Khi được hỏi Sale là gì, ai cũng sẽ nói rằng đó là công việc rất hấp dẫn bởi tính linh hoạt và khả năng kiếm được mức hoa hồng không giới hạn. Vậy nhưng, không phải tất cả mọi người đều phù hợp với công việc này. Nếu bạn có bất kỳ đặc điểm nào trong số những điều sau đây, đó là dấu hiệu bạn nên tìm một con đường sự nghiệp khác.
Tuy nhiên, trước tiên hãy tìm hiểu sale là gì nhé.
Sale là gì?
Sales là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Bộ phận bán hàng của các doanh nghiệp được chia thành các nhóm khác nhau. Và các nhóm bán hàng này thường được xác định dựa trên:
· Khu vực bán hàng
· Sản phẩm hoặc dịch vụ họ đang bán
· Khách hàng mục tiêu
Mục tiêu của sales là tiếp cận với những khách hàng tiềm năng có sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của họ hoặc phù hợp với mô tả về khách hàng mục tiêu của họ với hi vọng cung cấp giải pháp và khiến khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của họ.
Dấu hiệu bạn không phù hợp với nghề sale là gì?
Bạn sợ bị từ chối
Không phải lúc nào nhân viên sale cũng sẽ thành công 100% khi bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, mà ngược lại họ sẽ thường xuyên bị từ chối, đặc biệt là khi chào hàng qua điện thoại. Bởi vì điều này nên một nhân viên bán hàng phải có sự bình tĩnh và nhanh chóng lấy lại tinh thần sau khi bị từ chối. Nếu bạn sợ nghe thấy những từ như “Tôi không có nhu cầu”, “Tôi đang bận” thì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm khách hàng mới và dập tắt nhiệt huyết của bạn. Vì vậy, nếu bạn không thể đối mặt với lời từ chối và cố gắng hết sức để tránh điều đó thì bán hàng không phải là công việc phù hợp với bạn.
Bạn bi quan
Nhân viên bán hàng cần duy trì thái độ tích cực tại mọi thời điểm, đặc biệt là trước mặt khách hàng. Họ phải đáp ứng chỉ tiêu doanh số, cố gắng giành lấy khách hàng và rất dễ mất khách hàng vì nhiều lí do không tưởng. Trong khi những người lạc quan có thể xử lý các vấn đề này một cách dễ dàng thì người bi quan có thể suy sụp vì áp lực và có nhiều khả năng thất bại. Nếu bạn có xu hướng chỉ nhìn vào mặt tiêu cực của vấn đề, bạn có thể không phù hợp với công việc bán hàng.
Bạn luôn trì hoãn
Như đã nói ở phần Sale là gì thì nhân viên bán hàng phải là người chủ động, nếu không họ sẽ không thể thành công ở vị trí này. Một cuộc điện thoại để giới thiệu bản thân với khách hàng tiềm năng mới có thể đợi đến sáng mai nhưng tại sao không làm điều đó ngay hôm nay? Nhân viên bán hàng cần cảm thấy khẩn trương hoàn thành công việc nếu không họ sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và chốt hợp đồng. Khi bạn chọn cách “để dành” mọi thứ cho ngày mai có nghĩa là bạn đang tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh liên lạc và giành lấy khách hàng của bạn.
Tiền không phải là động lực lớn đối với bạn
Có một số người rất thành công trong lĩnh vực bán hàng vì họ đam mê thử thách hoặc vì đó là công việc phù hợp với họ, chứ không phải vì tiền. Tuy nhiên, sẽ không thể không thừa nhận rằng động lực của phần lớn nhân viên bán hàng đến từ vấn đề tài chính. Điều này không có nghĩa là họ tham lam và chỉ biết nghĩ đến tiền mà đơn giản là việc kiếm tiền rất quan trọng đối với họ. Không có động lực này, bạn sẽ không có lí do để cố gắng nhiều hơn. Nhân viên bán hàng được trả lương cao vì công việc khó khăn và vì vai trò cần thiết của họ. Nhưng nếu bạn nói rằng “Tiền không quan trọng đối với tôi” thì có rất nhiều việc khác phù hợp với bạn hơn là bán hàng.
Bạn sợ nói chuyện với mọi người
Bạn có biết điểm đặc trưng của sale là gì không? Đó chính là tiếp xúc với rất nhiều người. Nếu bạn là một người hướng nội, bạn vẫn có thể thành công với nghề bán hàng. Nhưng bạn sẽ không đạt được kết quả đó nếu bạn ghét nói chuyện với mọi người. Nhân viên bán hàng không chỉ cần thường xuyên giao tiếp với người khác, mà họ phải thường gặp gỡ mọi người có nhiều nền tảng với đủ loại tính cách khác nhau. Nếu ý nghĩ này khiến bạn chùn bước thì tốt hơn là bạn không nên dấn thân vào con đường bán hàng – vốn đòi hỏi sự cởi mở và dễ dàng bắt chuyện với người xa lạ.
Bạn đam mê việc “tạo ra sản phẩm” nhiều hơn là “tạo ảnh hưởng”
Nếu bạn hào hứng với việc tạo ra các ứng dụng, phần mềm hoặc các sản phẩm vật chất thì nghề bán hàng có thể không phải là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Điều đó không có nghĩa rằng bạn không thể vừa là một nhà sản xuất vừa là một người bán hàng, tuy nhiên bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Bởi bán hàng liên quan đến việc tạo ảnh hưởng và hiểu biết về tâm lý con người cùng với việc liên tục tương tác với khách hàng tiềm năng. Nếu bạn là một người có tâm lý của nhà sản xuất, có lẽ bạn sẽ thấy đây là những điều khiến bạn mất tập trung.
Không phù hợp để bán hàng không phải là điều gì quá tồi tệ và cũng không có nghĩa là bạn không bao giờ nên bán hàng. Nó đơn giản có nghĩa là bạn không nên theo đuổi nghề bán hàng. Để thành công nhất, hãy tìm các vai trò mà bạn có đầy đủ điều kiện nhất. Với chia sẻ Sale là gì cùng với các dấu hiệu bạn không phù hợp với sale trên đây, hi vọng bạn sẽ khám phá được nhiều hơn về bản thân và chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất.
Đặng Hảo
Tư vấn nghề nghiệp - Cẩm nang khác
- Procurement Manager là gì? Lí do đây là vị trí hấp dẫn
- Điều phối viên là gì? Mô tả công việc điều phối viên là gì?
- Trưởng phòng tiếng Anh là gì? Các chức vụ khác trong tiếng Anh bạn cần biết
- Nhân viên IT helpdesk là gì? Kỹ năng cần cần có để trở thành IT helpdesk
- Executive Assistant là gì? Công việc và kỹ năng cần có của Executive Assistant
- KCS là gì? Mô tả công việc của nhân viên KCS
- Nhân viên sale là gì? Kinh nghiệm trở thành nhân viên sale chuyên nghiệp
- Operation Manager là gì? Các kỹ năng Operation Manager cần có
- Mentor là gì? Cách chọn một mentor chất lượng
- Công việc của nhân viên thu mua và những kỹ năng cần thiết
- Ứng tuyển là gì? Bí quyết để ứng tuyển việc làm đạt hiệu quả cao nhất
- Kiến tập là gì? Mách bạn bí quyết kiến tập thành công
- Kế toán công nợ là gì? Tất tần tật điều cần biết về kế toán công nợ
- Cộng tác viên là gì? 6 kỹ năng cần có của cộng tác viên
- PR là gì? Các bước lập kế hoạch PR chuyên nghiệp và hiệu quả
- Tìm hiểu về công việc của trợ lý giám đốc và yếu tố để thành công
- QC là gì? Những điều cần thiết để trở thành nhân viên QC
- Content Marketing là gì? Vài điều nhất định cần biết trước khi bước vào nghề
- R&D là gì? Những kiến thức cần biết xoay quanh công việc R&D
- CPA là gì và tất cả những điều cần biết về CPA
- 4 lí do công ty thường để “lương thỏa thuận” khi tuyển dụng
- Dự đoán nghề nghiệp phù hợp với bạn theo cung hoàng đạo
- 7 Bí quyết sử dụng mạng xã hội để phát triển sự nghiệp
- [Giải đáp] 6 lý do: Tại sao bạn không được tuyển dụng?
- 9 Bí quyết xây dựng lòng tin nơi sếp nên thực hiện
- Sinh viên mới ra trường nên đàm phán lương thế nào
- 5 điều nhà tuyển dụng không thích khi chọn hồ sơ trực tuyến
- Để nhanh chóng tìm được việc sau khi bị sa thải
- 5 bước để cải thiện kế hoạch phát triển sự nghiệp của bạn
- Headhunter là gì và các headhunter làm việc như thế nào?
- Phải làm gì khi một headhunter gọi bạn?
- Giữ vững quá trình thăng tiến sự nghiệp của bạn theo đúng hướng
- Cách thuyết phục khách hàng hữu hiệu nhất trong kinh doanh
- Nhà tuyển dụng chọn bạn thái độ hay kinh nghiệm
- Luân phiên trong công việc: Nên hay không?
- 10 tác phong làm việc giúp bạn thành công trong sự nghiệp
- Tìm hiểu về các phong cách giao tiếp phổ biến
- Linh hoạt trong cuộc sống để đạt thành công dễ dàng hơn
- Giải pháp cải thiện sự nhàm chán trong công việc
- Ngày đầu tiên đi làm – những điều nên và không nên làm