Truy lĩnh là gì, ai được hưởng lương truy lĩnh và cách tính?

Truy lĩnh là cụm từ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực lương, thưởng. Để biết được chi tiết khái niệm truy lĩnh là gì, điều kiện để xét duyệt truy lĩnh, quy trình xét duyệt và cách tính lương truy lĩnh lương như thế nào, mời bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết này nhé.

Truy lĩnh là gì?

“Truy lĩnh là lĩnh món tiền lẽ ra đã được nhận từ trước, dùng để mô tả việc tăng lương dựa vào thời gian, kinh nghiệm làm việc, hoặc các tiêu chí khác theo quy định.”

Lương truy lĩnh là sự chênh lệch giữa mức lương hiện tại với mức lương thực lĩnh các tháng trước đó. Lý do của việc được nhận tiền truy lĩnh là do được điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, nâng bậc lương. Nhưng tại thời điểm chi trả chưa có đủ các thông tin để tính và thanh toán lương mới cho nhân viên. 

Vì thế, để bù đắp khoản chênh lệch này, các cơ quan/doanh nghiệp bắt buộc phải tính lại lương cho nhân viên vào tháng/quý mới. Số tiền chênh lệch này sẽ được gọi là lương truy lĩnh và được tính toán theo quy trình.

Ví dụ: Lương hưu của ông A tháng 6/2024 là 7 triệu đồng, mức tăng lương hưu áp dụng từ tháng 7/2024 là 15%. Vậy lương truy lĩnh tháng 7 sẽ là:

Lương truy lĩnh tháng 7 = 7.000.000 x 15%

                                       = 1.050.000 (đồng)

Như vậy, tổng lương tháng 7 của ông A sẽ được hưởng là 8.150.000 đồng

Để được xét truy lĩnh cần những điều kiện nào?

Việc xét truy lĩnh lương đối với cán bộ/công nhân viên và người lao động đang nhận lương/trợ cấp, người lao động đang làm việc cần đáp ứng được những điều kiện sau:

– Đối tượng được xét truy lĩnh lương là những người đang được hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng theo quy định của Nhà nước. 

– Là các cán bộ/công nhân viên đáp ứng đủ thời gian giữ bậc trong ngạch lương hoặc theo các chức danh được Chính phủ quy định tại điểm 1.1 mục II TTNĐ 204/2004/NĐ-CP về tiền lương.

– Các cán bộ/nhân viên phải quá trình đánh giá, đã hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định của tổ chức/ đơn vị mới có thể được xét truy lĩnh nâng lương.

– Không vi phạm kỷ luật, không bị khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, không bị cách chức hoặc bãi nhiệm tổng thời gian giữ chức vụ.

Những điều kiện này đặt ra nhằm đảm bảo người được xét truy lĩnh lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, quy định về thời gian, mức lương hưu/trợ cấp hiện tại, mức độ hoàn thành công việc, ý thức và đạo đức nghề nghiệp.

Quy trình xét duyệt và tính lương truy lĩnh như thế nào?

Hiện, việc áp dụng việc nâng lương được áp dụng cho hai nhóm đối tượng đó là người hưởng lương hưu/trợ cấp và người lao động đang làm việc. Vậy nên, quy trình xét duyệt và tính lương sẽ có sự khác nhau. Đó là:

Quy trình xét duyệt và tính lương truy lĩnh cho người lao động đang làm việc

Trong quá trình xét duyệt lương truy lĩnh, lãnh đạo cơ quan/doanh nghiệp sẽ đưa ra kế hoạch nâng lương cho toàn cán bộ, công nhân viên. Chi tiết quy trình được thực hiện như sau:

– Phòng hành chính nhân sự sẽ thông báo kế hoạch nâng lương cho tất cả các phòng ban.

– Các phòng ban họp, đánh giá và lập danh sách đề nghị xét nâng lương cho từng cá nhân, kèm theo giấy tờ chứng minh vì sao được nâng lương. Sau đó, tập hợp để gửi về phòng hành chính nhân sự.

– Phòng nhân sự xác nhận và kiểm tra danh sách đề nghị nâng lương. Tiến hành họp xem xét, đánh giá để thống nhất đưa ra kết quả xét duyệt nâng lương.

– Danh sách xét duyệt nâng lương được gửi đến lãnh đạo đơn vị/doanh nghiệp để thành lập Hội đồng xét nâng lương. Hội đồng xem xét hồ sơ và ký duyệt quyết định nâng lương cho cán bộ/người lao động.

– Chuyển danh sách được xét nâng lương sang phòng hành chính nhân sự và có trách nhiệm thông báo kết quả đến các phòng ban và phòng kế toán.

– Phòng kế toán có trách nhiệm tính tiền lương truy lĩnh bằng cách cập nhật hệ số lương mới và xác định số tháng nhân viên được truy lĩnh để tính. Tiền lương truy lĩnh được tính và lập, sau đó được gửi cho ban lãnh đạo và kế toán trưởng xét duyệt trước khi chuyển đến các phòng ban trong cơ quan/doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm để cập nhật mức lương tính bảo hiểm.

Quy trình xét duyệt và tính lương truy lĩnh cho người hưởng lương hưu, phụ cấp

Không chỉ người lao động đang làm việc mà những người nhận lương hưu và phụ cấp cũng được xét duyệt và hưởng lương truy lĩnh. Việc xét duyệt nâng lương cho những đối tượng này được Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ đề xuất và trình duyệt lên Bộ chính trị. 

Khi đã xem xét xong báo cáo về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ưu đãi thì Bộ Chính trị sẽ đưa ra mức phù hợp với điều kiện thực tế. Việc xét tăng lương hưu, trợ cấp theo kết luận 83-KL/TW năm 2024 ban hành ngày 21/6/2024. Do đến tháng 8/2024 mới có hiệu lực, nên lương tháng 7 sẽ vẫn giữ mức cũ và tiền truy lĩnh phần tăng lương tháng 7 sẽ được cộng dồn vào tháng 8/2024.

 Các cách tính truy lĩnh phổ biến hiện nay

Cùng với định nghĩa truy lĩnh là gì, quy trình xét duyệt và đối tượng được hưởng, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách tính lương truy lĩnh nhé.

Việc tính lương truy lĩnh hiện nay được áp dụng theo hai cách, đó là:

Sử dụng các công cụ tính toán lương thông thường

Trong quá trình tính lương truy lĩnh, kế toán công ty hoặc cán bộ BHXH có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ tính lương thông thường. Một số những phương pháp tính truy lĩnh quen thuộc hay được sử dụng có thể kể đến như Excel hoặc trang tính GG Sheet của Google. 

Đây là hai bảng tính vô cùng thông dụng và nổi tiếng có thể hỗ trợ mọi người tính phần lương truy lĩnh hiệu quả.

Sử dụng các phần mềm tính lương tân tiến

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm tính lương miễn phí có thể hỗ trợ việc tính lương, thưởng, trợ cấp hay truy lĩnh sau nâng lương cho người về hưu/hưởng trợ cấp và người lao động đang làm việc. Việc tính lương và lương truy lĩnh bằng những phần mềm sẽ trở nên đơn giản hơn, một cách nhanh chóng, tiện lợi, chính xác, tiết kiệm thời gian và công sức cho người phụ trách mảng lương.

Một số phần mềm tính lương thưởng, lương truy lĩnh tiêu biểu mà các bạn có thể lựa chọn như phần mềm tính lương Paradise HRM, Misa, Tanca, Ecount ERP, FastWork Payroll, 1Office, Dsoft HRM… Những phần mềm này có cả miễn phí, tính phí, vì vậy bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một phần mềm tối ưu mang lại hiệu quả chính xác nhất.

Tất tần tận những thông liên liên quan đến truy lĩnh là gì, điều kiện và quy trình xét và tính lương truy lĩnh như thế nào đã được giới thiệu chi tiết ở trên. Mong rằng, bài chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về lĩnh vực lương thưởng. Đừng quên truy cập vào CareerLink.vn để cập nhật thêm các thuật ngữ khác cùng với các thông tin tuyển dụng hấp dẫn nhé.  

Thúy Vui

Sao chép thành công