Có nhiều lí do khiến bạn bị cấp trên giáng chức như vi phạm nội quy, làm việc không hiệu quả hay có thể là vì sự suy thoái kinh tế, doanh thu không đảm bảo nên công ty cần cắt giảm nhân sự. Và nếu không may bị giáng chức thì bạn cần làm gì?
Về vấn đề này, CareerLink xin chia sẻ đến các bạn những điều nên làm để lấy lại cân bằng tránh ảnh hưởng đến tâm lý, mất phương hướng sau này.
1. Mạnh mẽ, bình tĩnh
Điều đầu tiên bạn cần làm sau khi nhận quyết định bị giáng chức là cần giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, giữ cái đầu lạnh để từng bước giải quyết vấn đề. Nếu có bất kì biểu hiện nào của sự nóng vội, tức giận và mất kiểm soát mà có những lời lẽ không hay, thậm chí bỏ việc thì quả thật là tai hại. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến con đường sự nghiệp của bạn.
2. Xem lại lí do và nói chuyện với sếp
Sau khi đã lấy lại được sự bình tĩnh thì bạn hãy tìm hiểu lí do dẫn đến sự việc này bằng cách nói chuyện với sếp, mặc dù bạn là một trong nhiều thành viên tại công ty gặp “vấn đề” nhưng hãy nên có một buổi trò chuyện thực sự nghiêm túc với cấp trên để hiểu rõ và tháo gỡ những vướng mắc cần được giải đáp.
Điều này sẽ giúp bạn biết được ngọn ngành lí do, vì chuyên môn, thái độ của bạn hay chỉ là công ty cần cắt giảm vị trí quản lý.
3. Sắp xếp lại những kế hoạch mới
Bị thôi vị trí quản lý thực sự là cảm giác không hề vui vẻ và kéo theo nhiều suy nghĩ tiêu cực. Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, điều này đem lại cho bạn những kế hoạch mới, một khởi đầu mới. Vậy nên hãy lên kế hoạch cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, quyết tâm tìm lại chính mình trong tương lai. Từng bước triển khai những ý tưởng mới đến sếp, tìm kiếm và thực hiện những dự án khả thi, tạo tiền đề cho sự bức phá sau này.
4. Xây dựng quan hệ với đồng nghiệp mới
Sự thay đổi vị trí đem lại cho bạn cơ hội được gặp gỡ và tiếp xúc với những người cộng sự, những đồng đội mới. Vậy nên việc xây dựng mối quan hệ với một nhóm đồng nghiệp cũng như nhà quản lý mới là điều hết sức cần thiết và bắt buộc nên làm. Bởi dù bạn có tài giỏi như nào nhưng cứ giữ khoảng cách, không muốn phối hợp cùng mọi người thì trước sau bạn cũng sẽ “lầm đường lạc lối”. Những mối quan hệ này không chỉ là cầu nối giúp thăng tiến trong thời gian tới mà còn có thể là chỗ dựa cho bạn những lúc tâm trạng tồi tệ nhất.
5. Có thái độ lạc quan
Cuối cùng, thái độ và suy nghĩ của bạn đóng vai trò khá quan trọng trong việc tìm lại được sự thăng bằng sau khi bị cách chức. Kết quả tốt hay xấu đều sẽ phụ thuộc vào tinh thần của bạn ngay lúc này. Sau khi đã ổn thỏa mọi việc, có được phương hướng để bắt đầu lại thì hãy cống hiến hết mình, làm việc trên tinh thần cầu tiến, không bao giờ nản lòng thì đó chính là tiền đề cho việc lấy lại “phong độ đỉnh cao” như trước đây.
Cuộc sống công sở không phải lúc nào cũng chỉ có màu hồng, vậy nên hãy luôn sẵn sàng để đón nhận những “cú vấp” của cuộc đời và mạnh mẽ vượt qua nó. Đó mới chính là người tạo nên sự thành công. Chúc bạn may mắn!
Yến Nhi
Author Profile
Latest entries
- Bí quyết tuyển dụng2024.10.073 kỹ năng giao tiếp giúp phỏng vấn ứng viên hiệu quả hơn
- Nghệ thuật quản lý2024.09.30Làm gì khi nhân viên phản đối sự đổi mới?
- Bí quyết tuyển dụng2024.09.234 câu hỏi giúp đánh giá tinh thần trách nhiệm của ứng viên
- Nghệ thuật quản lý2024.09.16Để các cuộc họp doanh nghiệp diễn ra đúng tiến độ và đúng hướng