Trong mỗi một tập thể, bạn sẽ ít nhiều bắt gặp một, hay một số nhân viên làm được việc nhưng hay đòi hỏi, liên tục đòi quyền lợi: tăng lương, thăng chức, cải thiện điều kiện làm việc… trong khi họ chưa thực sự đủ “tầm”. Đây cũng là một vấn đề nhà quản lý cần giải quyết. Hãy tham khảo một số kinh nghiệm từ chia sẻ của Trưởng phòng Nhân sự CareerLink nhé!
Trao đổi thẳng thắn
Đối thoại luôn là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để bạn hiểu được nhân viên của mình. Vì vậy, bạn nên có cuộc trò chuyện thẳng thắn, đặt câu hỏi và lắng nghe họ một cách chú tâm để hiểu nguyện vọng và mục tiêu của họ. Nếu những đòi hỏi của nhân viên tương xứng với năng lực và sự cống hiến của họ trong công việc, hãy khích lệ họ, cho họ biết rằng bạn hiểu họ đang làm tốt và sẽ tạo điều kiện để họ thành công. Tuy nhiên, họ cần thêm thời gian để chứng minh năng lực và tích lũy kinh nghiệm. Phân tích cho nhân viên của bạn hiểu ra rằng, đặt trong điều kiện, bối cảnh chung của công ty ở thời điểm hiện tại, với vị trí của họ, các quyền lợi họ đang nhận được là phù hợp.
Đồng thời, bạn nên đưa ra các mốc thời gian sẽ đáp ứng hoặc đáp ứng một phần những đòi hỏi của họ sau khi thử thách năng lực của họ nếu như họ có khả năng đem lại những lợi ích cụ thể cho công ty hoặc hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra trong công việc.
Dựa trên những nguyên tắc hoặc quy chế công ty
Khi bạn đang quản lý dựa trên nền tảng là những nguyên tắc, quy chế chung hãy chỉ cho những nhân viên đó thấy được tất cả nhân viên có cùng năng lực đều nhận được những quyền lợi như nhau. Họ không phải trường hợp đặc biệt hay đang bị đối xử bất công. Họ muốn nhận được nhiều hơn thì phải cống hiến nhiều hơn, theo những tiêu chí nhất định của công ty.
Dựa trên nền tảng là những quy chế hay nguyên tắc chung, nếu những đòi hỏi của nhân viên là quá đáng, hãy nhẹ nhàng nhưng kiên quyết từ chối. Không nên để việc đòi hỏi vô lý tạo ra tiền lệ xấu. Ngoài ra, nếu bạn đáp ứng đòi hỏi của một người thì những người khác trong nhóm có thể sẽ cảm thấy bất công. Hãy công bằng trong việc đánh giá toàn bộ đội ngũ và tạo cơ hội thăng tiến cho tất cả nhân viên, chứ không chỉ những người đòi hỏi nhiều nhất.
Quan tâm đến họ
Nghe có vẻ lạ nhưng điều này có thể rất hiệu quả. Dĩ nhiên, là một nhà quản lý, bạn có nhiệm vụ quan tâm đến tất cả các thành viên. Tuy nhiên, một số người thích đòi hỏi nhiều khi vì họ muốn được chú ý, quan tâm và thừa nhận năng lực một cách thường xuyên. Bạn cần tinh tế để nhận ra động cơ thực sự phía sau đòi hỏi của họ là gì. Đôi khi chỉ với sự quan tâm chân thành, ghi nhận kịp thời, bạn có thể thay đổi được thái độ của người nhân viên hay đòi hỏi và có được những cống hiến tuyệt vời của họ cho công ty.
Cho nhân viên thấy các giá trị khác ngoài tiền lương
Hãy cho nhân viên của bạn thấy được những giá trị khác ngoài tiền lương họ nhận được... Chia sẻ với họ về mục tiêu lớn của công ty, giúp họ hiểu được cách mà công ty tạo nên một môi trường làm việc tốt đẹp, những giá trị nhân văn “hữu hình” công ty đang hướng tới, hay “sân chơi” cho tất cả mọi người được sống với đam mê và thể hiện tài năng. Cho họ thấy được ý nghĩa công việc các bạn đang làm, ảnh hưởng của nó đối với cộng đồng, với sự phát triển bản thân của mỗi người trong nhóm.
Khi bạn chứng minh và giúp cho nhân viên hiểu được rằng làm việc tại công ty, đội nhóm của bạn, nhân viên sẽ gặt hái được nhiều giá trị khác ngoài tiền bạc, họ sẽ muốn cống hiến nhiều hơn.
Phương án thay thế
Một số nhân viên có năng lực và đang nắm giữ vai trò khá quan trọng thường tự cho mình được quyền đòi hỏi cao hơn người khác. Nếu cấp trên không đáp ứng các “yêu sách” của họ, có thể người đó sẽ phản ứng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến công việc chung của nhóm. Trong trường hợp bạn đã làm nhiều cách nhưng họ vẫn không thay đổi, hãy nghĩ đến phương án chọn người thay thế. Đào tạo, hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho những người khác trong nhóm để nhân viên đó không còn giữ vị trí “độc quyền”. Khi họ nhận ra “không mợ thì chợ vẫn đông”, vai trò của họ cũng có thể bị thay thế, họ sẽ không còn đòi hỏi quá đáng.
Nếu nhân viên đó vẫn cảm thấy khó chấp nhận, họ có thể tìm công việc khác, bạn đã chuẩn bị cho trường hợp này nên không có gì phải lo lắng.
Kiều Giang
Nghệ thuật quản lý - Cẩm nang khác
- 6 điều công ty cần làm trước khi sa thải nhân viên
- 6 trở ngại người mới được thăng chức có thể đối mặt
- Bí quyết “lên dây cót” tinh thần cho nhân viên sau kỳ nghỉ
- 5 sai lầm nên tránh khi tuyển nhân viên làm việc từ xa
- 7 cách hỗ trợ nhân viên bị “quá tải” và căng thẳng
- 7 cách khiến nhân viên mới cảm thấy được chào đón
- 7 bí quyết giúp nhân viên quản lý thời gian tốt hơn
- 5 sai lầm trong quản lý làm giảm hiệu suất của nhân viên
- 5 lỗi về kỹ năng viết nhà quản lý không nên mắc phải
- 4 thách thức khi quản lý nhân viên từ xa và cách vượt qua
- 3 điều nhà quản lý nên nói thay cho câu “Tôi không biết”
- 5 điều không nên làm khi nhân viên nghỉ việc
- 5 lí do người lạc quan là những lãnh đạo tuyệt vời
- 7 điều nhà quản lý cần truyền đạt cho nhân viên mới
- 5 lí do nhân viên không ra khỏi “vùng an toàn” khi làm việc
- 6 lí do để tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên
- 5 biểu hiện khi nhân viên giảm động lực làm việc
- 6 điều giúp nhà tuyển dụng “đẹp” hơn trong mắt ứng viên
- 5 thói quen của nhà quản lý có nhân viên trung thành
- Nhân viên giỏi nghỉ việc, sếp đang phạm sai lầm nào?
- 5 điều cần làm để thúc đẩy nhân viên trong năm mới
- 8 điều không nên làm nếu muốn được nhân viên nể trọng
- Mới ‘lên sếp’, làm sao để nhân viên tâm phục khẩu phục?
- 4 cách sự tử tế tạo nên nhà lãnh đạo tuyệt vời
- 6 lỗi phổ biến khi đánh giá hiệu suất nhân viên
- 4 biểu hiện bạn đang lãng phí thời gian của nhân viên
- 6 lí do khiến bạn không được nhân viên tôn trọng
- 5 đặc tính cần có của nhân viên làm việc từ xa
- 5 Bước giúp nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới
- 5 bài học quản trị nhân sự đắt giá cho startup tương lai (Kỳ cuối)
- 4 điều người mới được “thăng quan” nên làm
- Làm sao dung hòa nhân viên mới với đội ngũ startup nòng cốt? (Kỳ 2)
- 5 Điều Sếp Trẻ Nên Phát Huy Trong Việc Quản Lý
- Thu phục cấp dưới khó bảo, đâu là giải pháp thông minh?
- 6 “tuyệt chiêu” giao việc để cấp dưới làm việc hiệu quả mà không vượt quyền
- 5 “bí kíp” giúp kiềm chế cảm xúc khi nhân viên phạm sai lầm
- 5 bí quyết giữ chân nhân tài sau thời gian thử việc
- 8 điều “không nên” cần cân nhắc khi làm lãnh đạo
- Cách nghĩ đưa người lãnh đạo chạm mốc thành công
- Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo thật hiệu quả?
- Làm thế nào để đánh giá nhân viên từ xa
- 8 điều cần làm ngay để giữ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 2)
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 1)
- Tố chất cần có của những nhà lãnh đạo tài ba
- Để trở thành một chuyên viên tư vấn tuyển dụng thành công
- 5 cách để giữ chân nhân viên mới
- Những thói quen tai hại ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà lãnh đạo