Thặng dư sản xuất là gì, có khác gì với thặng dư tiêu dùng?

Thặng dư sản xuất là gì? Nói đến thặng dư tức là nói đến sự dư thừa. Trong tiếng Anh, thặng dư sản xuất hay thặng dư nhà sản xuất được gọi là Producers’ surplus, tức là sự dư thừa sản xuất.

Thặng dư là một trong những khái niệm trọng tâm trong nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của doanh nghiệp hay nhà sản xuất là giá trị thặng dư và nó là động lực của sự phát triển.

Thặng dư sản xuất là gì?

“Thặng dư sản xuất là phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thấp nhất mà người sản xuất sẵn sàng chấp nhận để sản xuất hàng hóa.”

Nói cách khác, thặng dư sản xuất sẽ xuất hiện khi hàng hóa của nhà sản xuất được bán ra với giá cao hơn giá thấp nhất mà nhà sản xuất định bán.

Ví dụ, trong kinh doanh, một công ty A tạo ra sản phẩm có tên là B với tất cả chi phí bỏ ra là 50 nghìn đồng. Sau đó mang ra thị trường bán thì sản phẩm này được người tiêu dùng mua với giá 55 nghìn đồng. Như vậy số tiền 5 nghìn chênh lệch chính là thặng dư nhà sản xuất thu được. Số thặng dư sẽ tăng lên nếu như người tiêu dùng mua sản phẩm B với gia cao hơn 55 nghìn đồng.

Hay như việc một doanh nghiệp thuê một công nhân với giá 200 ngàn đồng một ngày. Nhưng người công nhân này tạo ra được giá trị 300 ngàn đồng trong ngày đó thì số tiền chênh lệch này cũng được gọi là thặng dư doanh nghiệp thu được.

Thặng dư sản xuất bao gồm cả vốn, cả lợi nhuận kiếm được, cả hàng hóa tồn… nên khái niệm này cũng tương đối đa dạng. Ví dụ khi hàng tồn kho thì thặng dư dùng để mô tả sản phẩm còn tồn đọng. Hay khái niệm thặng dư ngân sách mà chúng ta hay đề cập, tức là doanh thu thu về vượt chi phí chi trả. Rộng lớn hơn thặng dư ngân sách chính phủ chính là câu chuyện mà doanh thu thuế của nhà nước vẫn còn dư sau các chương trình chi trả hay tài trợ của chính phủ.

Mức thặng dư cao là dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển tốt. Nó trái ngược với khái niệm thâm hụt ngân sách.

Đặc điểm của thặng dư sản xuất

Với định nghĩa như trên thì đặc điểm cơ bản của thặng sư sản xuất là gì?

Thứ nhất, thặng dư là giá trị không cố định và nó liên tục thay đổi. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thặng dư sản xuất. Những yếu tố phải kể đến như là vốn, công nghệ, máy móc thiết bị, năng suất lao động, thời gian lao động… kể cả trình độ quản lý, tiếp thị. Những yếu tố này còn được gọi là chi phí biến đổi để tạo ra giá trị một sản phẩm. Chi phí biến đổi càng thấp thì việc tạo ra thặng dư sản xuất càng lớn.

Thứ hai, đối với nhà sản xuất thì không phải thặng dư lúc nào cũng tốt. Ví dụ như để giảm chi phí biến đổi, nhà sản xuất sẽ sản xuất một khối lượng hàng hóa lớn cùng một thời điểm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng lại thấp hơn khối lượng sản xuất dẫn đến thặng dư hàng hóa, hay nói đúng hơn là hàng sản xuất ra dư thừa trong kho nhiều hơn nhu cầu thị trường sẽ gây tồn kho thậm chí hư hỏng, ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp. Vì thế bàn toán thặng dư luôn khiến nhà sản xuất phải cân đối, tính toán sao cho hợp lý nhất.

Thứ ba, thặng dư sản xuất xảy ra khi một nhóm người nhiều tiền sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn để sở hữu sản phẩm. Nếu có một mức giá định sẵn và mọi người đều đồng ý với giá đó thì sẽ không xảy ra thặng dư hay thiếu hụt. Nhưng trong thị trường cạnh tranh với sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, doanh nghiệp cũng có những ngưỡng giá khác nhau thì thặng dư luôn xảy ra. Nhất là ngày nay, việc chạy đua công nghệ giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới, đột phá với giá tốt nhất.

Thứ tư, thặng dư sản xuất sẽ càng cao khi nhà sản xuất hoạt động trong thị trường cạnh tranh có tính độc quyền. 

Sự khác nhau giữa thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất là gì?

Trong thặng dư kinh tế, ngoài thặng dư sản xuất thì còn khái niệm thặng dư tiêu dùng, hay còn được gọi là Consumer surplus. Hai khái niệm này đi song hành với nhau nhưng hoàn toàn khác nhau về bản chất.

Thặng dư tiêu dùng được hiểu là thước đo kinh tế giữa việc người tiêu dùng phải trả giá cho sản phẩm, dịch vụ thấp hơn so với giá họ chấp nhận chi trả, tức mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Ví dụ, khi đấu thầu mảnh đất, người mua đã tính toán và sẵn sàng trả khoản giá nhất định tương ứng đúng với giá trị thật để sở hữu mảnh đất. Nhưng may mắn trong quá trình đấu thầu, họ chỉ cần trả một khoản giá thấp hơn giá đã định sẵn. Điều này tạo ra thặng dư tiêu dùng.

Ngược lại, cũng trong quá trình đấu giá một tác phẩm nghệ thuật. Do có quá nhiều người yêu thích và muốn sở hữu tác phẩm mà người tiêu dùng đã định giá cao hơn rất nhiều so với giá trị người bán mong muốn. Điều này mang lại thặng dư lớn cho nhà sản xuất.

Từ ví dụ trên chúng ta thấy thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng là mối quan hệ mang tính đối lập lợi ích, loại trừ nhau. Theo đó, thặng dư sản xuất mang lại lợi ích cho nhà sản xuất thì mang thiệt hại cho người tiêu dùng; còn thặng dư tiêu dùng mang lại lợi ích cho người mua thì lại để lại thiệt hại cho người sản xuất. 

Tuy nhiên, cả thặng dư nhà sản xuất và thặng dư tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Khi doanh nghiệp có được thặng dư lớn sẽ quay lại để đầu tư, mở rộng kinh doanh, tìm cách tăng năng suất lao động… Nhưng điều đó chỉ có được khi giá trị thặng dư đảm bảo sự cân bằng.

Khi thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng mất cân bằng, thị trường không thể điều phối được thì chính phủ sẽ có tác động để đảm bảo sự ổn định giá cũng như lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên cũng tuân theo quy luật kinh tế thì đôi khi sự tham gia của chính phủ là không cần thiết mà thị trường sẽ có xu hướng tự điều chỉnh.

Trên đây là kiến thức cơ bản về thặng dư sản xuất là gì, đặc điểm của thặng dư sản xuất cũng như mối quan hệ với thặng dư tiêu dùng. Hi vọng với kiến thức này sẽ giúp bạn ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh để tạo ra giá trị thặng dư cho bản thân, doanh nghiệp, cho xã hội.

Nguyễn Lý

 

 

 

Sao chép thành công