Mục Lục
Dashboard là gì? Dashboard là một trong những công cụ được doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết các vấn đề về phân tích dữ liệu và hiểu dữ liệu. Vì lượng thông tin đến từ nhiều nguồn khác nhau khá lớn vậy nên dashboard chính là giải pháp hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp giải quyết được những vấn đề liên quan đến dữ liệu. Vậy lợi ích của dashboard đối với doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng CareerLink tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Dashboard là gì?
Dashboard được biết đến là bảng điều khiển kỹ thuật quản lý thông tin và kinh doanh thông minh. Bạn có thể dùng dashboard để thu thập và tổng hợp toàn bộ dữ liệu của một doanh nghiệp. Qua đó bạn doanh nghiệp sẽ biết được chính xác và tổng quát về năng suất của các bộ phận trong công ty, kịp thời nắm bắt xu hướng mới.
Phần giải thích của dashboard tuy ngắn gọn nhưng lại đúng trọng tâm và bao hàm toàn bộ vấn đề cần thiết. Nhà quản lý có thể dễ dàng thấy được các thước đo chỉ số hoạt động của doanh nghiệp dựa vào hình ảnh đồ thị đa chiều, việc gom lại các báo cáo và mục những tính năng được sử dụng thường xuyên giúp tiết kiệm thời gian hơn.
So với báo cáo thông thường thì dashboard có nhiều ưu điểm nổi trội hơn bởi các thông tin thể hiện sẽ bao gồm những báo cáo nhỏ như hoạt động của doanh nghiệp như nhân sự, tài chính, kinh doanh… đến những thống kê được ghi chép qua nhiều năm lấy làm thông tin để dự đoán kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp.
“Dashboard là một công cụ quản lý thông tin theo dõi và hiển thị KPI cũng như chỉ số một cách trực quan, giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu suất kinh doanh của mình.”
Sự khác nhau giữa báo cáo truyền thống và dashboard là gì?
Dashboard được xây dựng bởi các chuyên gia am hiểu sâu về kinh tế bởi chúng gồm nhiều thông tin, vấn đề quan trọng mà người chuẩn bị dashboard muốn được trình bày và gửi đến người đọc.
Do đó để có được thông tin đầy đủ thì bạn cần phải mất nhiều thời gian tổng hợp và lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau dưới dạng các báo cáo thu hoạch được trong quá trình kinh doanh. Số liệu chính xác trong từng báo cáo nhỏ sẽ làm rõ vấn đề cần đặt ra.
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn dashboard với những báo cáo thông thường, tuy nhiên điểm khác nhau giữa chúng là:
Báo cáo truyền thống là những thông tin, dữ liệu về hoạt động kinh doanh sau một quá trình xác minh, thu thập sẽ được báo cáo với cấp trên ở nhiều góc độ khác nhau.
Dashboard sẽ dựa vào chủ yếu là sự phân tích, thu thập, tổng hợp các số liệu đến từ nhiều những báo cáo nhỏ. Sau đó sẽ được trình bày dưới dạng biểu đồ, bảng dữ liệu một cách ngắn gọn và có tính khoa học. Vì thế phương pháp này mang đến sự logic và dễ hiểu hơn cho người đọc, hỗ trợ phát triển kinh doanh nhanh chóng.
Các dạng dashboard thường gặp
Hiện dashboard rất khó để phân loại bởi tính linh hoạt và tùy chỉnh, tuy nhiên vẫn có thể chia thành 7 loại chính dưới đây:
Bảng điều khiển kinh doanh;
Bảng điều hành;
Bảng điều khiển KPI;
Bảng điều khiển dự án;
Bảng điều khiển hiệu suất;
Trang tổng quan;
Bảng điều khiển hoạt động.
Công dụng của dashboard đối với doanh nghiệp
Dashboard có công dụng chính là hiển thị dữ liệu từ các nguồn khác nhau một cách dễ hiểu, toàn diện. Vì thế mà các doanh nghiệp thường sử dụng dashboard để theo dõi, đo lường và phân tích dữ liệu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Từ dữ liệu thô (raw data) đến từ nhiều nguồn sau đó sẽ được trình bày rõ ràng, dễ hiểu để bất cứ ai cũng có thể hiểu được.
Dashboard dùng để đo lường cả chỉ số khách hàng, thông tin tài chính, thông tin bán hàng, phân tích trang web, thông tin sản xuất…
Ngoài ra dashboard còn được sử dụng để phân tích những dữ liệu phức tạp hoặc theo dõi, trình bày dữ liệu. Sử dụng dashboard trong bài thuyết trình sẽ là cách để các bên liên quan hiểu được rõ hơn về thách thức, cơ hội và tiềm năng phát triển để thực hiện thay đổi trong tương lai cho phù hợp.
Lợi ích của dashboard đối với doanh nghiệp
Với những công dụng như vậy thì lợi ích của dashboard là gì? Đó là:
Giúp dữ liệu được trình bày một cách rõ ràng hơn
Với việc trình bày tổng quan, người dùng sẽ luôn biết chính xác những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp của mình. Họ sẽ biết cái gì hiệu quả và cái gì không hiệu quả.
Phân tích dữ liệu theo thời gian thực
Điều này giúp người dùng thấy các xu hướng mà trước đây họ có thể không thấy được. Điều này có thể giúp nhân viên đưa ra quyết định tốt hơn và nâng cao hiệu quả công việc của họ.
Ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn
Dashboard giúp người dung nhanh chóng và dễ dàng xem các thông tin trong dữ liệu mà họ có thể chưa từng thấy trước đây. Điều này sẽ giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn nhanh hơn, bằng cách giúp họ xác định các vấn đề và cơ hội sớm hơn.
Quản lý rủi ro
Dashboard đóng vai trò là công cụ trực quan nhanh chóng để xác định xu hướng, điều này có thể rất hữu ích để ngăn ngừa các tình huống rủi ro có thể xảy ra.
Tăng lợi nhuận
Như chúng ta đã thấy trước đó, dashboard hiển thị chính xác khía cạnh nào trong công ty đang hoạt động kém hiệu quả và khía cạnh nào đang cải thiện hiệu quả kinh doanh. Dựa vào đó, công ty có thể tập trung thời gian và nguồn lực để tối ưu hóa lợi nhuận.
Nguyên tắc khi lập dashboard
Nếu bạn muốn lập dashboard, bạn cần nắm vững các yếu tố khi lập dashboard là gì.
Less is Better – Nguyên tắc quan trọng nhất
Nguyên tắc đầu tiên bạn cần phải nhớ trước khi lập Dashboard đó là thông tin chỉ cần vừa đủ, không cần quá nhiều. Tâm lý chung của những người quản lý đó là mong muốn báo cáo phải chi tiết, đầy đủ. Nhưng việc phân tích một vấn đề bạn chỉ cần có đủ thông tin để xử lý là được.
Việc đưa tất cả các dữ liệu vào Dashboard sẽ tốn khá nhiều thời gian, vậy nên bạn chỉ cần nắm qua tình hình của doanh nghiệp rồi đưa những thông tin thật sự cần thiết vào báo cáo. Chắt lọc thông tin khi lập Dashboard sẽ giup cho biểu đồ được hình thành một cách chính xác, đầy đủ hơn.
Xác định đúng đối tượng người xem
Tiếp theo điều bạn cần quan tâm đó là người đọc báo cáo là ai. Khi đã có đối tượng thì báo cáo của bạn mới trở nên ý nghĩa và đúng trọng tâm hơn. Bởi mỗi đối tượng khác nhau thì thông tin và cách thức trình bày cũng sẽ có sự khác biệt. Nếu xác định được đúng đối tượng cũng như cách trình bày phù hợp thì việc người đọc muốn xem lại báo cáo của bạn lần hai là điều hiển nhiên.
Đưa ra nhận xét, phân tích đi kèm khung cảnh
Một bài báo cáo chỉ có duy nhất một bảng biểu và đồ thị là chưa đủ. Vậy nên bạn cần thêm vào cả những nhận xét, đánh đánh giá dựa trên suy nghĩ của người lập để tăng thêm độ hiệu quả. Người lập báo cáo đương nhiên phải hiểu rõ các số liệu vậy việc đưa thêm những nhận xét, phân tích của mình vào Dashboard sẽ giúp bài báo cáo có giá trị hơn.
Cách lập ra một dashboard
Có rất nhiều trang giúp bạn có thể lập được một dashboard như: Tableau, Excel, Google Sheets, Google data studio. Tuy nhiên bạn nên nắm rõ các bước cơ bản dưới đây để xây dựng được một dashboard tiêu chuẩn:
Xác định đối tượng và mục tiêu của bạn
Bạn cần đặt ra câu hỏi bạn xây dựng bảng điều khiển này cho ai? Họ cần hiểu những thông tin gì? Từ đó bạn có thể trả lời cho câu hỏi của họ một cách dễ dàng với các hình ảnh và dữ liệu đã chọn.
Chọn dữ liệu của bạn
Bạn nên chọn dữ liệu liên quan đến đối tượng và mục tiêu để người xem không bị quá tải trước lượng thông tin khổng lồ. Bởi hầu hết các doanh nghiệp đều có rất nhiều dữ liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau.
Kiểm tra kỹ dữ liệu
Đảm bảo dữ liệu chính xác, rõ ràng trước khi bạn lập bảng dashboard.
Chọn hình ảnh trực quan phù hợp
Hiện nay có rất nhiều hình ảnh trực quan khác nhau để bạn sử dụng như biểu đồ, đồ thị…Vậy nên bạn cần chọn loại phù hợp nhất để hiển thị một cách rõ ràng dữ liệu của bạn.
Đơn giản
Nên sử dụng những màu sắc và phong cách đơn giản để dashboard dễ nhìn và không bị lộn xộn.
Lặp lại và cải thiện
Sẵn sàng đón nhận phản hồi và tìm xem điều đó có hợp lý với họ hay không. Ngoài ra bạn cũng hãy ghi nhớ những phản hồi để thực hiện cải tiến cho dashboard trở nên tốt hơn.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về dashboard là gì và những lợi ích của dashboard đối với doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều trang web có sẵn các template để bạn tạo lập dashboard một cách nhanh chóng và hiệu quả phục vụ cho công việc của mình.
Hồng An
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- TikTok Video2024.11.07Vậy sao ai dám xin?
- Tư vấn nghề nghiệp2024.11.07Funnel design là gì? Tìm hiểu sales funnel và cách xây dựng
- Tư vấn nghề nghiệp2024.11.07Triết lý kinh doanh là gì? Tầm quan trọng và các bước xây dựng
- Góc kỹ năng2024.11.07Technical skills là gì, làm gì để cải thiện technical skills?