Chuyên viên chính là gì? Điều kiện và hồ sơ thi gồm những gì?

Chuyên viên chính là một chức danh trong các cơ quan, tổ chức thuộc nhà nước. Vậy chuyên viên chính là gì, nhiệm vụ của họ làm gì, cách tính lương như thế nào? Tất cả những thông tin cụ thể về chuyên viên chính sẽ được tổng hợp ở bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo nhé.

Chuyên viên chính là gì? Điều kiện và hồ sơ thi gồm những gì?

Chuyên viên chính là gì? Chuyên viên chính tiếng Anh là gì?

“Chuyên viên chính (tiếng Anh Main Experts) là người có chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước từ cấp huyện trở lên.”

Mã số ngạch của chuyên viên chính là 01.002. Chuyên viên chính bao gồm những công chức hành chính có chuyên môn nghiệp vụ cao, có thâm niên làm trong các đơn vị hành chính, cơ quan tham mưu, tổng hợp như Kiểm toán viên chính, Kế toán viên chính, Thanh tra viên chính…

Chuyên viên chính thực hiện những nhiệm vụ nào?

Căn cứ vào khoản 2 điều 6 Thông tư số 2/2021/TT-BNV thì nhiệm vụ cụ thể của chuyên viên chính gồm: 

– Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ quản lý nghiệp vụ của toàn ngành, hoặc ở cấp tỉnh (Sở) bao gồm các việc sau:

+ Xây dựng các phương án phát triển kinh tế – xã hội, các đề án quản lý về một lĩnh vực hoặc những vấn đề nghiệp vụ cho toàn ngành, toàn tỉnh, tuân thủ đường lối chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước đề ra.

+ Nghiên cứu, xây dựng các quy chế, điều luật, quy định về quản lý nhằm đảm bảo sự thống nhất việc quản lý có hiệu lực và hiệu quả theo hướng dẫn của tổ chức cao hơn.

– Hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát và đưa ra các biện pháp sửa chữa các hành vi lệch lạc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của ngành.

– Tổ chức phối hợp và xây dựng nguyên tắc quản lý nghiệp vụ của ngành (theo từng cấp) và các ngành có liên quan nhằm thực hiện sự đồng bộ trong công tác quản lý.

– Tổ chức chỉ đạo, xây dựng việc quản lý nghiệp vụ một cách thống nhất (thông tin quản lý, thống kê số liệu, hồ sơ lưu trữ, phương thức báo cáo thường kỳ, báo cáo nhanh và những thủ tục hành chính nghiệp vụ theo yêu cầu của lãnh đạo.

– Tổ chức tập hợp tiến hành phân tích, tổng kết và đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm, đề xuất phương án sửa đổi cơ cấu quản lý, tổng hợp báo cáo lên cấp trên.

– Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài về cơ chế, chính sách quản lý nghiệp vụ có liên quan nhằm mục đích cải tiến, bổ sung nội dung vào phương pháp quản lý của nhà nước.

– Tham gia biên soạn (từng phần hoặc chuyên đề) các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả cho ngành và địa phương.

Điều kiện để thi chuyên viên chính là gì?

Ở trên, chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ về khái niệm và nhiệm vụ của những chuyên viên chính là gì. Vậy, thi chuyên viên chính có khó không, cần những điều kiện nào?

Cán bộ, công chức, viên chức muốn thi thi chuyên viên chính cần đáp ứng được những điều kiện sau:

Về phẩm chất, đạo đức 

– Người thi chuyên viên chính phải là người có bản lĩnh thực sự, kiên định tin tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành tuyệt đối với Đảng và nhà nước; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. 

– Người thi chuyên viên chính phải có phẩm chất theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: cần – kiệm – liêm – chính – chí công vô tư.

Về bằng cấp, trình độ 

Năm 2022, Nhà nước đã có sự thay đổi về tiêu chuẩn thi chuyên viên chính. Đó là đã không còn yêu cầu công chức, viên chức phải bắt buộc có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, bằng thạc sỹ, tiến sĩ quản lý hành chính công. 

Để đăng ký thi chuyên viên chính, công chức viên chức chỉ cần có trình độ, văn bằng sau:

– Có tối thiểu bằng đại học ở chuyên ngành phù hợp với ngành, lĩnh vực đang công tác.

– Thí sinh đăng ký thi nâng ngạch chuyên viên chính cần có chứng chỉ nâng ngạch phù hợp hoặc trình độ cao cấp lý luận chính trị.

Về năng lực 

– Người thi chuyên viên chính phải có sự linh hoạt, tư duy, tác phong làm việc, có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm trong cơ quan. 

– Hiểu rõ các quy định, chế độ và chính sách của Việt Nam. Phải nắm vững được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về ngành và lĩnh vực mình đang quản lý. 

– Có thể tham gia xây dựng các văn bản, quy định ở các địa phương đang công tác. – Có khả năng cập nhật thông tin, kiến thức nhanh chóng, bắt kịp xu thế mới nhất.

– Có kiến thức, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số nơi mình đang công tác.

Lương chuyên viên chính có mấy bậc? Cách tính như thế nào? 

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán Ngân sách nhà nước năm 2023 vào ngày 11/11/2022. Trong đó có quy định về việc sửa đổi mức lương cơ bản của công chức, viên chức. 

Kể từ ngày 1/7/2023 thực hiện việc tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức, cán bộ từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện tại. 

Công thức tính tiền lương công chức, viên chức mới nhất:

Lương chuyên viên chính = hệ số x mức lương cơ sở

Tuy nhiên, không phải tất cả các chuyên viên chính đều có bậc lương giống nhau. Mà mỗi một cấp bậc chuyên viên trong hệ thống cơ quan, bộ máy nhà nước thì hệ số lương sẽ khác nhau. Điều này có nghĩa là khi bậc lương càng cao thì mức lương thực lĩnh của người đó sẽ càng cao.

Chi tiết bậc lương chuyên viên chính từ tháng 7/2023:

Bậc lươngHệ sốTiền lương (vnđ)
14.47.920.000
24.748.532.000
35.089.144.000
45.429.756.000
55.7610.368.000
66.110.980.000
76.4411.592.000
86.7812.204.000

Thường thì các công chức hoàn thành đúng nhiệm vụ 3 năm sẽ được nâng bậc lương 1 lần. Với những công chức hoàn thành xuất sắc công việc, những công chức đến tuổi nghỉ hưu thì sẽ được xét nâng lương 1 bậc trước tối đa 12 tháng.

Nhưng với những cá nhân vi phạm kỷ luật… mỗi năm không đạt sẽ bị kéo dài thêm thời gian xét tăng lương từ 6-12 tháng.

Hồ sơ thi nâng ngạch chuyên viên chính

Công chức, viên chức muốn thi thi nâng ngạch chuyên viên chính cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

– 1 bản sơ yếu lý lịch công chức được lập chậm nhất 30 ngày trước thời hạn nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch; thăng hạng. Lưu ý bản sơ yếu lý lịch cần có dấu xác nhận của cơ quan công chức đang làm việc.

– 1 bản nhận xét, đánh giá của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan nơi công chức, viên chức làm việc theo các tiêu chuẩn; điều kiện quy định.

– 1 bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan theo yêu cầu của ngạch đăng ký dự thi, có chứng thực của cơ quan thẩm quyền.

– 1 giấy quyết định được cử đi học chuyên viên chính.

– 1 giấy quyết định nâng ngạch lên chuyên viên chính.

– 1 bản sao quyết định của người có thẩm quyền cử xây dựng: chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học và sản phẩm làm minh chứng đã được cấp có thẩm quyền thông qua.

– 1 bản sao quyết định điều động, luân chuyển công việc với đối tượng quy định.

– 1 bản sao quyết định tuyển dụng công chức, viên chức; chức danh nghề nghiệp chuyên viên; hoặc tương đương thời gian công tác đủ 09 năm trở lên và 01 năm gần nhất được xếp lương chuyên viên. Bản sao các quyết định lương dùng để chứng minh có thời gian giữ ngạch.

Lưu ý: mỗi công chức; viên chức cần để hồ sơ đăng ký dự thi vào túi hồ sơ riêng và gửi đúng về đơn vị tổ chức thi.

Hy vọng, những thông tin liên quan đến chuyên viên chính là gì trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn về chức danh này. Để tìm hiểu thêm về các chức vụ khác cũng như các kỹ năng làm việc và các tin tuyển dụng hấp dẫn, hãy truy cập ngay website CareerLink.vn nhé.

Thúy Vui

Sao chép thành công