KYC là gì? Vai trò và các bước xác minh KYC

KYC là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Vậy KYC là gì? Vai trò của nó ra sao, quy trình xác minh diễn ra như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc trên để bạn đọc hiểu rõ hơn nhé.

KYC là gì? Vai trò và các bước xác minh KYC

KYC là gì?

KYC là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Know Your Customer dịch sang tiếng Việt nghĩa là “hiểu khách hàng của bạn”.

“KYC là một quy trình định danh khách hàng được các ngân hàng hay tổ chức tài chính sử dụng vào việc tra soát các thông tin cá nhân và các hoạt động giao dịch của khách.

Hiểu đơn giản hơn thì KYC giúp các ngân hàng nhận dạng khách hàng chính chủ, từ đó sẽ đánh giá, giám sát những rủi ro, ngăn ngừa và phát hiện ra các hoạt động gian lận.

Nói theo cách khác, ngân hàng phải đảm bảo rằng khách hàng đều là người đã đăng ký các dịch vụ của họ. Và ngân hàng có thể từ chối hoặc tạm dừng giao dịch nếu khách hàng không đáp ứng các yêu cầu KYC tối thiểu.

EKYC là gì?

EKYC là từ viết tắt của Electronic Know Your Customer là quá trình hoàn thành xác minh danh tính và các yêu cầu KYC khác bằng kỹ thuật số.

Vai trò của KYC

KYC có vai trò quan trọng đối với mỗi ngân hàng, công ty tài chính bởi vì nó có thể:

Xác minh thông tin khách hàng

Giúp các ngân hàng và các tổ chức tài chính xác thực được khách hàng của mình là ai, ở đâu, có đang vi phạm pháp luật không… để tránh việc giao dịch với những đối tượng tội phạm.

Xác định những rủi ro có thể xảy ra liên quan tới khách hàng

Ví dụ khi khách hàng đi vay tiền ngân hàng, nhờ vào việc xác minh danh tính thì ngân hàng sẽ phát hiện được khách hàng đó có nợ xấu hay không, có khả năng trả nợ không. Từ đó sẽ đưa ra quyết định cho khách vay tiền hay từ chối.

Tăng mức độ an toàn trong các giao dịch

Ngăn chặn việc khách hàng sử dụng tài khoản ngân hàng để thực hiện các hoạt động gian lận như rửa tiền, tham nhũng, hối lộ… Để đảm bảo ngân hàng và các tổ chức tài chính luôn thực hiện công việc trong phạm vi pháp luật quy định và đem lại sự an toàn cho khách hàng.

Các thông tin KYC được ví như là một bản danh sách cá nhân và tổ chức, nhờ vào đó mà các cơ quan tư pháp có thể:

– Cung cấp thông tin tình báo về những cá nhân, tổ chức có nghi ngờ tham gia các hoạt động rửa tiền, tham nhũng hoặc hối lộ.

– Xác định các cá nhân, tổ chức có nghi ngờ liên quan đến các hoạt động tội phạm.

– Các cá nhân và tổ chức đang bị áp dụng lệnh trừng phạt từ các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quốc tế…

Lí do cần xác thực KYC là gì? KYC có an toàn không?

Nội dung trên đã giới thiệu cho các bạn về khái niệm và vai trò của KYC là gì. Tiếp đến, hãy cùng theo dõi tiếp về tại sao cần xác minh KYC nhé.

Xác minh KYC giúp các ngân hàng, công ty tài chính phát hiện ra các hoạt động rửa tiền để có thể ngăn chặn thực hiện các giao dịch tài chính bất hợp pháp.

Xác minh KYC là khâu đầu tiên và quan trọng trong tất cả các hoạt động ngân hàng, tổ chức tài chính. Vì trước khi để khách hàng tiến hành sử dụng các dịch vụ của mình thì các ngân hàng hay tổ chức tài chính nhận biết rõ về khách hàng của mình.

Ngoài ra, việc xác minh này cho biết khách hàng của mình là ai để thuận tiện cho việc xác định danh tính, các thông tin về khách hàng được làm rõ. Từ đó, sẽ đưa khách hàng vào hệ thống quản lý, giám sát được tốt hơn.

Quy trình xác minh KYC đảm bảo khách hàng không bị giả mạo. Vì thế nên các bạn có thể yên tâm rằng các thông tin của mình đều được bảo mật và đảm bảo luôn ở chế độ quyền riêng tư.

Tuy nhiên, vẫn có những đối tượng dùng KYC để lừa đảo, nên cần cẩn thận xem xét để nhận biết đâu là KYC thật và giả. Một lưu ý nữa là khi xác minh KYC sẽ không được thực hiện qua hình thức gọi điện. Vì thế, nếu có xảy ra trường hợp này thì chắc chắn đó là lừa đảo.

Những ai cần tuân thủ theo quy trình KYC?

Việc xác định đúng đối tượng cần tuân thủ theo quy trình KYC sẽ giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính tránh bỏ sót bất kỳ một khách hàng ảo nào. Việc xác minh các thông tin cá nhân qua khuôn mặt, thẻ ID, hóa đơn tiện ích hay sinh trắc học.

Trong lĩnh vực ngân hàng thì khách hàng KYC là những người mở thẻ, đăng ký mua bảo hiểm, mở tài khoản chứng khoán… Vậy, đối tượng phải tuân thủ theo yêu cầu của KYC gồm:

– Cá nhân và tổ chức có mối quan hệ với doanh nghiệp hoặc cần duy trì tài khoản.

– Người thụ hưởng các giao dịch của ngân hàng được thực hiện qua các hoạt động trung gian thương mại như môi giới, chứng khoán, bảo hiểm…

– Các cá nhân và tổ chức có kết nối thông qua những giao dịch tài chính.

Giấy tờ cần thiết cho quy trình xác minh KYC

Kiểm tra KYC được thực hiện thông qua các dữ liệu thông tin cá nhân đáng tin cậy. Mỗi một khách hàng đều được yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập để xác thực danh tính và địa chỉ. Các giấy tờ cần thiết cho quy trình xác minh KYC là gì? Đây là câu trả lời:

– Thẻ CCCD, CCCD gắn chip, sổ định danh điện tử hoặc là hộ chiếu còn hiệu lực. Các giấy tờ đó phải ghi thông tin rõ ràng, ảnh chân dung rõ nét, không rách nát chắp vá, giấy tờ thật và còn hiệu lực.

– Sổ hộ khẩu thường trú, bằng lái xe, bảng lương, hợp đồng lao động hay giấy đăng ký tạm trú. Các loại giấy tờ này được sử dụng khi mở tài khoản tín dụng hoặc vay vốn.

Chi tiết quy trình xác minh KYC

Quy trình xác minh KYC giúp các ngân hàng biết rõ về danh tính, địa chỉ và khả năng chi trả các dịch vụ. Khi biết được những thông tin đó giúp cho quá trình phân loại khách hàng để cung cấp chính xác các dịch vụ phù hợp, cải thiện những trải nghiệm dịch vụ khách hàng. Chi tiết quy trình xác minh KYC như sau:

Thu thập đầy đủ thông tin khách hàng

Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng, tổ chức tài chính, họ sẽ được cung cấp một biểu mẫu. Sau đó, khách hàng sẽ phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân của mình vào.

Những thông tin bắt buộc để điền vào biểu mẫu như họ và tên, số căn cước công dân còn giá trị sử dụng, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số điện thoại liên hệ… Những thông tin điền vào biểu mẫu cần kê khai trung thực.

Đánh giá khách hàng

Yếu tố căn bản trong quy trình xác minh KYC là đánh giá khách hàng nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Có hai phương thức đánh giá khách hàng đó là: đánh giá đơn bản (SDD) và đánh giá tăng cường rà soát (EDD).

SDD là phương pháp thu thập đánh giá thông tin khách hàng đơn bản. Còn EDD dùng để xác định những rủi ro, gian lận hay các hoạt động tài chính bất hợp pháp. Đánh giá khách hàng bao gồm một số bước sau:

– Xác định và xác minh danh tính và vị trí cụ thể của khách hàng. Lưu trữ và giám sát chặt chẽ thông tin khách hàng.

– Lưu trữ tất cả những đánh giá CDD và EDD đã được ngân hàng thực hiện với khách hàng hoặc những khách hàng tiềm năng.

– Xác định những rủi ro tiềm ẩn liên quan tới khách hàng. Thực hiện đánh giá định kỳ để cập nhật những mối rủi ro mà khách hàng có thể thể gặp ra.

– Có cái nhìn tổng quan và rõ ràng về các hoạt động kinh doanh của khách.

Bài viết trên đã giới thiệu toàn bộ những thông tin về KYC là gì, EKYC là gì và tất cả những vấn đề liên quan đến KYC. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về cho bản thân mình. 

Thúy Vui

Sao chép thành công