Mục Lục
Project Executive được xem là vị trí vừa có nhiều cơ hội lại đối mặt với nhiều thách thức. Vậy có điểm gì đặc biệt về vị trí này? Hãy cùng tìm hiểu Projcet Executive là gì cùng các trách nhiệm phổ biến trong bài viết sau đây nhé.
Project Executive là gì?
“Project Executive là người quản lý và điều phối dự án ở cấp độ chuyên gia trong doanh nghiệp, có nhiều kinh nghiệm so với sinh viên mới ra trường nhưng lại kém hơn so với Project Manager.”
Công việc của Project Executive
Project Executive là vị trí quan trọng trong bất cứ dự án nào vì họ phụ trách mọi khâu từ tiếp nhận đến khi kết thúc dự án. Cụ thể:
- Tiếp nhận dự án theo phân công của cấp trên;
- Nghiên cứu tiềm năng thực tế của dự án đế tìm ra cơ hội cũng như thách thức trước khi tiến hành thực hiện;
- Lên kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện dự án hiệu quả nhất;
- Lập kế hoạch chi phí kể cả những khoản phát sinh để tối ưu lợi nhuận;
- Dự trù các phương án thay thế trong trường hợp các thay đổi có thể xảy ra như thiếu hụt ngân sách hoặc nhân sự;
- Phân chia công việc cụ thể cho các nhóm;
- Đưa ra các yêu cầu và kỷ luật đảm bảo dự án diễn ra suôn sẻ nhất;
- Theo dõi sát sao quá trình thực hiện, chú ý đến các trở ngại, rủi ro có thể xảy ra;
- Giải quyết, xử lý các sự xố phát sinh trong quá trình thực hiện dự án;
- Đưa ra quyết định triển khai, dừng, tạm hoãn hay hủy dự án dựa vào tình hình thực tế.
Những kỹ năng cần có của Project Executive
Nói đến Project Executive, nhiều người nghĩ ngay đến một người có khả năng đa nhiệm và linh hoạt bên cạnh trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, Project Executive còn cần nhiều hơn thế. Hãy cùng xem các kỹ năng cần có của Project Executive là gì nhé.
- Nắm cững quy trình hoạt động và triển khai dự án của công ty;
- Có khả năng thương lượng, thuyết phục, trình bày với các bên liên quan để đảm bảo quyền lợi của các bên;
- Khả năng tính toán và có tầm nhìn;
- Hiểu và nhận định tốt về năng lực của nhân sự trong nhóm;
- Có khả năng lên kế hoạch về ngân sách nhằm đảm bảo tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp;
- Truyền cảm hứng cho các nhóm, thúc đẩy sự hợp tác và tạo ra một môi trường nơi mỗi thành viên trong nhóm cảm thấy có động lực để cống hiến hết mình.
- Đưa ra quyết định sáng suốt và kịp thời. Quan trọng nhất, việc ra quyết định cần phải có đạo đức. Điều đó có nghĩa là đảm bảo mọi quyết định đều công bằng, minh bạch và phù hợp với các nguyên tắc đạo đức và giá trị của doanh nghiệp.
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử. Kỹ năng giao tiếp và con người là huyết mạch của quản lý dự án. Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả sẽ tăng cường sự hợp tác và giảm thiểu hiểu lầm.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian. Thời gian là nguồn lực quan trọng trong quản lý dự án và quản lý thời gian hiệu quả là điều cần thiết để đáp ứng thời hạn và đạt được mục tiêu của dự án.
- Trung thực, cẩn thận và nhiệt tình với dự án.
- Cập nhật công nghệ mới nổi. Việc theo kịp các công nghệ mới, dù là công cụ quản lý dự án hay sự phát triển trong ngành cụ thể của họ, là rất quan trọng để quản lý dự án thành công.
Cơ hội và thách thức của Project Executive
Giống như bất kỳ vị trí nào khác, Project Executive cũng có những cơ hội đi đôi với thách thức. Để hiểu rõ hơn về những gì họ nhận được và khó khăn gặp phải, hãy cùng tiếp tục đọc nội dung sau đây nhé.
Cơ hội
Cơ hội của Project Executive có thể bao gồm
- Được tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người gồm khách hàng, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Được rèn giũa và nâng cao sự tự tin trong công việc.
- Cải thiện khả năng xử lý tình huống, đánh giá và giải quyết vấn đề…
- Có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển trong sự nghiệp.
Thách thức
Cùng với các thuận lợi, Project Executive cũng gặp phải nhiều thách thức như:
- Áp lực lớn trong thời gian thực hiện dự án.
- Khó khăn khi làm việc với các khách hàng khó tính.
- Cân đối ngân sách để mang về lợi nhuận tối đa, tránh thất thoát.
- Luôn trong tình thế sẵn sàng đối mặt với nhiều sự cố không lường trước có thể xảy ra trong khi thực hiện và sau khi dự án hoàn thành.
Mức lương của Project Executive
Mức lương trung bình của Project Executive dao động từ 7-15 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô, độ khó của dự án cũng như tùy từng khu vực địa lý của doanh nghiệp.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về Project Executive là gì để có thể dễ dàng trong việc định hình nghề nghiệp. Nếu muốn tìm công việc Project Executive ở các cấp độ, bạn hãy truy cập vào CareerLink.vn để kịp thời cập nhật các thông tin tuyển dụng mới nhất nhé.
Trang Trần