Những lời mời tham gia LinkedIn, Facebook và các trang mạng xã hội khác đang tràn ngập hộp thư đến của bạn từ bạn bè, đồng nghiệp, cựu đồng nghiệp và cả sếp của bạn. Bạn có chấp nhận tất cả những lời mời này hoặc bỏ qua chúng? Và làm thế nào bạn có thể xây dựng một mạng lưới quan hệ thông qua mạng xã hội để thúc đẩy sự nghiệp của bản thân?
Theo kết quả của một khảo sát trên diện rộng, có trên 45% các nhà tuyển dụng sử dụng các trang mạng xã hội để tìm hiểu về “nhân sự tiềm năng” của mình. Mạng xã hội sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực nếu bạn biết cách sử dụng đúng cách. Hãy cùng CareerLink.vn tìm hiểu những bí quyết vàng giúp bạn phát triển sự nghiệp thông qua mạng xã hội nhé.
1.Kết nối với mọi người
Mạng xã hội là nơi có sự tương tác cao. Bạn có thể kết nối với rất nhiều người ở rất xa về khoảng cách địa lý, từ đó xây dựng được một mạng lưới rộng lớn để thành công hơn trong sự nghiệp. Bạn có thể kết bạn với sếp, đồng nghiệp, khách hàng của mình, theo dõi các nhà tuyển dụng tiềm năng, học hỏi từ người giỏi, thành công qua những cập nhật trên mạng xã hội của họ. Từ việc kết nối với mọi người thì bạn có thể tiếp cận nhiều luồng thông tin có ích, tạo dựng thêm các mối quan hệ hỗ trợ cho con đường sự nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng kết nối trên mạng xã hội đôi khi chỉ là kết nối ảo. Hãy giữ liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp của mình bằng những cuộc gặp, nói chuyện “thực” thay vì qua bàn phím máy tính.
2.Duy trì bản sắc riêng biệt
Mạng xã hội là nơi bạn thể hiện cá tính, sở thích, đam mê và cả quan điểm của bản thân. Nếu bạn có những bài viết chuyên môn, nhận định sâu sắc, có giá trị về ngành nghề, công việc của bạn thì sẽ góp phần thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp của mình đối với mọi người đang tương tác với bạn. Các bài viết cần thể hiện rõ ràng suy nghĩ, quan điểm của bạn về chủ đề mà bạn thật sự quan tâm.
3.Cài đặt riêng tư
Thay vì từ chối những "người bạn không mong muốn", bạn có thể vẫn chấp nhận lời mời, nhưng hạn chế sự tương tác. Ví dụ như nếu sếp của bạn muốn “add facebook” cá nhân, nơi bạn muốn có không gian riêng thì bạn có thể sử dụng chế độ cài đặt riêng tư (privacy setting) của các mạng xã hội cho những thông tin bạn không muốn chia sẻ rộng rãi.
4.Quản lý các mối tương tác trên mạng xã hội
Bạn nên sử dụng chức năng chia nhóm để quản lý các mối tương tác trên mạng xã hội. Sự phân luồng các nhóm đối tượng như bạn bè, đồng nghiệp,… sẽ giúp bạn kiểm tra và có sự trao đổi thông tin được dễ dàng hơn. Đó cũng là cách giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân của mình.
5.Chế độ bảo mật
Điều quan trọng nhất khi sử dụng mạng xã hội đó chính là không bao giờ tiết lộ các thông tin bảo mật của công ty, cá nhân bởi điều này sẽ làm tổn hại đến uy tín và sự chuyên nghiệp của bạn. Nếu bạn nói về sản phẩm mới đang nghiên cứu của công ty với một đồng nghiệp trên Facebook, chắc chắn công ty bạn sẽ không hài lòng về điều này. Chính sách bảo mật của công ty luôn có cách tìm ra ai là người tiết lộ thông tin ra bên ngoài. Nhiều công ty đang sử dụng công cụ tìm kiếm để theo dõi blog, để xem những gì bạn nói.
Ngoài ra, với những hình ảnh, những câu status thể hiện suy nghĩ, cảm xúc cá nhân, bạn có thể hạn chế người xem trong phần cài đặt của các mạng xã hội, như vậy sẽ khiến bạn có không gian riêng cho mình.
6.Hạn chế thông tin nhạy cảm
Bạn không nên dùng những từ ngữ, hình ảnh tiêu cực trên mạng xã hội. Khi đăng tải thông tin cá nhân hoặc hình ảnh, hãy bỏ qua bất kỳ hình ảnh phản cảm, từ ngữ nhạy cảm hay các vấn đề nóng về chính trị. Nhà tuyển dụng, khách hàng hay sếp của bạn sẽ đánh giá thấp về sự chuyên nghiệp và khả năng của bạn khi nhìn thấy những thông tin tiêu cực này. Vì vậy, trên các trang mạng xã hội, hãy gỡ bỏ những hình ảnh, thông tin có thể gây bất lợi cho bản thân về góc độ cạnh trạnh khi ứng tuyển và làm việc.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy thường xuyên chia sẻ các thông điệp mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng.
7.Tạo CV cá nhân nổi bật
Các trang tuyển dụng có tính năng như CareerLink.vn là nơi bạn có thể tạo một CV online mang dấu ấn cá nhân. Qua đó, các nhà tuyển dụng có thể tìm ra nhân tài cho công ty của mình. Vì vậy, hãy sử dụng và tô điểm cho CV online bằng những thành công trong công việc, thành tích nổi bật (Ví dụ: Ghi hình và đăng tải lên Youtube, tạo blog thể hiện quan điểm, nhận định riêng…). Đây là một trong những cách hiệu quả giúp bạn nâng cao hình ảnh, thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội.
Phương Thảo (tổng hợp)
Tư vấn nghề nghiệp - Cẩm nang khác
- Ứng tuyển là gì? Bí quyết để ứng tuyển việc làm đạt hiệu quả cao nhất
- Kiến tập là gì? Mách bạn bí quyết kiến tập thành công
- Kế toán công nợ là gì? Tất tần tật điều cần biết về kế toán công nợ
- Cộng tác viên là gì? 6 kỹ năng cần có của cộng tác viên
- PR là gì? Các bước lập kế hoạch PR chuyên nghiệp và hiệu quả
- Tìm hiểu về công việc của trợ lý giám đốc và yếu tố để thành công
- QC là gì? Những điều cần thiết để trở thành nhân viên QC
- Content Marketing là gì? Vài điều nhất định cần biết trước khi bước vào nghề
- R&D là gì? Những kiến thức cần biết xoay quanh công việc R&D
- Sale là gì và dấu hiệu bạn không nên theo nghề sale?
- Bí Quyết Xác Định Môi Trường Làm Việc Phù Hợp Với Bạn
- [Giải đáp] 6 lý do: Tại sao bạn không được tuyển dụng?
- 9 Bí quyết xây dựng lòng tin nơi sếp nên thực hiện
- Sinh viên mới ra trường nên đàm phán lương thế nào
- 5 điều nhà tuyển dụng không thích khi chọn hồ sơ trực tuyến
- Để nhanh chóng tìm được việc sau khi bị sa thải
- 5 bước để cải thiện kế hoạch phát triển sự nghiệp của bạn
- Headhunter là gì và các headhunter làm việc như thế nào?
- Phải làm gì khi một headhunter gọi bạn?
- Giữ vững quá trình thăng tiến sự nghiệp của bạn theo đúng hướng
- Cách thuyết phục khách hàng hữu hiệu nhất trong kinh doanh
- Nhà tuyển dụng chọn bạn thái độ hay kinh nghiệm
- 10 tác phong làm việc giúp bạn thành công trong sự nghiệp
- Tìm hiểu về các phong cách giao tiếp phổ biến
- Lắng nghe và cách cải thiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả
- 6 lời khuyên hữu ích của tỉ phú Warren Buffett
- Bạn có tự tin để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi?
- Giải pháp cải thiện sự nhàm chán trong công việc