Thuế môn bài là gì? Quy định về thuế môn bài bạn cần biết

Thuế môn bài là gì mà hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động đều phải nộp? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy tham khảo ngay bài viết sau nhé!

Thuế môn bài là gì?

“Thuế môn bài là một dạng thuế bắt buộc mà mọi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đều phải nộp hàng năm. Chúng còn được gọi là thuế trực thu và được thu trực tiếp theo nhiều bậc khác nhau”.

Các bậc này sẽ được căn cứ vào vốn điều lệ/ vốn đầu tư mà công ty đã đăng ký hoặc được tính theo doanh thu của năm kinh doanh liền kề trước đó.

Những đối tượng nào phải nộp và không cần nộp lệ phí thuế môn bài?

Không phải đối tượng nào cũng phải đóng lệ phí thuế môn bài, sẽ có những đối tượng bắt buộc phải đóng và những đối tượng được miễn, cụ thể như sau:

Những đối tượng phải nộp thuế môn bài

Trừ trường hợp được quy định tại điều 3, nghị định số 139/2016/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam, các đối tượng phải nộp lệ phí thuế môn bài bao gồm các tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như:

Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh được thành lập theo đúng quy định của pháp luật.

Các tổ chức, công ty được thành lập theo đúng luật.

Các đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nhà nước cũng phải đóng thuế môn bài.

Những tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân cũng không ngoại lệ.

Các doanh nghiệp, công ty, tổ chức khác đang hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các cá nhân, nhóm cá thể, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh với doanh thu được tính từ 100 triệu đồng trở lên.

Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhỏ lẻ của các tổ chức được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 theo điều 2 nghị định 139/2016/NĐ-CP (nếu có).

Những ai được miễn thuế môn bài?

Ngoài các đối tượng kể trên bắt buộc phải đóng thuế môn bài hàng năm, dưới đây là những trường hợp được miễn thuế khi hoạt động:

Các cá nhân, nhóm kinh doanh cá thể, các hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng doanh thu hàng năm chỉ dưới 100 triệu đồng.

Các cá nhân, nhóm, hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng không thường xuyên, không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của bộ tài chính.

Nhà nước miễn thuế môn bài đối với các cá nhân, nhóm, hộ gia đình kinh doanh, sản xuất muối.

Những tổ chức, đối tượng nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá cũng không cần phải đóng thuế môn bài.

Những điểm bưu điện văn hóa xã, cơ quan báo chí các loại cũng được miễn phí thuế.

Các đối tượng chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã mà hoạt động về dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Quỹ tín dụng nhân dân xã, các tổ chức hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Các chi nhánh, văn phòng, địa điểm đại diện kinh doanh của hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân đặt tại địa bàn miền núi xa xôi. Trong đó, các địa bàn miền núi này sẽ do ủy ban dân tộc xác nhận theo đúng quy định.

Mức thu thuế phí môn bài cần phải nộp là bao nhiêu?

Chắc chắn, khi đã biết thuế môn bài là gì, ai cũng phải nộp thuế bạn sẽ thắc mắc không biết phải nộp bao nhiêu là đúng. Cụ thể, mức lệ phí này sẽ được thu hàng năm và có cách tính theo đúng nghị định 139/2016/NĐ-CP và thông tư 302/2016/TT-BTC như sau:

Thuế môn bài được tính dựa trên cơ sở là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của tổ chức nộp thuế.

Ngoài ra, thuế trực thu này còn được tính căn cứ trên tổng doanh thu của cá nhân, doanh nghiệp trong năm vừa qua.

Vậy, khi nào thì dựa trên vốn điều lệ, vốn đầu tư, khi nào thì dựa trên mức tổng doanh thu doanh nghiệp? Mời bạn tiếp tục theo dõi phần nội dung phía sau đây!

Thu thuế môn bài dựa trên vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của các tổ chức là 3 triệu đồng/ năm đối với vốn điều lệ, đầu tư lớn hơn 10 tỷ đồng.

Đối với những hộ kinh doanh có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư nhỏ hơn hoặc bằng 10 tỷ đồng, thì mức thu sẽ là 2 triệu đồng/ năm.

Đối với các văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác ngoài 2 trường hợp trên thì mức lệ phí môn bài là 1 triệu/năm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý thêm 3 điểm quan trọng sau đây:

Nếu doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thành lập từ 01 – 07 đến ngày 31 – 12 thì chỉ cần đóng thuế môn bài 50% cho năm đó.

Nếu doanh nghiệp không có vốn điều lệ thì thuế môn bài sẽ căn cứ vào vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Như vậy, có thể thấy rằng, việc xác định đóng thuế môn bài sẽ xét lần lượt theo trình tự là: Vốn điều lệ – vốn đầu tư – cuối cùng là tổng doanh thu.

Thời gian chuẩn để nộp thuế môn bài là khi nào?

Mỗi một năm, thuế môn bài sẽ được thông báo, quy định thời gian nộp khác nhau. Tính riêng trong năm 2020, thời gian nộp thuế môn bài sẽ được tính như sau:

Chậm nhất là vào ngày 30/01/2019 dành cho các đối tượng doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc văn phòng đại diện được thành lập từ 2018 trở về trước.

Thời gian nộp thuế môn bài dành cho các doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc văn phòng đại diện thành lập trong năm 2020 chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai lệ phí.

Cách thức nộp thuế môn bài như thế nào?

Hiện nay, nộp thuế môn bài có 2 cách thức nộp phổ biến nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện hơn, cụ thể:

Nộp thuế môn bài trực tiếp tại các địa điểm, cơ quan nhà nước như: Kho bạc, ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, dịch vụ khác hay các cơ quan quản lý thuế trực tiếp, tổ chức được ủy nhiệm thuế môn bài…

Nộp thuế môn bài gián tiếp qua mạng tại website: nhantokhai.gdt.gov.vn của tổng cục thuế. Ở đây, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn là có thể tiến hành nộp thuế dễ dàng, nhanh chóng.

Những hình thức xử phạt khi không nộp thuế môn bài

Từ những nội dung vừa trình bày trên, chắc hẳn bạn đã biết thuế môn bài là gì và ai cũng phải có nghĩa vụ bắt buộc đóng thuế theo quy định. Vì thế, nếu bạn không nộp hoặc chậm trễ sẽ phải chịu phạt theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, quy định này được nêu ra tại thông tư 166/2013 và 130/2016 của bộ tài chính như sau:

Nộp trễ từ 1 đến 5 ngày, phạt cảnh cáo với điều kiện có tình tiết, giải trình lý do giảm nhẹ.

Nộp trễ từ 1 đến 10 ngày, phạt từ 400 ngàn đến 1 triệu đồng cho một lần.

Doanh nghiệp nộp chậm từ 10 ngày đến 20 ngày, số tiền phạt sẽ tăng lên từ 800 ngàn cho đến 2 triệu đồng.

Chậm nộp từ 20 ngày đến 1 tháng sẽ chịu phạt con số từ 1,2 triệu đồng cho đến 3 triệu.

Chậm nộp quá 30 ngày trở lên đến 90 ngày, phí phạt thuế môn bài của bạn là con số từ 1,6 triệu cho đến 5 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu thời gian chậm nộp nhiều hơn cả các ngày quy định trên, thì mức phạt được tính theo công thức: Số tiền chậm nộp = Mức lệ phí môn bài x 0,03% x số ngày chậm nộp.

Trên đây là những chia sẻ về thuế môn bài là gì và nhiều quy định về thuế môn bài có thể bạn chưa biết. Hy vọng rằng, bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích giúp bạn vững tin hơn khi đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam!

Pha Lê

Sao chép thành công