Tách rời tương quan Decoupling là gì và diễn ra khi nào?

Tách rời tương quan decoupling là gì?

Decoupling có đặc điểm gì, mối tương quan với Recoupling và sự tách rời tương quan diễn ra như thế nào?

Decoupling là gì?

Decoupling có nghĩa tách rời tương quan, là thuật ngữ chỉ hiện tượng lợi nhuận của một lớp tài sản trước đó đã được xác định từ trước có mối quan hệ tương quan với lớp tài sản khác, bỗng chuyển khỏi hướng dự kiến ban đầu.

Khi các lớp tài sản có mối quan hệ tương quan với nhau thì lớp tài sản này tăng, sẽ khiến lớp tài sản khác trong mối tương quan đó tăng hoặc ngược lại. Nhưng khi các lớp tài sản tương quan này dịch chuyển theo hướng không như ban đầu, thậm chí có xu hướng tách biệt độc lập thì được gọi là quá trình tách rời tương quan. 

“Decoupling xảy ra khi các sự việc có mối tương quan tích cực cao bắt đầu di chuyển theo hướng ngược lại.”

Đặc điểm của tách rời tương quan

Dựa vào chỉ số tương quan giữa các lớp tài sản, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có lựa chọn danh mục đầu tư phù hợp. Chỉ số mạnh hay yếu chỉ ra mức độ tương quan giữa các lớp tài sản.

Độ mạnh dao động từ -1 đến +1. Trong đó, nếu các lớp tài sản có hệ số tương quan -1 thì chúng sẽ di chuyển theo hướng ngược nhau. Còn nếu độ mạnh +1 sẽ di chuyển theo cùng một hướng. Giá trị càng cao thì biểu thị tài sản có mối quan hệ tương quan cao.

Dựa vào chỉ số này, các nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân bổ các khoản đầu tư để hạn chế rủi ro. Khi giá trị một tài sản giảm thì các khoản đầu tư khác không bị giảm, nhà đầu tư sẽ hạn chế được thua lỗ tạm thời về vốn.

Chỉ số này được các nhà đầu tư trong lĩnh vực khả năng rủi ro cao như cổ phiếu hay thị trường số hóa, bằng cách kết hợp đầu từ nhiều tài sản, nhiều nền tảng trong danh mục của mình. 

Tuy nhiên, không phải mối tương quan nào cũng dễ dàng tách rời. Có nhiều mối tương quan được xem như hiển nhiên, không bị yếu tố ngoại tác động, tồn tại trong thời gian dài.

Ví dụ như mối tương quan đã tồn tại từ rất lâu trên thị trường giữa giá dầu thế giới và đồng đô la. Thông thường giá dầu tăng sẽ kéo theo sự mất giá, suy yếu của đô la. Ngược lại giá đô la tăng mạnh sẽ khiến giá dầu tuột khỏi đỉnh. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng không bị tách rời.

Ở những mối tương quan này, khi có yếu tố bên ngoài mạnh mẽ tác động tới, sẽ dẫn tới hiện tượng tách rời tương quan. Khi có những biến động này, nhà đầu tư phải vừa dựa vào chỉ số mức độ tương quan, vừa tìm ra nguyên nhân dẫn đến thay đổi tương quan để có giải pháp đầu tư phù hợp.

Mối quan hệ giữa Decoupling và Recoupling

Như đã biết ở phần decoupling là gì thì decoupling là hiện tượng các lớp tài sản tách khỏi nhau, không còn phụ thuộc vào nhau thì recoupling lại chỉ hiện tượng các lớp tài sản quay trở lại tương quan với nhau sau khi đi chệch hướng một khoảng thời gian. Hai khái niệm này tưởng như đối lập nhưng lại nằm trong một mối quan hệ thông nhất.

Quá trình tách rời hay tái tương quan phản ánh những thay đổi thực sự về cấu trúc của các mối quan hệ trong nền kinh tế. Điều đó phản ánh sự điều chỉnh hiệu quả của nhà đầu tư, các nhà quản lý doanh nghiệp. Bởi chỉ có những yếu tố mang tính đột biến về công nghệ, chương trình kích thích kinh tế… mới có thể thay đổi được các mối tương quan.

Quá trình từ tách rời tương quan tới tái hợp tương quan là quá trình lấy lại cân bằng, tích lũy và sau đó đạt đỉnh cao mới.

Bởi vậy, bất kỳ mối tương quan nào tách rời nhau, các nhà đầu tư, nhà quản lý cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gốc, từ đó có những thay đổi, điều chỉnh kịp thời thì mới có thể thành công và tạo sự bền vững trong kinh doanh.

Ví dụ một doanh nghiệp uy tín, có thương hiệu, hoạt động hiệu quả, giá trị cổ phiếu cao. Bỗng một thời điểm vì tin xấu tác động, giá trị cổ phiếu sụt giảm. Nhưng doanh nghiệp sớm tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra giải pháp điều chỉnh, lấy lại uy tín, vị thí, giá trị cổ phiếu lại tăng lên. 

Quá trình đó thể hiện vòng tuần hoàn của tách rời tương quan và tái tương quan, tuy khác nhau nhưng lại thống nhất trong quá trình vận động phát triển chung của bất kể doanh nghiệp hay thị trường kinh tế nào. 

Tách rời tương quan giữa các nền kinh tế

Trên thế giới, nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc lớn vào nền kinh tế lớn. Nếu nền kinh tế của những nước lớn suy yếu, rõ ràng nó ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường toàn cầu.

Thực tế như sau khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt đầu từ Mỹ đã kéo kinh tế toàn cầu suy thoái một thời gian dài, hàng loạt các nền kinh tế khác suy yếu. Nhưng cũng có một số nền kinh tế nổi lên không phụ thuộc vào kinh tế Mỹ, điều đó chứng tỏ sự tách rời tương quan rõ rệt.

Hay khi dịch bệnh covid bùng nổ, nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhưng ngược lại, có một số nước vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định, đó là quá trình tách rời tương quan. Cũng từ tác động của Covid, các ngành trước đó có mối tương quan với nhau cũng có xu hướng tách rời tương quan.

Ví dụ, cùng ngành thực phẩm nhưng lợi nhuận thu được từ hình thức kinh doanh thương mại điện tử lại tăng gấp nhiều lần so với các cửa hàng truyền thống. Những doanh nghiệp thực phẩm nào ứng biến nhanh, thay đổi hình thức kinh doanh sẽ tránh được những tổn thất lớn.

Với những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã hiểu hơn về decoupling là gì, đặc điểm và sự tách rời tương quan giữa các nền kinh tế, cũng như mối quan hệ với recoupling để có thêm những kinh nghiệm trong đầu tư cũng như trong điều hành doanh nghiệp hiệu quả.

Nguyễn Lý

 

Sao chép thành công