Core banking là gì? Lợi ích của core banking

Core banking là hệ thống ứng dụng đang được rất nhiều các ngân hàng lớn sử dụng. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu chi tiết về khái niệm core banking là gì, các core banking phổ biến và lợi ích khi sử dụng thế nào. Mời các bạn theo dõi nội dung chi tiết sau đây nhé.

Core banking là gì? Lợi ích của core banking

Core banking là gì?

Core banking là “ngân hàng lõi” là một hệ thống ứng dụng, trong đó tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau chứ không đơn thuần chỉ là 1 ứng dụng như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Sử dụng hệ thống ngân hàng lõi là bước chuyển biến lớn trong quá trình đổi mới công nghệ. Điều này giúp các ngân hàng có thể mở rộng dịch vụ, mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các sản phẩm…

Core banking vừa có chức năng xử lý thông tin lại vừa thực hiện các giao dịch nên vô cùng tiện ích. Hệ thống ngân hàng lõi giúp các ngân hàng có thể giám sát và quản lý công việc nội bộ chặt chẽ, tăng hiệu suất công việc và hạn chế rủi ro tốt hơn.

Core banking được đánh giá như là hạt nhân chính, là bộ não, là trái tim trong toàn bộ hệ thống thông tin của ngân hàng. Nó xử lý các công việc trong hệ thống Internet Banking, hệ thống máy ATM, các gói sản phẩm tiền vay, tiền gửi hay các loại thẻ….

Core banking là hệ thống máy tính (phần mềm) được sử dụng để xử lý và quản lý hoạt động của ngân hàng và tổ chức tài chính.”

Top những core banking phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam

Hiện nay, có khá nhiều hệ thống ngân hàng lõi được các ngân hàng tại Việt Nam sử dụng. Dưới đây là những core banking được dùng phổ biến nhất.

– Siba: là hệ thống core banking được phát triển dựa trên nền tảng FOX for DOS là nền tảng core banking được sử dụng khá nhiều trước đây.

– Teminos: là hệ thống core bank được Techcombank là ngân hàng đầu tiên áp dụng hệ thống này. Và tới hiện tại, các ngân hàng khác cũng đang sử dụng như Seabank, VPBank, Sacombank, MBB…

– Silver Lake SIBS Axis: là hệ thống ngân lõi đang được những ngân hàng Vietinbank, Vietcombank, BIDV, MSB áp dụng.

– Sungard System Access là hệ thống core banking của Singapore được ngân hàng VIB và HDBank sử dụng.

Ngoài ra, còn có một số hệ thống core banking khác đang được các ngân hàng tại Việt Nam sử dụng như: TCBS của Unisys (ngân hàng ACB), I – Flex (ngân hàng PG Bank, LienViet Post Bank), Huyndai (ngân hàng nông nghiệp), TI Core (MHB, ngân hàng Đại Á)…

Lợi ích của core banking là gì?

Trong xu hướng công nghệ phát triển vượt bậc thì việc đầu tư vào ngân hàng lõi là việc làm đúng đắn. Bởi hệ thống core mang lại những lợi ích không nhỏ cho các ngân hàng đang sử dụng.

Core banking giúp các ngân hàng có sự an toàn và tính bảo mật cao đặc biệt là các hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán. Việc quản lý và giám sát công việc được chính xác và hiệu quả hơn. Sau đây là câu trả lời cho thắc mắc lợi ích của core banking là gì?

Core banking giúp khai thác sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nhanh hơn

Khi chưa sử dụng hệ thống ngân hàng lõi thì tiến độ công việc thường hoàn thành chậm, không đúng tiến độ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phần lớn là bộ máy cồng kềnh, cách xử lý công việc rườm rà, các công đoạn phải làm thủ công… Thế nên công việc xử lý có hiệu quả không cao, mất nhiều thời gian và có nhiều sai sót.

Nhưng sau khi đã sử dụng core banking thì mọi việc đều thay đổi hoàn toàn. Do hệ thống ứng dụng này hoàn toàn tự động, mọi giao dịch chỉ cần qua ứng dụng Internet Banking (ngân hàng trực tuyến). Các câu lệnh của khách hàng được thực hiện nhanh chóng chỉ sau vài giây sau khi yêu cầu. Và có thể thực hiện mọi giao dịch ở bất cứ nơi chỉ cần có điện thoại, PC kết nối Internet.

Hệ thống core banking giúp các ngân hàng có thể thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây. Quản lý tới 50 triệu tài khoản và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24/24.

Quản trị rủi ro tốt hơn

Ngoài việc giúp thực hiện các giao dịch nhanh hơn, xử lý được khối lượng thông tin lớn một cách đơn giản, hiệu quả hơn, thì hệ thống ngân hàng lõi – core banking còn giúp hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng.

Core banking sẽ cung cấp các tính năng tiện ích như: phân loại, sắp xếp nhóm thông tin liên quan đến khách hàng cho ngân hàng. Từ đó giúp việc quản lý rủi ro về tín dụng, thị trường… được tốt hơn.

Ngoài ra, hệ thống này còn giúp các ngân hàng dự đoán những khách hàng có khả năng phát sinh nợ xấu. Điều này có thể giúp ngân hàng hạn chế tối đa những rủi ro về nhóm đối tượng này.

Giúp quản lý nội bộ hiệu quả hơn

So với trước đây các ngân hàng chưa sử dụng hệ thống ngân hàng lõi thì quá trình quản lý nội bộ có hiệu quả kém. Do mọi công việc không có sự gắn kết liền mạch mà rời rạc, đơn lẻ nên có khá nhiều bất tiện cho người dùng. Và cũng làm cho ngân hàng khó kiểm soát, đánh giá  nội bộ.

Ví dụ: Khi chưa có core banking, người gửi tiền ở đâu sẽ phải rút tại đó chứ không thể rút ở địa điểm khác mặc dù là trong cùng một ngân hàng. Nhưng sau khi có hệ thống ngân hàng lõi thì chỉ cần có duy nhất một mã thẻ thì khách hàng có thể giao dịch các sản phẩm, dịch vụ khác nhau, tại bất kỳ điểm giao dịch nào, trong cùng hoặc khác hệ thống đều được.

Lý do hệ thống core banking chưa được nhiều ngân hàng sử dụng

Tuy mang lại nhiều lợi ích, thế nhưng hệ thống core banking vẫn chưa được nhiều ngân hàng đăng ký sử dụng. Và nguyên nhân chính đó là:

– Thực tế thì mua core không quá khó nhưng để vận hành nó là cả một vấn đề của ngân hàng. Do hệ thống ngân hàng lõi rất phức tạp vì thế thách thức lớn nhất là phải làm sao để nó hoạt động ổn định và liên tục trong suốt 24/7. Do vậy, cần có nguồn nhân lực là những người giỏi về kiến thức, kỹ năng, chịu đựng được áp lực công việc cao mới có thể sử dụng thành thạo các thao tác nghiệp vụ trong ngân hàng lõi. Điều hành và sử dụng hệ thống một cách trơn tru và đạt hiệu quả.

– Chi phí mua ứng dụng khá tốn kém, chưa kể các vấn đề phát sinh thêm, đặc biệt là dịch vụ bảo mật thông tin, dữ liệu. Thế nên, các ứng dụng core banking đều có nguồn gốc từ nước ngoài do các công ty phần mềm trong nước, các ngân hàng chưa tự xây dựng hệ thống ngân hàng lõi.

Vì chi phí làm ứng dụng này cao hơn rất nhiều so với khi mua bản quyền core banking từ nước ngoài. Để xây hệ thống core banking của riêng mình, các ngân hàng cần đầu tư hệ thống máy chủ, đội ngũ thiết kế, nhân sự quản lý và điều hành hệ thống…

– Trong quá trình đăng ký và sử dụng gặp nhiều rắc rối, khó khăn vì ngân hàng không trực tiếp xử lý những lỗi phát sinh mà phải qua bên bán ứng dụng. Đây là nhược điểm khá lớn khiến các ngân hàng còn e dè chưa mua ứng dụng này.

– Trước khi đăng ký hệ thống ngân hàng lõi, ngân hàng đó phải xin phép ngân hàng nhà nước. Nếu được chấp thuận thì mới được sử dụng.

Bài viết đã chia sẻ đầy đủ và chi tiết những thông tin quan trọng về core banking là gì và các vấn đề liên quan. Để biết thêm về các thuật ngữ khác cũng như thông tin việc làm, tư vấn và định hướng nghề nghiệp, cách viết CV/resum hay và hiệu quả… hãy truy cập CareerLink.vn mỗi ngày nhé.

Thúy Vui

Sao chép thành công