NPV là gì? Ưu nhược điểm và công thức tính

NPV là gì?

NPV là từ viết tắt của Net Present Value có nghĩa là giá trị hiện tại ròng hoặc giá trị hiện tại thuần. 

Giá trị hiện tại thuần (NPV) là giá trị của các dòng tiền dự kiến, được chiết khấu ở thời điểm hiện tại. NPV là phương pháp tiêu chuẩn cho việc sử dụng giá trị thời gian của tiền để thẩm định các dự án dài hạn.

Cụ thể hơn, NPV là chênh lệch giữa tổng các dòng tiền thực thu của dự án với tổng các dòng chi phí đầu tư của dự án được quy về mặt bằng thời gian hiện tại theo một tỷ suất hoàn vốn nhất định.

Giá trị hiện tại thuần (NPV) còn được gọi là phương pháp chiết khấu dòng tiền, hỗ trợ các quyết định về ngân sách vốn của một công ty.

Công thức để tính chỉ số NPV

Để tổng hợp các dòng tiền vào và ra, mỗi dòng tiền phải được quy về một thời điểm nhất định. Từ đó có công thức tính NPV tại một thời điểm như sau:

Trong đó:

i là tỷ lệ chiết khấu và t là thời gian được tính (thường là năm)

Khi dòng tiền ròng không đồng đều, tức là dòng tiền ròng khác nhau giữa các thời kỳ thì sẽ có công thức như sau:

Trong đó: Rt: dòng tiền vào tại thời điểm t; i: tỷ lệ chiết khấu; Co: Chi phí đầu tư ban đầu; t: thời gian được tính (thường là năm).

Ý nghĩa của chỉ số NPV là gì?

Kết quả của mỗi NPV là khác nhau, có thể là dương, có thể là âm hoặc bằng 0. Từ chỉ số này có thể tương ứng với việc một dự án nên được đầu tư hay không.

+ Nếu kết quả NPV của dự án hoặc khoản đầu tư là số dương, điều này có nghĩa tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng kiếm được từ dự án hoặc khoản đầu tư là có, cho thấy mức độ hấp dẫn của dự án. Vì thế, nếu giá trị hiện tại thuần NPV lớn hơn 0, dự án đó nên được thông qua.

+ Nếu NPV của một dự án hoặc khoản đầu tư là số âm. Điều đó có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của dự án nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu. Điều này tuy chưa chắc chắn 100% dự án sẽ lỗ nhưng vì tỷ suất lợi nhuận được tạo ra nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu nên nó được coi là không có giá trị. Đây là cơ sở để nhà đầu tư cân nhắc không nên thông qua dự án.

+ Nếu kết quả NPV bằng 0, dự án hay khoản đầu đó không có lãi nhưng cũng không lỗ mà là hòa vốn. Tất nhiên, chủ đầu thư có thể thông qua hoặc không thông qua dự án tùy vào tỷ suất chiết khấu kỳ vọng đưa ra ban đầu là lạc quan hay không.

Ví dụ về cách tính giá trị hiện tại ròng NPV

Một công ty sản xuất thiết bị điện tử có kế hoạch thực hiện một cơ hội đầu tư mới. Thời gian ước tính là bốn năm.

Ngoài ra, tỷ lệ chiết khấu là 10% (0,1). Trong khi đó, dòng tiền trong những năm tiếp theo được đưa ra theo đơn vị $ là

Năm 0: – 200.000

     1: 100.000

     2: 90.000

     3: 80.000

     4: 70.000

   

Cách tính giá trị hiện tại thuần

Bây giờ chúng ta hãy phân tích công thức NPV để tính giá trị này:

Năm 0 = – 200.000/ (1+ 0,1)0 = – 200.000

Năm 1 = 100.000/ (1 + 0,1)1 = 90.909

Năm 2: 90.0000/ (1 + 0,1)2 = 74.380

Năm 3: 80.000/ (1 + 0,1)3 = 60.150

Năm 4: 70.000/ / (1 + 0,1)4 = 47.945

Giá trị hiện tại ròng (NPV) là 73375 đô la -> cơ hội đầu tư phù hợp.

Ưu, nhược điểm của giá trị hiện tại ròng NPV

Với cách tính trên thì ưu nhược điểm của NPV là gì?

Ưu điểm

– Việc tính toán NPV rất hữu ích cho chủ đầu tư hay nhà phân tích khi chuẩn bị ngân sách cho một dự án. Nó cho phép đánh giá tất cả các dòng tiền đầu tư được sử dụng, khả năng sinh lời. Bằng cách tính toán này, nhà đầu tư có thể tổng doanh thu dự kiến co thể bù đắp chi phí ban đầu hay không. 

– NPV cho phép so sánh các khoản đầu tư tiềm năng dễ dàng. Với kết quả cụ thể, NPV dễ dàng cho ra kết quả để nhà đầu tư so sánh tính khả thi của dự án, miễn là NPV của các dự án phải đảm bảo được tính trên cùng một thời điểm.

Trên lý thuyết, nhà đầu tư nên thực hiện bất kỳ khoản đầu tư nào có giá trị NPV dương và nên từ chối bất kỳ quyền chọn nào có NPV âm. Khi có NPV của nhiều phương án, nhà đầu tư sẽ chọn phương án có NPV cao nhất vì nó sẽ mang lại nhiều giá trị nhất.

– NPV rất dễ tính toán (đặc biệt là với bảng tính).

–  NPV sử dụng dòng tiền thay vì thu nhập ròng (bao gồm các khoản không phải tiền mặt như khấu hao).

– NPV ghi nhận giá trị thời gian của tiền (không giống như lợi tức bằng tiền mặt hoặc thời gian hoàn vốn đơn giản). Đối với các khoản đầu tư vào lâm nghiệp, có xu hướng dài hạn, điều này là quan trọng và hoàn toàn phù hợp.

Nhược điểm

Thiếu chính xác

Vì công thức tính giá trị hiện tại ròng NPV dựa trên các ước tính và phải giả định các con số quá nhiều nên tính chính xác của nó không còn cao. Có nhiều nhà tài chính gọi tính chỉ số NPV là cách “bốc thuốc” mà nếu thiếu đi sự khách quan thì chỉ số rất khó chính xác.

Không tính đến chi phí cơ hội

NPV chỉ hữu ích khi so sánh các dự án tại cùng một thời điểm. Vì áp dụng tại thời điểm nhất định nên nó không tính được hết các chi phí cơ hội, không phản ánh chính xác những yếu tố khác có thể tác động tới dự án.

Không phản ánh toàn bộ dự án

Một vấn đề khác khi dựa vào NPV là nó không cung cấp một bức tranh tổng thể vì những chỉ số đó được tính tại một thời điểm nhất định và trong từng dự án đơn lẻ.

Hiểu rõ về chỉ số NPV là gì giúp nhà đầu tư có được những nhận định, đánh giá cụ thể về mỗi dự án trước khi đầu tư. Tuy nhiên, NPV chỉ là một công cụ trong rất nhiều công cụ và nó có những hạn chế nhất định. Vì thế, nhà đầu tư muốn có những quyết định kinh doanh hiệu quả nhất thì nên sử dụng nhiều công cụ tính toán khác nhau.

Nguyễn Lý 

Sao chép thành công