Vốn huy động là gì? Vai trò và cách huy động vốn phổ biến

Vốn huy động là gì? Vai trò của vốn huy động và có những phương pháp huy động vốn nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Vốn huy động là gì?

Vốn huy động là giá trị tiền tệ do một cá nhân, một tổ chức hay một doanh nghiệp huy động được thông qua các hình thức khác nhau. Mục đích huy động vốn là để doanh nghiệp tăng cường vốn cho những hoạt động đầu tư, kinh doanh của họ.

“Vốn huy động doanh nghiệp là vốn lưu động không có tính cố định.”

Vốn huy động có thể tăng, có thể giảm thông qua các hình thức huy động và giá trị tài sản tương ứng vào thời điểm nhất định và là nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.

Ngày nay khi kinh doanh và các hoạt động đầu tư mở rộng, vốn huy động là khái niệm phổ biến và khá gần gũi với các tổ chức, cá nhân. Ai cũng có thể huy động được vốn và sử dụng vốn huy động để đầu tư kinh doanh. Tất nhiên huy động nhiều hay ít, sử dụng hiệu quả hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực huy động và quản lý vốn của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đó.

Vai trò của vốn huy động 

Bên cạnh vốn doanh nghiệp tự có thì vốn huy động chính là một trong những điều kiện quyết định sự tồn tại, phát triển và mở rộng của doanh nghiệp. Dưới bất kỳ hình thức là doanh nghiệp hay cá nhân tổ chức nào muốn tiến hành các hoạt động mở rộng kinh doanh, sản xuất, đầu tư thì cần phải có vốn và vốn huy động. Vậy cụ thể, ưu điểm của vốn huy động là gì?

Thứ nhất, vốn huy động ảnh hưởng tới sự phát triển và nâng cao năng lực, mở rộng quy mô phát triển của doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều sử dụng vốn huy động để đầu tư, kinh doanh, sau thời gian khẳng định năng lực và uy tín. Vì không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ vốn và sẵn vốn cố định cho những hoạt động kinh doanh. Vì thế vốn huy động là vô cùng cần thiết và nó quyết định nhiều đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào có chiến lược đúng đắn, có uy tín và huy động được nguồn vốn lớn thì khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng quy mô phát triển sẽ rất nhanh và ngược lại.

Thứ hai, vốn huy động vừa để doanh nghiệp tăng thêm năng lực cạnh tranh nhưng cũng qua đó thể hiện tiềm lực kinh tế, uy tín của doanh nghiệp. Rõ ràng để huy động được vốn từ bên ngoài, doanh nghiệp phải có uy tín, có đủ niềm tin với đối tượng doanh nghiệp muốn huy động vốn.

Do đó, vốn huy động nhanh, nhiều và kịp thời phản ánh đúng tiềm lực và uy tín của doanh nghiệp. Và khi có vốn huy động thì ngược lại nó lại giúp doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường và nâng cao được uy tín.

Thứ ba, vốn huy động cũng quyết định tới năng lực thanh toán của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tài chính như ngân hàng thương mại. Năng lực này thể hiện ở khả năng chi trả, khả năng giải ngân và khả năng thanh toán của ngân hàng.

Hay nói cách khác, ngân hàng cần một nguồn vốn huy động dồi dào. Khả năng thanh khoản cao giúp đảm bảo uy tín cho ngân hàng, góp phần giúp ngân hàng mở rộng kinh doanh, tiến hành các hoạt động cạnh tranh và nâng cao thanh thế trên thương trường.

Kinh doanh trên nguồn vốn nên ngoài nguồn vốn ban đầu cần thiết theo quy định thì ngân hàng luôn phải chăm lo tới việc tăng trưởng nguồn vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình bằng cách huy động vốn.

Một số cách huy động vốn của doanh nghiệp

Như đã nói, với bất kể doanh nghiệp nào thì nhu cầu về vốn luôn luôn cấp bách. Vì thế huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cách để cách có thể huy động vốn. Nhưng có doanh nghiệp huy động vốn nhanh chóng và cũng có doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì thế, tùy tình hình cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp hiệu quả nhất.

Vậy các cách để nhanh chón có vốn huy động là gì? Một số cách phổ biến dưới đây được các doanh nghiệp hay áp dụng:

Huy động vốn từ cổ đông

Ban đầu doanh nghiệp sẽ luôn có vốn điều lệ nhất định từ cổ đông. Nhưng khi cần thêm vốn thì chủ doanh nghiệp hay người điều hành hoàn toàn có thể huy động thêm vốn từ chính các cổ đông này trong từng dự án cụ thể. Đây là nguồn vốn không cố định, có thể được hoàn trả sau khi hoàn thành dự án và chia lợi tức.

Huy động vốn từ lợi nhuận không chia

Có rất nhiều công ty giữ lại lợi nhuận chia cho cổ đông và sử dụng phần lợi nhuận đó như một nguồn vốn huy động để tái đầu tư. Đây là một hình thức huy động vốn phổ biến giúp doanh nghiệp luôn có khoản vốn dự trữ để sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh và đầu tư mới.

Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu

Niêm yết trên thị trường chứng khoán là một trong những cách huy động vốn phổ biến hiện nay. Nó giúp doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhờ phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều này nhất là khi doanh nghiệp chưa có uy tín hay năng lực cạnh tranh.

Huy động vốn từ tín dụng ngân hàng

Vay ngân hàng bằng cách thế chấp một tài sản nào đó là cách huy động vốn phổ biến với doanh nghiệp hiện nay. Tất nhiên vốn huy động nhiều hay ít phụ thuộc vào năng lực doanh nghiệp và khả năng chi trả của doanh nghiệp. Ngày nay thì các ngân hàng cũng có nhiều chính sách hợp lý giúp doanh nghiệp huy động vốn nhanh nhất từ nguồn vốn này.

Huy động vốn từ tín dụng thương mại

Một trong hình thức huy động vốn khác là từ các doanh nghiệp khác như việc mua bán chịu hoặc trả chậm, trả góp… Đây cũng là cách huy động vốn hiệu quả mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng.

Một trong doanh nghiệp đặc biệt nhất khi sử dụng vốn huy động và huy động vốn chính là ngân hàng. Ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay vốn huy động nhưng chính ngân hàng cũng là doanh nghiệp luôn phải tìm mọi cách để huy động vốn được nhiều nhất và hiệu quả nhất.

Đầu tiên ngân hàng huy động vốn từ nguồn tiền gửi của khách hàng. Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng cho ngân hàng thương mại. Để cạnh tranh với các ngân hàng khác thì ngân hàng đưa ra nhiều hình thức huy động vốn như lãi suất, quyền lợi khác… Bằng cách huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng luôn có nguồn vốn dồi dào. …

Ngân hàng cũng huy động vốn từ ngân hàng nhà nước hay từ chính ngân hàng khác. Về cơ bản đây là hình thức vay mượn liên ngân hàng. Ngoài ra thì ngân hàng có thể huy động vốn thông qua cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, các nguồn ủy thác hay nguồn khác. Những hình thức này nhằm đảm bảo ngân hàng luôn có nguồn vốn huy động dồi dào, đảm bảo khả năng thanh khoản, giải ngân và tăng uy tín, sự canh tranh với ngân hàng khác.

Hi vọng với những chia sẻ trên, cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đang cần huy động vốn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm vốn huy động là gì, vai trò của vốn huy động cũng như các hình thức huy động vốn, từ đó sẽ có kế hoạch quản lý, sử dụng và đầu tư phù hợp với nguồn vốn huy động được.

Nguyễn Lý

Sao chép thành công