Làm thế nào để đưa một lời đề nghị ứng viên không thể từ chối?

Bạn biết đến ứng viên thông qua mạng xã hội, bạn đã áp dụng chiến lược phỏng vấn tốt nhất của bạn, hoàn thành việc kiểm tra thông tin đối chiếu của ứng viên, nghiên cứu về giá trị thị trường của vị trí và giờ tới lúc bạn đưa ra một lời mời làm việc chính thức. Nhưng bạn phải làm gì để chốt được thỏa thuận và có được ứng viên mong muốn?

 

Trong thị trường lao động cạnh tranh hiện nay, việc đơn thuần đưa ra lời đề nghị công việc cho một ai đó thật khó để đảm bảo rằng người này sẽ nhận công việc theo lời mời của bạn.  Giai đoạn của quá trình tuyển dụng này được xem là phức tạp nhất.

Nhà tuyển dụng phải kiểm soát được những đàm phán về lương và phúc lợi, thể hiện sự chuyên nghiệp và tâng bốc những cơ hội mà công ty bạn cung cấp. Ngoài ra, nó không chỉ là việc doanh nghiệp chọn người tốt nhất mà còn chắc rằng người giỏi cũng muốn chọn doanh nghiệp.

 

Hành động nhanh

 

Bất kì sự trì hoãn nào trong việc đưa ra lời đề nghị cũng có thể làm doanh nghiệp mất ứng viên mong muốn. Hãy nhanh chóng chốt những thỏa thuận với ứng viên. Một lời đề nghị sớm thể hiện rằng mong muốn của công ty có bạn trong đội ngũ. Điều đó cũng chứng tỏ rằng nhà tuyển dụng có thể ra quyết định nhanh và tôn trọng thời gian của ứng viên. Ngược lại, kéo dài thời gian tuyển dụng có thể tạo cho ứng viên ấn tượng rằng bạn không thể quyết định được. Đó không phải loại doanh nghiệp mà các ứng viên muốn làm.

 

Đưa lời đề nghị có tính cạnh tranh

 

Trước khi bước vào vòng đàm phán, hãy kiểm tra kĩ về xu hướng lương hiện nay trên thị trường. Bất kì lời đề nghị nào nhà tuyển dụng đưa ra cũng nên công bằng với ứng viên và phù hợp với tiêu chuẩn của ngành và doanh nghiệp bạn.

 

 

Sáng tạo với gói lương và phúc lợi

 

Nhiều công ty cảm thấy khó khăn trong việc đưa ra gói lương và phúc lợi cho nhân viên. Khi bạn không thể cho nhân viên môt mức lương khởi đầu cao như mong muốn, hãy cân nhắc những khuyến khích tài chính khác như quyền được mua cổ phiếu, chia sẻ lợi nhuận và thưởng. Ngày càng nhiều ứng viến, đặc biệt với những người muốn làm việc cho các công ty nhỏ, cảm thấy thích thú với những lợi ích có giá trị thiết thực với cuộc sống giúp họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống như thời gian linh hoạt và cơ hội làm việc từ xa.

 

Văn bản hóa chính sách lương và phúc lợi

 

Nhìn chung, cách tốt nhất là đích thân nhà tuyển dụng đưa ra lời mời làm việc. Vì thế bạn có thể giải thích tất cả vấn đề liên quan đến gói lương và phúc lợi và ứng viên có thể hỏi bất kì câu hỏi nào.Tránh những hiểu lầm do cách thể hiện trong văn viết.

Cùng với mức lương khởi điểm, nên bao gồm những chi tiết thêm như chức danh công việc, trách nhiệm, địa điểm làm việc, v.v… Cẩn thận không để ngụ ý những gì bạn có thể cung cấp, ví dụ, câu nói ngụ ý về tính an toàn của công việc có thể được diễn nghĩa như là một lời hứa, làm khó cho người khác hiểu.

 

Ca ngợi về doanh nghiệp

 

Đưa ra lời đề nghị là khoảng thời gian để quảng bá về những lợi ích khi làm việc tại công ty của bạn. Nhấn mạnh rằng tại sao ứng viên nên làm việc tại công ty của bạn. Nó có thể là bất cứ điều gì, giống như cơ hội làm việc cho một doanh nghiệp tiên phong, cơ hội để có bước tiến mới, sự công nhận của nhân viên và các chương trình khen thưởng hoặc văn hóa doanh nghiệp khác biệt.

 

Biết khi nào dừng lại

 

Không phải tất cả ứng viên đều đồng ý với lời đề nghị nhận việc. Một vài ứng viên tỏ ra lưỡng lự như một mánh của đàm phán, thái độ lưỡng lự của họ có thể làm bạn phải đưa ra mức đề nghị tốt hơn. Những người khác có thể không chắc rằng công việc phù hợp với họ. Cố gắng tìm hiểu nguyên do vì sao họ chưa đồng ý. Nếu ứng viên đang mong đợi một mức lương tốt hơn, hãy suy nghĩ liệu nó có phù với những đóng góp tiềm năng của ứng viên.

 

Tương tự, việc biện hộ tình huống cần gấp người của bạn có thể gây tác dụng ngược khi ứng viên suy nghĩ lại và nghỉ việc chỉ trong vòng vài tháng.

 

Quyên Trần

 

Sao chép thành công