bước 1: Tính lợi nhuận gộp

Bước 2: Tính thu nhập

Bước 3: Tính thu nhập ròng

Giải đáp các thắc mắc thường gặp về báo cáo PNL

Để hiểu rõ hơn về PNL là gì, hãy cùng tìm hiểu tiếp các câu hỏi thường gặp xung quanh vấn đề này nhé.

PNL có giống với báo cáo thu nhập không?

Trong một số trường hợp, PNL cũng được xem là báo cáo thu nhập. Thế nhưng, báo cáo thu nhập thường được sử dụng trong lĩnh vực kế toán và thuế của một số nước. Trong khi bào cáo PNL xuất hiện trong mọi nền kinh tế. Nội dung của cả hai báo cáo này tương tự nhau, đều cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty trong thời gian nhất định.

Điểm khác nhau giữa PNL và bảng cân đối kế toán?

Hai tài liệu này hoàn toàn khác nhau dù là báo cáo cơ bản trong kế toán. Chúng đều cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh. Trong đó, bảng cân đối kế toán thể hiện tài sản, nợ và vốn của công ty trong thời điểm nhất định, cho thấy sự cân bằng giữa tài sản và vốn. Mặt khác, PNL thể hiện thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tổn thất của doanh nghiệp, dựa vào việc so sánh doanh thu và chi phí để xác định lỗ hay lãi.

Có bắt buộc phải tạo báo cáo PNL không?

PNL là tài liệu bắt buộc phải có trong mỗi doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật. Việc tạo báo cáo PNL cũng giúp doanh nghiệp và cá thể kinh doanh có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình kinh doanh của mình để từ đó có thể đưa ra quyết định để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài.

Ai là người lập báo cáo PNL?

Thông thường, kế toán hoặc bộ phận tài chính của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm lập báo cáo PNL. Họ sẽ thu thập dữ liệu liên quan đến doanh thu, chi phí, lãi vay, thuế và các chi phí khác để tính toán lãi lỗ của doanh nghiệp. Nếu là cá nhân kinh doanh thì cá nhân đó sẽ thực hiện báo cáo PNL hoặc kế toán được thuê ngoài. Dù là ai thực hiện thì báo cáo PNL cũng cần được thực hiện bởi người có chuyên môn cao để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ thông tin.

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong về khái niệm PNL là gì cũng như vai trò và ý nghĩa của nó đối với các bên liên quan. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức liên quan đến kế toán, tài chính hoặc tìm các công việc trong lĩnh vực này, hãy truy cập vào CareerLink.vn ngay nhé.

Huỳnh Trâm

Sao chép thành công