Một ngày đẹp trời đến văn phòng, bạn nhận được giấy yêu cầu thôi việc từ phía công ty. Đó có phải là thảm họa với bạn hay không? Và bạn sẽ ứng xử ra sao? Ứng xử bình tĩnh và thông minh là lời khuyên từ các chuyên gia CareerLink.vn khi các bạn rơi vào trường hợp này.
Giữ bình tĩnh tâm lý
Đừng bực bội, nóng nảy hay kiếm cớ gây chuyện khi đối mặt với tai ương bất ngờ. Hãy làm chủ tình huống trong mọi trường hợp nhận quyết định nghỉ việc.
Nếu vẫn còn cảm giác tức tối, giận dữ, hãy im lặng, nghỉ một thời gian ở nhà tìm thăng bằng khi tìm kiếm công việc mới.
Thẳng thắn trao đổi
Hãy sắp xếp một buổi trao đổi thật thẳng thắn với lãnh đạo công ty bạn. Tìm hiểu xem tại sao họ muốn bạn ra đi. Xử sự nhã nhặn để nhận được câu trả lời chân thành nhất. Biết đâu bạn sẽ biết ưu và nhược điểm bản thân để khắc phục cho công việc sau.
Cố gắng bàn giao công việc vui vẻ
Hãy tạo cho mình vẻ ngoài bình thường, bàn giao công việc đầy đủ để tránh mất thời gian thảo luận tiếp khi bạn ra đi. Thái độ khó chịu, phát ngôn bừa bãi, nói xấu sếp chỉ làm cho sự việc tệ hơn.
Nếu đủ lý trí, hãy gửi thông điệp nghỉ việc qua email, sms hay trực tiếp cho mọi người. Điều này để lại khá nhiều ấn tượng tốt cho các đồng nghiệp cũ, sếp và khách hàng.
Tuyệt đối không sao chép số liệu, tài liệu quan trọng
Việc sao chép các tài liệu, danh sách liên hệ khách hàng nội bộ là hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Cố tình gây cản trở kinh doanh công ty không hề mang lại cho bạn công việc cũ, hay giải quyết được vấn đề ở thời điểm hiện tại. Thậm chí, bạn có thể bị truy tố trước pháp luật. Ngoài ra, việc làm này có thể khiến bạn bị đánh giá bởi nhân cách và đạo đức không tốt, tạo vết nhơ trong hồ sơ xin việc.
Cân nhắc kỹ khi đưa ra kiện cáo
Việc buộc thôi việc của bạn có thể không công bằng, truy cập đủ chứng cứ cáo buộc công ty cũ chiếm rất nhiều thời gian và tiền bạc của bạn. Nên tham vấn ý kiến luật sư về quyền lợi bạn nhận được sau vụ kiên tụng. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng cách này, bởi không nhà tuyển dụng nào muốn nhân viên đã từng “nổi tiếng” trong các vụ kiện lao động.
Đề nghị cung cấp thư giới thiệu từ sếp
Làm đúng tuần tự các lời khuyên trên sẽ khiến sếp ấn tượng, thoải mái giúp cho bạn bản lý lịch tốt hay viết lá thư giới thiệu có lợi. Tài liệu nghỉ việc hợp pháp này đóng vai trò khá quan trọng cho việc xin việc sau này.
Nên tạo cho sếp cũ cảm giác thoải mái, chủ động đề nghị được tự viết thư giới thiệu, sếp chỉ cần xem và ký.
Dũng cảm đối mặt và vượt qua thử thách
Tự kiềm chế bản thân và cố gắng chấp nhận nhẹ nhàng, buộc thôi việc chỉ là một rủi ro trên bước đường sự nghiệp của bạn.
Hãy tận hưởng thời gian rãnh rồi, và nạp lại năng lượng. Lên kế hoạch bắt đầu lại chiến dịch tìm việc. Bạn có thể tìm đến các trang web giới thiệu việc làm uy tín như www.careerlink.vn để tìm một khởi đầu mới.
Bạn còn có nhiều cơ hội để chứng tỏ mình. Biết đâu may mắn, bạn tìm được công việc tốt hơn, có nhiều mối quan hệ làm ăn, có thể công ty cũ trở thành khách hàng của bạn, hay tình cờ ông chủ cũ giờ thành đối tác hay nhân viên dưới quyền của bạn- tất cả giả thuyết thú vị này điều có thể xảy ra.
Salem Ohgna
Tư vấn nghề nghiệp - Cẩm nang khác
- Procurement Manager là gì? Lí do đây là vị trí hấp dẫn
- Điều phối viên là gì? Mô tả công việc điều phối viên là gì?
- Trưởng phòng tiếng Anh là gì? Các chức vụ khác trong tiếng Anh bạn cần biết
- Nhân viên IT helpdesk là gì? Kỹ năng cần cần có để trở thành IT helpdesk
- Executive Assistant là gì? Công việc và kỹ năng cần có của Executive Assistant
- KCS là gì? Mô tả công việc của nhân viên KCS
- Nhân viên sale là gì? Kinh nghiệm trở thành nhân viên sale chuyên nghiệp
- Operation Manager là gì? Các kỹ năng Operation Manager cần có
- Mentor là gì? Cách chọn một mentor chất lượng
- Công việc của nhân viên thu mua và những kỹ năng cần thiết
- Ứng tuyển là gì? Bí quyết để ứng tuyển việc làm đạt hiệu quả cao nhất
- Kiến tập là gì? Mách bạn bí quyết kiến tập thành công
- Kế toán công nợ là gì? Tất tần tật điều cần biết về kế toán công nợ
- Cộng tác viên là gì? 6 kỹ năng cần có của cộng tác viên
- PR là gì? Các bước lập kế hoạch PR chuyên nghiệp và hiệu quả
- Tìm hiểu về công việc của trợ lý giám đốc và yếu tố để thành công
- QC là gì? Những điều cần thiết để trở thành nhân viên QC
- Content Marketing là gì? Vài điều nhất định cần biết trước khi bước vào nghề
- R&D là gì? Những kiến thức cần biết xoay quanh công việc R&D
- Sale là gì và dấu hiệu bạn không nên theo nghề sale?
- Bí Quyết Xác Định Môi Trường Làm Việc Phù Hợp Với Bạn
- 7 Bí quyết sử dụng mạng xã hội để phát triển sự nghiệp
- [Giải đáp] 6 lý do: Tại sao bạn không được tuyển dụng?
- 9 Bí quyết xây dựng lòng tin nơi sếp nên thực hiện
- Sinh viên mới ra trường nên đàm phán lương thế nào
- 5 điều nhà tuyển dụng không thích khi chọn hồ sơ trực tuyến
- Dấu hiệu cho thấy bạn sắp thăng tiến trong sự nghiệp
- Dấu hiệu cho thấy bạn bị quá tải trong công việc
- Nhân viên mới - Tạo ấn tượng tốt từ những ngày đi làm đầu tiên
- Lời khuyên cho những người mới làm quản lý
- 5 sai lầm phổ biến ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn
- 5 bước để cải thiện kế hoạch phát triển sự nghiệp của bạn
- Cách thuyết phục khách hàng hữu hiệu nhất trong kinh doanh
- Nhà tuyển dụng chọn bạn thái độ hay kinh nghiệm
- Luân phiên trong công việc: Nên hay không?
- 10 tác phong làm việc giúp bạn thành công trong sự nghiệp
- Tìm hiểu về các phong cách giao tiếp phổ biến
- Linh hoạt trong cuộc sống để đạt thành công dễ dàng hơn
- Giải pháp cải thiện sự nhàm chán trong công việc
- Ngày đầu tiên đi làm – những điều nên và không nên làm