Mục Lục
Để trả lời cho câu hỏi kế toán công nợ là gì và tìm hiểu các thông tin cơ bản về kế toán công nợ, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.
Kế toán công nợ là gì? Kế toán công nợ tiếng Anh là gì?
Khi một đơn vị có phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán tiền và có khoản nợ chuyển sang kỳ tiếp theo gọi là công nợ. Kế toán công nợ (tiếng Anh là Accounting Liabilities) có nhiệm vụ theo dõi các khoản nợ này.
Nguyên nhân phát sinh công nợ là gì?
– Khách hàng mua và chỉ thanh toán một phần hoặc chưa thanh toán, chấp nhận nợ và sẽ trả trong thời gian tương lai.
– Người bán muốn thúc đẩy kinh doanh nên cho phép người mua không cần trả tiến ngay nhưng vẫn lấy được hàng.
– Mặc dù đủ tiền thanh toán nhưng khách hàng chưa thanh toán ngay có thể do mong muốn sử dụng dòng tiền với mục đích khác nhằm thu lợi nhuận.
Bên cạnh các ưu điểm trên thì công nợ cũng có nhiều rủi ro là khó thu hồi được toàn bộ nợ, phát sinh thêm chi phí theo dõi và quản lý nợ hoặc quá trình đòi nợ gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Tìm Việc Làm Kế Toán tại Careerlink
Đối tượng cần theo dõi của kế toán công nợ là gì?
– Công nợ phải thu của khách hàng: Nợ phải thu – tài khoản 131;
– Công nợ phải trả cho nhà cung cấp: Nợ phải trả – tài khoản 331;
– Trong nội bộ doanh nghiệp: Tạm ứng/hoàn ứng – tài khoản 141;
– Các khoản phải thu khác – tài khoản 138;
– Các khoản phải trả khác – tài khoản 338;
– Nội bộ giữa chi nhánh – công ty, chi nhánh – chi nhánh: tài khoản 136 và tài khoản 336;
Phân loại kế toán công nợ và chứng từ cần theo dõi
– Công nợ phải thu: tiền bán sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, đối tác nhưng chưa thu được toàn bộ.
– Công nợ phải trả: bao gồm tiền mua sản phẩm dịch vụ, vay từ đối tác nhưng chưa thanh toán toàn bộ hoặc mới thanh toán được một phần.
Công việc của một kế toán công nợ là gì?
Thông thường, kế toán công nợ phải làm các công việc sau:
– Cuối kỳ theo tháng, quý, năm thực hiện in sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi và đối chiếu lại với kế toán tổng hợp;
– Kẹp chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh (thu, chi, nhập, xuất, hóa đơn);
– Kiểm tra nội dung, các điều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán;
– Tạo mã, thêm mã khách hàng, mã nhà cung cấp mới đối với các đối tác mới cùng các thông tin chi tiết về đối tác;
– Sửa mã trên đối với khách hàng, nhà cung cấp có sự chuyển nhượng hoặc thay đổi;
– Nhập mã hợp đồng vào phần mềm kế toán để theo dõi;
– Định kỳ hàng tháng đối chiếu công nợ chi tiết với kế toán tổng hợp;
– Lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hóa, dịch vụ với các Chi nhánh/công ty;
– Tham gia thu hồi các khoản nợ, đặc biệt là nợ khó đòi;
– Định kỳ làm xác nhận công nợ với các chi nhánh/công ty;
– Theo dõi, thông báo và xác nhận công nợ tạm ứng của nhân viên trong doanh nghiệp;
– Lập báo cáo công nợ phải thu cuối quý, năm;
– Lập báo cáo công nợ phải trả tổng hợp cuối quý, năm;
– Lập hạn thanh toán căn cứ theo hợp đồng với nhà cung cấp;
– Lập hạn phải thu của khách hàng theo cam kết trong hợp đồng;
– 1 tháng/lần kế toán làm bảng phân tích công nợ gửi xuống phòng kinh doanh…
Kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc kế toán công nợ là gì?
Sắp xếp, tổ chức tốt
Kế toán công nợ là những người quan trọng. Như đã thấy ở phần công việc của kế toán công nợ là gì, bạn có thể thấy họ quản lý rất nhiều trách nhiệm, có nghĩa là họ thường khá bận rộn.
Để làm tốt kế toán công nợ, bạn cần phải có một hệ thống để theo dõi những trách nhiệm đó – chẳng hạn như khách hàng nào bạn cần thu hồi nợ, khách hàng nào cần phải thanh toán nợ, có thời hạn nào bạn cần đáp ứng – để đảm bảo rằng bạn hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của mình với khả năng tốt nhất.
Bạn có thể sử dụng các công cụ như lịch, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, bảng lập kế hoạch ngày, ghi chú được đánh dấu màu, cũng như các ứng dụng và chương trình được thiết kế để giúp bạn luôn sắp xếp tốt mọi thứ trong ngắn và dài hạn.
Khả năng thích ứng
Ngành kế toán rất năng động, vì vậy những kế toán công nợ có khả năng thích ứng nhanh và dễ dàng là một lợi thế đặc biệt.
Ngoài việc làm tăng hiệu quả công việc, nhân viên kế toán công nợ dễ thích ứng có nhiều khả năng học hỏi và phát triển trong sự nghiệp hơn bởi vì họ xem mỗi thử thách mới là cơ hội để học hỏi và kiểm tra kỹ năng của họ.
Giao tiếp
Bất kể bạn làm việc ở đâu, công việc của bạn yêu cầu gì hay bạn làm việc với ai, kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ đều vô cùng quý giá. Khả năng giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói sẽ giúp bạn có được công việc, làm việc nhóm với đồng nghiệp, tương tác với khách hàng.
Kỹ năng giao tiếp tốt cũng sẽ hữu ích cho việc kết nối. Cho dù bạn phải tham dự cuộc họp để thu nợ hay thuyết phục để gia hạn thời điểm trả nợ thì việc có mối quan hệ sẽ giúp kế toán công nợ đạt được mục tiêu của mình.
Chú ý đến chi tiết
Kế toán công nợ phải chú ý đến những chi tiết nhỏ. Họ phải tiếp xúc với rất nhiều dữ liệu để phân tích và diễn giải. Điều này đòi hỏi sự chú ý đến chi tiết để tránh phạm sai lầm.
Công nghệ thông tin
Các công việc kế toán, bao gồm kế toán công nợ thường yêu cầu kiến thức về nhiều loại phần mềm và hệ thống máy tính. Ví dụ, một kế toán có thể cần sử dụng các hệ thống phần mềm liên quan đến tài chính (như QuickBooks), hoặc các kỹ năng Excel nhất định…
Hi vọng với những chia sẻ về kế toán công nợ là gì cũng như công việc thường ngày và kỹ năng cần thiết, bạn sẽ phần nào hiểu hơn về một phần quan trọng của kế toán và có định hướng nghề nghiệp hiệu quả.
Phương Hà
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- Góc kỹ năng2024.11.04Ý tưởng trưng bày sản phẩm thu hút người mua sắm
- TikTok Video2024.11.01 em đi đâu vậy ?
- TikTok Video2024.10.31Vậy rồi em muốn làm ở đâu
- TikTok Video2024.10.31Nụ cười thế thay