Mục Lục
Chắc hẳn cụm từ cameraman không còn lạ gì với những ai yêu thích điện ảnh. Đây là lĩnh vực thu hút rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ hiện nay. Vậy công việc này có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn vai trò và trách nhiệm của cameraman là gì trong bài viết sau đây nhé.

Cameraman là gì?
“Cameraman hay nhân viên quay phim là người trực tiếp điều khiển máy quay để ghi lại những thước phim sống động dưới sự chỉ đạo của đạo diễn hình ảnh.”
Cameraman chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng hình ảnh và hiện thực hóa ý tưởng kịch bản. Họ đóng góp phần quan trọng trong việc tạo nên một tác phẩm nghệ thuật, là đại diện của cả ekip và người xem dựa vào đó để đánh giá về tác phẩm, dù là một bộ phim, video âm nhạc, TVC hay một chương trình truyền hình bất kỳ nào đó.
Không chỉ đứng yên một chỗ, các cameraman còn phải lăn xả nhiệt tình. Họ không chỉ trèo cây, lội nước mà còn tắm mưa, phơi nắng để cho ra đời những thước phim đẹp nhất và có ý nghĩa nhất. Ngoài ra, họ cũng còn phải biết cách chuyển động máy quay thật mượt mà, có thể là lia lên, lia xuống, qua trái sang phải hoặc đưa lại gần, kéo ra xa… Các cameraman có các phương pháp chuyển động máy quay để tạo thành phong cách của riêng mình.
Sư khác nhau giữa Cinematographer và Cameraman là gì?
Khái niệm Cameraman và Cinematographer rất dễ bị nhầm lẫn tuy nhiên trách nhiệm của hai công việc này lại khác nhau. Cameraman ghi lại các cảnh quay theo kịch bản, đạo diễn và Cinematographer. Cinematographer hay đạo diễn hình ảnh là người tạo ra hình thức của bộ phim.
Cinematographer sẽ làm việc cùng nhóm quay phim và ánh sáng để chắc chắn máy quay đang ghi lại các cảnh theo cách đạo diễn mong muốn. Đôi khi các Cinematographer cũng tự quay để ghi lại các cảnh theo đúng ý muốn.
Vai trò và tầm quan trọng của Cameraman
Cameraman chịu trách nhiệm chính trong việc vận hành thiết bị camera để quay video, chẳng hạn như thiết lập máy ảnh và ánh sáng, sử dụng các ống kính và góc độ khác nhau cũng như lập kế hoạch chụp ảnh trước khi quay các cảnh.
Cameraman cũng có thể hỗ trợ nhóm quay phim bằng cách xử lý bất kỳ trục trặc nào của thiết bị phát sinh hoặc thực hiện các công việc hậu cần trong quá trình quay. Hầu hết các cameraman đều làm việc dưới sự chỉ đạo của các giám đốc nhiếp ảnh hay đạo diễn hình ảnh để đảm bảo công việc của họ thể hiện được tầm nhìn và ý tưởng của người sáng tạo.
Môi trường làm việc của Cameraman
Môi trường làm việc của cameraman khá năng động và đặc biệt, đó có thể là vùng chiến sự căng thẳng hoặc sân chơi của các sự kiện thể thao bên cạnh môi trường studio tiêu chuẩn. Họ sẽ được tiếp cận với nhiều cách sử dụng máy quay khác nhau, từ tripod đến các thiết bị ngoại vi khác.
Cameraman có trách nhiệm ghi lại các chuyển động theo kịch bản. Dù có sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật số hiện đại nhưng cameraman phải luôn chuẩn bị cho tình huống xấu có thể xảy ra như thời tiết bất lợi hoặc các điều kiện nguy hiểm.
Ngoài ra, họ cần có khả năng phản ứng nhanh chóng và hiệu quả với các thay đổi bất ngờ xảy ra trong các chương trình phát sóng trực tiếp.
Công việc cụ thể của Cameraman
Nếu bạn thắc mắc công việc cụ thể của Cameraman là gì thì tùy vào từng lĩnh vực. Nếu là một cameraman tự do, bạn sẽ tự mình thực hiện khá nhiều nhiệm vụ như nhận đề nghị từ khách hàng, làm việc trực tiếp với họ về mục đích quay, thời gian, nội dung và các yêu cầu khác. Sau khi quay xong, bạn sẽ chuyển nội dung sang băng, đĩa hoặc tải lên Google Dirve và gửi cho khách hàng. Nếu có thể, bạn cũng có thể chịu trách nhiệm biên tập nội dung nếu khách hàng có yêu cầu.
Nếu làm việc trong các đài truyền hình, bạn sẽ làm việc cùng phóng viên, biên tập viên ở trường quay. Thường các đài truyền hình sẽ có một đội ngũ quay phim đông đảo và chuyên môn hóa cho từng lĩnh vực. Nếu thực hiện các quảng cáo, MV ca nhạc thì nhiệm vụ của cameraman là thực hiện theo kịch bản được xây dựng trước kết hợp cùng diễn viên và cần có sự hiểu biết về bối cảnh.
Còn trong lĩnh vực quay phim truyền hình, công việc của cameraman bao gồm quản lý nhân sự và phụ trách hậu cần. Họ tham gia từ những giây phút đầu tiên của bộ phim từ khi kịch bản được duyệt. Cùng với đạo diễn, họ phải viết kịch bản phân cảnh, thống nhất dàn cảnh, chọn vị trí đặt máy quay… Đồng thời họ còn tham gia vào các hoạt động khác như lựa chọn diễn viên, chọn địa điểm quay, làm việc với bộ phận thiết kế, lựa chọn trang phục, hóa trang, đạo cụ…
Cameraman có thể làm việc ở đâu?
Hiện nay, số lượng người theo đuổi công việc cameraman vẫn còn hạn chế nên cơ hội việc làm luôn mở rộng nếu bạn có năng khiếu và đam mê theo đuổi. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quay phim, bạn có thể làm việc ở:
- Các hãng phim, đoàn làm phim, các đài truyền hình;
- Các công ty truyền thông thuộc tư nhân hoặc nhà nước;
- Trở thành cameraman tự do, đi quay thao đơn đặt hàng của khách hàng.
Mức lương của Cameraman
Mức thu nhập của cameraman tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và đơn vị họ làm việc. Nếu mới vào nghề, bạn sẽ có mức lương từ 3-5 triệu đồng/tháng. Nếu có kinh nghiệm từ 1-2 năm, mức lương sẽ từ khoảng 6-10 triệu đồng/tháng. Mức lương có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng nếu bạn có kinh nghiệm làm việc ở các cơ quan báo đài hoặc doanh nghiệp lớn.
Nên chọn trường nào để học Cameraman?
Hiện nay chỉ có 2 ngôi trường đào tạo chuyên ngành quay phim là Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, bạn có thể hiện thực hóa ước mơ trở thành cameraman ở ngôi trường này. Môn thi và điểm chuẩn vào chuyên ngành Quay phim truyền hình, khoa Báo chí năm 2024 như sau:
– Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán (R11): 16 điểm
– Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, tiếng Anh (R12): 16,5 điểm
– Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Khoa học tự nhiên (R13): 16 điểm
– Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Khoa học xã hội (R18): 16,25 điểm
Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Có bề dày lịch sử thành tích đáng tự hào cùng với đội ngũ giảng viên là người trong ngành, Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội cũng là nơi bạn có thể theo học nếu muốn trở thành cameraman. Năm 2024, trường lấy chỉ tiêu là 25 sinh viên cho 2 chuyên ngành Quay phim Điện ảnh và Quay phim Truyền hình
Mặc dù cameraman là một công việc cực kỳ vất vả nhưng bù lại bạn sẽ được nhiều trải nghiệm đáng giá. Nếu bạn yêu thích mạo hiểm, đột phá thì đây là công việc phù hợp dành cho bạn. Sau khi đã tìm hiểu cameraman là gì thì hi vọng bạn đã có thêm sự lựa chọn cho hành trình tìm việc của mình.
Trang Trần
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
Kiến thức kinh tếApril 25, 2025Hoàn thuế là gì? Các loại thuế được hoàn và điều kiện áp dụng
Kiến thức kinh tếApril 25, 2025Độc quyền là gì? Tác động của mô hình độc quyền trong kinh tế học
Góc kỹ năngApril 25, 2025Dược mỹ phẩm là gì? Công dụng, phân loại và cách sử dụng
Góc kỹ năngApril 25, 2025Thế giới ảo là gì? Ứng dụng, cơ hội việc làm và thách thức trong thời đại số