5 bài học lãnh đạo từ Tổng thống Obama

Barack Hussein Obama là tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ. Ông là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào chức vụ này. Vượt qua rất nhiều ranh giới về dân tộc, tầng lớp, khu vực địa lý, đảng phái chính trị và chủng tộc, ông đã đi từ thành tích này đến thành tích khác. Cho dù ở bất kì phương diện nào thì Tổng thống Obama là một minh chứng điển hình của một nhà lãnh đạo với danh xưng “người lãnh đạo thế giới tự do”.

Với những cống hiến của mình như  thực hiện cải cách y tế, công nhận hôn nhân đồng tính là hợp pháp ở mọi quốc gia. Từ khi ông trở thành tổng thống, Hoa Kỳ ít phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nước ngoài hơn. Những chủ đề về y tế, giá dầu, hôn nhân luôn là một số trong những chủ đề gây tranh cãi nhất trong cuộc trò chuyện của người dân Mỹ. Là một nhà lãnh đạo, làm thế nào ông Obama đối đầu với rất nhiều tranh cãi mà vẫn dành được sự ủng hộ của mọi người. Hãy cùng tìm hiểu 5 bài học từ Tổng thống Obama để làm rõ hơn về nhà lãnh đạo đầy tự tin và lôi cuốn này.

1.Cho thấy thông điệp cá nhân

Danh tiếng của ông Obama là một nhà hùng biện sẵn sàng nêu ra quan điểm cá nhân. Ông đã phát biểu tại Tucson sau vụ nổ súng ở Trường tiểu học Sandy Hook. Ông đã nói chuyện tại tang lễ của Thượng nghị sĩ Daniel Inouye. Ông cho chúng ta thấy ông là chính mình, tạo ra những thông điệp đáng nhớ. Xuyên suốt sự nghiệp của mình, Obama đã thiết lập và duy trì danh tiếng là một người luôn luôn sẵn sàng và làm việc tích cực để giải quyết những vấn đề hiện tại một cách thấu đáo.

Bạn thấy đấy, nếu không có chính kiến cá nhân, bạn sẽ dễ dàng bị lung lạc trước ý kiến của người khác. Liệu bạn có khiến nhân viên của mình tin tưởng nếu cứ thay đổi liên tục kế hoạch và không chắc chắn?

2.Lặp lại từ “chúng ta”

Một nhân tố khác làm nên thành công trong lãnh đạo của Tổng thống Obama là việc ông biết cách đặt người nghe vào trung tâm của câu chuyện. Cho dù ông đang nói về bất cứ vấn đề gì, ngôn ngữ của ông Obama được đóng khung bằng “chúng ta” và “chúng tôi”. Khi ông Barack Obama phát biểu trước phiên họp chung của Quốc hội Mỹ lần đầu tiên, ông đã kể lại một câu chuyện “chung” của tất cả mọi người trước khi đề cập đến câu chuyện “riêng” của mình.

Đây không chỉ là chính trị. Hãy suy nghĩ về vai trò lãnh đạo của riêng bạn. Đôi khi, bạn không biết làm thế nào để kêu gọi sức mạnh tập thể, để mọi người cùng chung tay vào công việc chung. Bằng việc cho thấy quan điểm của bạn về “chúng ta” và “chúng tôi”, bạn sẽ tập hợp được những người có chung chí hướng và niềm tin với bạn.

3.Hãy tin tưởng

Khẩu hiệu tranh cử của ông Obama – “Change we can believe in” (Sự thay đổi mà chúng ta có thể tin tưởng được) đã đáp ứng đúng khát vọng thay đổi của đông đảo nhân dân Mỹ thông qua một chương trình vận động mang lại “luồng gió mới”: cam kết rút quân khỏi Iraq để tránh cho nước Mỹ sa lầy vào cuộc chiến không lối thoát; tăng cường tìm kiếm nguồn nhiên liệu, năng lượng mới để giảm phụ thuộc từ nước ngoài; tăng thuế người giàu và giảm thuế, tăng bảo hiểm y tế cho người nghèo, tạo ra thị trường hỗn hợp có cả bảo hiểm tư nhân lẫn bảo hiểm Nhà nước; hứa hẹn chính sách đối ngoại mềm dẻo dựa trên đối thoại…

Niềm tin vào sự thay đổi là điều cơ bản, là nền tảng trong việc lãnh đạo của ông. Nếu bạn mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, bạn phải giành được lòng tin và sự tín nhiệm của những người mà bạn mong muốn được lãnh đạo. Hiệu quả của tin tưởng sẽ tác động đến sự thay đổi mà bạn đang tìm kiếm: chính trị, xã hội, hoặc trong kinh doanh – có sức mạnh ngay cả khi nhiều người đang chống lại bạn.

4.Phong cách giao tiếp

Năm 2008, Đọc giả AdAge đã bình chọn Obama cho vị trí “Marketer của năm 2008” ngay trước khi ông trở thành chủ Nhà Trắng. Bên cạnh tuyên ngôn và hình ảnh đặc trưng, vị tổng thống da màu đầu tiên còn khéo léo lôi kéo cả web và mạng xã hội vào cuộc, từ buổi giao lưu ban đầu với nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đến việc ứng phó với những chỉ trích trên mạng và đăng tải video clip tích cực trên YouTube.

Obama giao tiếp với người dân thông qua nhiều kênh khác nhau bao gồm cả video, tin tức mạng, talk show, xuất hiện cá nhân, web cams. Nỗ lực để giao tiếp trên các phương tiện truyền thông mà khán giả của mình sử dụng, thậm chí qua giao tiếp, là một thương hiệu của Obama.

Bạn thấy đấy, là một nhà lãnh đạo, bạn không chỉ nên chỉ gửi email giao công việc bằng những mệnh lệnh và câu chữ khô cững. Hãy giao tiếp với nhân viên của mình, biết được điều họ muốn để có những điều chỉnh phù hợp. Có như vậy, bạn mới có được lòng tin và sự trung thành của nhân viên.

5.Không ngủ quên trên chiến thắng

Khi bạn là một nhà lãnh đạo với những thành công đáng nể, làm thế nào để bạn không bị ngủ quên trên chiến thắng? Ông Obama thường nói “Đây là một ngày tốt cho nước Mỹ. Chúng ta hãy trở lại làm việc nào.”

Ông lặp đi lặp lại cụm từ đó “chúng ta hãy trở lại với công việc”  hàng trăm lần trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông. Thay vì nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế của chiến thắng hay buồn bã về những điều không như ý muốn, ông Obama đã sử dụng mọi thời gian để thiết lập các giai đoạn tiếp theo của chương trình nghị sự của ông.

Bạn nên học tập điều này từ ông. Đạt doanh số cao trong quý này không có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục đạt được điều đó vào quý sau. Giành được một bản hợp đồng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ hoàn thành hợp đồng đó một cách xuất sắc đến tận cuối cùng. Vì vậy, hãy luôn cố gắng, nỗ lực hết sức mình để trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi.

Bằng phong thái của môt nhà lãnh đạo thực thụ, ông Obama đã xây dựng hình ảnh một vị tổng thống Mỹ thân thiện nhưng cũng không kém phần quyết đoán, mạnh mẽ.

Phương Thảo (dịch)

Sao chép thành công