Mục Lục
Phóng viên là gì? Câu hỏi tưởng chừng như rất dễ nhưng vẫn có những bạn vẫn còn khá mơ hồ. Nhất là khi, công việc của phóng viên trong thời đại 4.0 đã có nhiều thay đổi. Vậy công việc phóng viên khác gì với nhà báo? Để trở thành phóng viên tài ba yêu cầu tố chất gì? Tất cả những thắc mắc xoay quanh vấn đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây!
Phóng viên là gì?
Phóng viên là người làm việc cho các đơn vị là Đài truyền hình, Đài phát thanh, toàn soạn… và có nhiệm vụ lấy tin viết bài, sau mỗi bài viết phải có chữ ký hoặc bút danh. Trong truyền hình, các phóng viên, biên tập viên, quay phim sử dụng hình ảnh, chất liệu quý giá nhất để dựng ra các tác phẩm.
Các phóng viên có thể làm việc một mình trước máy ảnh, nhưng đôi khi họ làm việc theo nhóm. Một ekip có thể bao gồm: quay phim, dựng phim, đồ họa, ánh sáng, kỹ thuật âm thanh… Thậm chí, phóng viên đôi khi còn trở thành nhà quay phim và nhiếp ảnh gia.
“Phóng viên là người thu thập và thông báo tin tức cho báo chí, đài phát thanh hoặc truyền hình.”
Phóng viên tiếng Anh là gì?
Phóng viên tiếng Anh là reporter.
Điểm khác biệt giữa phóng viên và nhà báo
Để hiểu rõ hơn phóng viên là gì, hãy cùng tham khảo nội dung phân biệt giữa nhà báo và phóng viên nhé.
Phóng viên và nhà báo đều làm việc trong lĩnh vực cập nhật tin tức để đưa tin. Nhưng trên thực tế, vẫn có sự khác biệt nhất định giữa hai vị trí này. Cụ thể, nhà báo sẽ được cấp thẻ báo chí do nhà nước cấp theo Luật Báo chí ban hành năm 2016.
Ngược lại, phóng viên chuyên nghiệp chỉ được viết, đưa tin, chụp ảnh, quay phim, cung cấp thông tin cho công chúng thông qua thư giới thiệu của các Tòa soạn báo, Đài truyền hình chứ nhà nước không cấp Thẻ báo chí. Để có thể kiếm được tấm thẻ quyền năng này, các nhà báo chuyên nghiệp cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
- Có tư cách là công dân Việt Nam;
- Thường trú Việt Nam;
- Có trình độ đại học trở lên;
- Theo thời điểm được cấp Thẻ báo chí, phóng viên phải có Thời gian cộng tác, làm việc cho tòa soạn/ Đài truyền hình/ Thông tấn xã/ Đài phát thanh từ 2 năm trở lên.
Ngoài ra, các nhà báo cá nhân có thể tham gia các phiên tòa xét xử công khai và được sắp xếp ở vị trí riêng. Họ được liên hệ, phỏng vấn và thu thập thông tin về những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng.
Phân loại nhóm phóng viên
Có 3 loại nhóm phóng viên. Trong đó bao gồm:
Nhóm phóng viên không biên giới
Vị trí này còn được gọi là Ký giả không biên giới. Đây là một tổ chức phi chính phủ toàn cầu có sứ mệnh bảo vệ quyền tự do báo chí trên toàn thế giới, chống việc kiểm duyệt và gây áp lực để giúp đỡ các nhà báo đang bị giam giữ.
Phóng viên chiến trường
Trong tất cả các nhóm phóng viên, phóng viên chiến trường được coi là nguy hiểm nhất nhưng cũng cao quý nhất trong nghề báo. Từ khi nghề báo ra đời, nghề phóng viên chiến trường cũng xuất hiện. Nhiệm vụ của phóng viên chiến trường là ghi lại những xung đột, chiến tranh đã diễn ra.
Phóng viên TV, truyền hình
Làm việc tại đài truyền hình, phóng viên truyền hình chịu trách nhiệm biên tập nội dung, thu thập thông tin, tài liệu thời sự và trực tiếp đến hiện trường để phát sóng trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, công việc của phóng viên truyền hình tùy theo từng đài truyền hình mà có những nhiệm vụ khác nhau.
Thực tế, ngoài 3 nhóm phóng viên nêu trên thì phóng viên còn có các vị trí khác như phóng viên tự do, phóng viên ảnh, phóng viên nghiệp dư.
Xem thêm: Việc Làm Báo Chí tại Careerlink.vn
Cần những tố chất nào để trở thành một phóng viên chuyên nghiệp?
Nếu bạn là một người siêng năng, luôn ham học hỏi và tâm huyết với việc tìm ra lẽ phải thì nghề báo là một lựa chọn khá phù hợp. Vậy bạn đã biết các yếu tố cần thiết để trở thành phóng viên là gì chưa? Đó là:
Không ngại khó khăn
Các phóng viên phải chịu áp lực rất lớn về thời gian, thời hạn hoàn thành nhiệm vụ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như thường xuyên tác nghiệp ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt như mùa mưa, sạt lở, chiến tranh hay đối mặt với mặt xấu của một cá nhân, tổ chức… Chính vì thế, bản thân người làm báo phải hết sức linh hoạt, có tác phong tốt, tích cực làm việc, có nhiệt huyết, tâm huyết với nghề thì mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Giữ sự công bằng, khách quan, trung thực
Hiện nay, những vấn đề nhức nhối trong xã hội và sự “cám dỗ” của đồng tiền khiến nhiều phóng viên không thể vượt qua “góc tối” đó. Tuy nhiên, điều này đơn giản là không được phép trong từ điển đạo đức báo chí. Để trở thành một phóng viên xuất sắc, trước hết bạn phải hiểu rằng sự công bằng, trung thực là nguyên tắc cao nhất và luôn đặt lợi ích của tập thể, xã hội lên trên bản thân mình. Với nghề báo nói riêng và mọi ngành nghề nói chung, có tài mà không có đạo thì mọi thứ đều “đổ sông, đổ bể”.
Nhà báo vượt qua được những thử thách khó khăn trên sẽ nuôi dưỡng được lòng dũng cảm và bản lĩnh nghề nghiệp cho chính mình.
Đam mê tìm tòi, khám phá và học hỏi
Trong nghề báo, cách học tốt nhất là học từ cuộc sống, học từ bạn bè, đồng nghiệp và tự học từ chính hoạt động thực tiễn của mình. Làm giàu “kho dữ liệu” trong đầu là điều kiện để có thể xây dựng được những bài viết chất lượng, có chiều sâu và dễ dàng thuyết phục người đọc bằng những lý lẽ chặt chẽ, trung thực nhất.
Cụ thể, bạn nên dành ít nhất 1,5 giờ mỗi sáng để ghi lại những khoảnh khắc nổi bật trong nước và quốc tế, trau dồi kiến thức xã hội để mài “ngòi bút” của mình như một công cụ hữu ích cho sự nghiệp tương lai sau này.
Lí do bạn nên theo đuổi nghề phóng viên là gì?
Sau đây là một vài lý do mà nghề phóng viên vẫn rất “hot”.
Nhu cầu cao về nguồn nhân lực
Thị trường truyền thông ở Việt Nam đang phát triển với hàng ngàn hãng thông tấn và kênh phát thanh, chưa kể các báo điện tử, báo mạng phủ sóng khắp cả nước mang đến rất nhiều cơ hội việc làm cho những ai muốn theo nghề phóng viên.
Nhiều trải nghiệm
Các bài viết và bản tin truyền tải tới công chúng cần phải là những thông tin, câu chuyện khách quan và trung thực nhất có thể. Đó là lý do tại sao khi bạn xin việc làm nhà báo, bạn phải đến nơi xảy ra câu chuyện hoặc sự kiện, gặp gỡ những người trong và ngoài câu chuyện để tìm hiểu sâu sắc về câu chuyện đó.
Gặp gỡ nhiều người
Với nghề phóng viên, bạn sẽ gặp được nhiều người mới mà có thể bạn chưa từng gặp. Bạn sẽ làm quen với mọi người từ mọi tầng lớp xã hội và có cơ hội nghe câu chuyện của họ. Điều này có thể cho bạn có được một góc nhìn mới có lợi cho bạn cả trong sự nghiệp và cuộc sống.
Làm phóng viên thi khối gì? Học ở đâu?
Một số khối học tuyển sinh ngành Báo chí như:
- C03: Văn – Toán – Sử
- C04: Văn – Toán – Địa
- D01: Văn – Toán – Anh
- D04: Văn – Toán – Trung
- D14: Văn – Sử – Anh
- D78: Văn – Khoa học xã hội – tiếng Anh
Tại Việt Nam, có một số trường đào tạo chuyên ngành báo chí truyền thông tại Việt Nam chất lượng:
có thể kể đến như sau:
Phía Bắc:
- Học viện Báo chí – Tuyên truyền (Hà Nội)
- Học viện Ngoại giao (Hà Nội)
- Đại học Khoa học XH và Nhân văn – ĐH Quốc Gia Hà Nội
Phía Trung, Nam:
- Đại học Khoa học XH và Nhân văn – ĐH Quốc gia Thành phố HCM
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
Thông qua bài viết trên, bạn đọc có lẽ cũng đã hiểu cách tổng quát nhất về nghề phóng viên là gì cũng như một số vấn đề xoay quanh. Nếu bạn đang tìm kiếm các cơ hội việc làm trong ngành báo chí nói riêng hay bất kể ngành nghề nào nói chung hãy truy cập ngay vào website CareerLink.vn nhé!
Đoàn Loan