Hiện nay, có một sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên thị trường lao động. Lượng hồ sơ ứng tuyển ngày một nhiều đồng nghĩa với cơ hội để bạn có được công việc mơ ước càng trở nên mong manh. Nhất là khi bạn có những khoảng trống trong hồ sơ xin việc của mình. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn không tìm được việc trong khoảng thời gian dài nhưng chắc chắn nếu không có cách giải quyết đúng đắn, bạn sẽ để lại ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng.
Trong bài viết hôm nay, Careerlink.vn sẽ giúp bạn lấp chỗ trống trong hồ sơ của mình một cách hiệu quả nhất.
1.Trước khi bạn viết hồ sơ
Đánh giá kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân: Bạn nên nghiên cứu mục tiêu công việc đang ứng tuyển để tìm hiểu những điều nhà mong muốn ở các ứng viên. Sau đó, lập một danh sách các kỹ năng của bạn phù hợp, kinh nghiệm, trình độ giáo dục và điều khiến bạn trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.
Làm mới các kỹ năng: Sau một thời gian không đi làm, một số kỹ năng của bạn cần phải được cập nhật. Bởi bạn đang cạnh tranh với những người có trong tay sự nghiệp ổn định, việc làm mới ban thân sẽ giúp nâng cao cơ hội thành công. Bạn có thể ghi danh vào các khóa học, nghiên cứu độc lập và thực hành các kỹ năng của bạn bất cứ khi nào có thể. Điều này sẽ thúc đẩy sự tự tin và giúp bạn trở lại cuộc chơi.
Tham gia các công việc tình nguyện, các dự án nghiên cứu, đào tạo: Việc hòa mình vào môi trường xung quanh làm sẽ cung cấp cho bạn các kỹ năng, kinh nghiệm liên quan để thêm vào hồ sơ của bạn. Làm công việc tình nguyện, tham gia một tổ chức chuyên nghiệp, tham dự các hội nghị và các dự án có thể giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng hơn.
2.Trong khi viết hồ sơ
Chọn form mẫu phù hợp: Sau một thời gian không đi làm, nhiều ứng viên cho rằng họ cần một sơ yếu lý lịch có chức năng ẩn các khoảng trống. Tuy nhiên, hãy cẩn thận về việc chọn lựa định dạng này vì nhà tuyển dụng có thể nghi ngờ bạn đang cố gắng che giấu điều gì đó. Bạn có thể sử dụng một sơ yếu lý lịch kết hợp trong đó chú trọng vào những kỹ năng và thành tích đạt được hơn là những công việc trước đây và thời gian làm việc. Để từ đó nhà tuyển dụng chú ý hơn đến những điểm nổi bật thay vì những khoảng trống.
Làm nổi bật những yếu tố tích cực: Có nhiều cách tích cực để giải thích sự ngắt quãng trong quá trình làm việc, hoặc chuyển sự chú ý sang hướng khác để những khoảng thời gian này không được xem như là một lỗ hổng trong sơ yếu lý lịch của bạn. Hãy sử dụng hồ sơ xin việc để trình bày việc bạn đã chuyên tâm cập nhật và nâng cao những kỹ năng của mình ra sao kể từ khi nghỉ làm, từ những công việc tạm thời, hay qua việc tham gia hoạt động tình nguyện hoặc các khóa học phát triển kỹ năng nghề nghiệp…
Ví dụ, nếu bạn dành thời gian đi du lịch, hãy đề cập đến việc tiếp xúc với các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau. Hay việc bạn đã tổ chức hoặc tham gia một sự kiện gây quỹ cho tổ chức từ thiện. Bạn nên gắn những kinh nghiệm có liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Điều này sẽ thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn vẫn tiếp tục cống hiến và theo đuổi định hướng nghề nghiệp ngay cả khi bạn không đi làm.
Tránh đề cập đến ngày tháng: Thông thường, kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ được giới thiệu từ phần mới nhất đến cũ nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì bạn nên tránh đề cập đến ngày tháng cụ thể xung quanh khoảng thời gian trống. Thay vào đó, đặt chúng trong dấu ngoặc đơn bên cạnh chức danh công việc của bạn.
Dùng đơn xin việc để giải thích: Bất cứ ai cũng có những nguyên nhân khác nhau khi không có việc làm trong một khoảng thời gian. Vậy, đơn xin việc là nơi thích hợp để bạn giải thích lý do tại sao có những khoảng trống trong sự nghiệp của bản thân. Khi viết thư, hãy nhấn mạnh rằng hiện bạn có sẵn sàng và vui mừng về việc theo đuổi việc làm. Đừng quên đề cập đếnnhững việc bạn đã làm trong thời gian đó để phát triển kỹ năng của bản thân. Hãy để sự nhiệt tình giúp bạn trở nên nổi bật thông qua lá thư của mình.
Hãy nhớ rằng, bạn sẽ cần phải làm việc chăm chỉ để tìm kiếm việc làm hơn các đồng nghiệp với kinh nghiệm làm việc dày dạn. Hãy luôn cởi mở và giữ thái độ tích cực. Bạn có thể sẽ phải chấp nhận một mức lương thấp hơn hoặc bắt đầu ở một vị trí thấp hơn so với một trong những công việc bạn có trước đây. Đó là một thực tế khiến bạn khó chấp nhận nhưng hãy vượt lên và sử dụng nó như một cơ hội để chứng minh bản thân. Chúc bạn may mắn và thành công.
Phương Thảo
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- TikTok Video2024.11.14Rủ sếp chơi lại lần nữa và cái kết P3
- Tư vấn nghề nghiệp2024.11.13Multimedia là gì? Mức lương và cơ hội việc làm ngành Multimedia
- Tư vấn nghề nghiệp2024.11.13Specialist là gì, khác gì với Executive và Generalist?
- Tư vấn nghề nghiệp2024.11.13Hubspot Academy là gì? Hướng dẫn học và thi chứng chỉ Hubspot