Làm sao để bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống?

Làm sao để bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống là câu hỏi mà bất kỳ ai cũng muốn tìm được lời giải tốt nhất.

Có một “kẻ giết người thầm lặng” ở nơi làm việc và trong cuộc sống của bạn. Nó ẩn nấp trong bóng tối, làm cạn kiệt năng lượng của bạn, làm bạn mất tự tin cũng như sự tập trung. Tên của nó là căng thẳng.

Tất nhiên không phải tất cả mọi căng thẳng đều tiêu cực. Các nhà khoa học chia căng thẳng ra làm 2 loại: căng thẳng tích cực và căng thẳng tiêu cực. Căng thẳng tích cực thực sự cần thiết để tạo ra những đột phá và phát triển. Khi căng thẳng tích cực tích tụ và trở nên quá mức sẽ gây ra căng thẳng tiêu cực.

Hãy cùng đọc tiếp bài viết sau đây để tìm hiểu sâu hơn về căng thẳng và cách để giảm bớt tình trạng này nhé.

Lí do khiến bạn cảm thấy căng thẳng trong công việc và cuộc sống

Trước khi tìm hiểu cách làm sao để bớt căng thẳng, bạn cần biết lí do dẫn đến tình trạng này. Căng thẳng tiêu cực trong công việc và cuộc sống có thể đến từ nhiều yếu tố như:

·      Sợ bị thất nghiệp hoặc bị sa thải

·      Làm thêm giờ do cắt giảm ngân sách

·      Kỳ vọng của cấp trên không ngừng gia tăng

·      Làm việc liên tục trong thời gian dài

·      Kết hôn

·      Chuyển đến nơi ở mới

·      Tăng nhu cầu tài chính

·      Có vấn đề về sức khỏe

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải căng thẳng tiêu cực

Làm thế nào để biết nếu mức độ căng thẳng của bạn vượt ngoài tầm kiểm soát? Dưới đây là một vài dấu hiệu cảnh báo.

·      Tâm trạng chán nản – bạn mất tự tin, dễ tức giận, cáu kỉnh hoặc dễ bỏ cuộc

·      Mất hứng thú với công việc của bạn và cảm giác thờ ơ với mọi thứ

·      Không thể ngủ hoặc cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày

·      Gặp khó khăn trong việc tập trung

·      Bị căng cơ, đau đầu hoặc các vấn đề về dạ dày

Làm sao để bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống?

Chìa khóa của việc làm sao để bớt căng thẳng là giữ cho nó ở mức tích cực và đảm bảo rằng nó không trở nên quá sức. Nói dễ hơn làm, phải không? Dưới đây là 8 phương pháp đã được thử nghiệm và cho kết quả khả quan trong việc giảm căng thẳng mà bạn có thể tham khảo.

Suy nghĩ theo chiều hướng tích cực

Nếu con của bạn chia sẻ rằn bé rất lo lắng chuyện phải đến trường vào ngày hôm sau, bạn sẽ nói gì? Chỉ khi bạn là một người vô tâm mới nói những lời lẽ quát tháo.  Thay vào đó, một lời động viên và khích lệ lúc này là điều nên làm để giúp bọn trẻ an tâm hơn. Cũng giống như vậy, khi lo lắng, hãy tự động viên bản thân bằng những suy nghĩ tích cực như “Cảm giác khó chịu này rồi sẽ qua đi”, “Tôi sẽ vượt qua khó khăn này”, “Bây giờ tôi đang cảm thấy lo lắng nhưng tôi có thể kiểm soát bản thân mình trở nên bình tĩnh hơn”…

  

Ăn uống lành mạnh

Những gì chúng ta ăn và uống cũng phần nào tác động đến trạng thái cảm xúc của chúng ta. Thực phẩm khiến tình trạng căng thẳng trở nên trầm trọng hơn là loại thức ăn có chứa caffeine và nồng độ cồn cao. Thậm chí dù tiêu thụ với số lượng nhỏ, caffeine cũng có thể khiến bạn lo lắng, gây ra các cơn hoảng loạn, tăng cảm giác căng thẳng và khó chịu. Cà phê, cola thường chứa một lượng caffeine nhất định cũng gây ra các triệu chứng như cơ thể run rẩy, choáng váng… Đây cũng giống như chất gây nghiện, nếu loại bỏ đột ngột caffein ra khỏi chế độ ăn uống có thể dẫn đến các hiện tượng đau đầu, bồn chồn, khó chịu, vì thế nên giảm dần lượng tiêu thụ từ từ.

Bên cạnh đó, hãy ăn nhiều thực phẩm lành mạnh giàu carbohydrate phức tạp cung cấp năng lượng cho bộ não và hỗ trợ sự tập trung, giúp vượt qua căng thẳng trong công việc và cuộc sống cụ thể là bánh mì, đậu, ngũ cốc, mì ống, khoai tây. Bạn cũng nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh. Cải xoăn kale và quả việt quất có chứa chất chống oxy hóa giúp cải thiện tâm trạng.

Cười lên

Một trong những điều dễ thực hiện nhất khi nói đến cách làm sao để bớt căng thẳng là nở một nụ cười. Nụ cười rất tốt cho sức khỏe của bạn bởi làm giảm căng thẳng bằng cách thư giãn cơ bắp. Về lâu dài tiếng cười còn giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và tâm trạng của bạn. Mỗi khi căng thẳng, hãy thử xem một chương trình TV vui nhộn hoặc đi chơi với những người có thể khiến bạn cười một cách thoải mái.

Hít thở sâu

Khi căng thẳng, bạn gặp các triệu chứng như nhịp tim nhanh hơn, thở nhanh hơn và các mạch máu bị tắc nghẽn. Mục tiêu của thở sâu là tập trung nhận thức của bạn vào hơi thở của bạn, làm cho nó chậm hơn và sâu hơn. Khi bạn hít vào sâu bằng mũi, phổi của bạn sẽ mở rộng hoàn toàn và bụng của bạn tăng lên. Điều này giúp làm chậm nhịp tim của bạn, cho phép bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Tập luyện thể thao

Hầu hết chúng ta đều biết rằng tập thể dục rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Trong vài thập kỷ qua, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thậm chí còn hiệu quả hơn thuốc men. Duy trì tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh là giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, giải phóng năng lượng và tăng cường mức độ dẻo dai. Trong thời gian tập thể dục, cơ thể tiết ra chất gọi là endorphins tương tác với các thụ thể trong não để tạo ra cảm giác hưng phấn và giảm nỗi đau thể xác.

Bạn nên dành tối thiểu 30 phút để tập thể dục mỗi ngày. Nếu không có thời gian để tập thể dục trước hoặc sau khi làm việc mỗi ngày, thì bạn có thể tận dụng giờ nghỉ trưa để thực hiện các động tác thư giãn hoặc đi bộ giữa các tầng trong văn phòng.

Mặc dù tập thể dục hàng ngày là chìa khóa cho một giấc ngủ ngon, nhưng thực hiện quá muộn trong ngày có thể phản tác dụng. Điều này là do tác dụng kích thích của tập thể dục, làm tăng sự tỉnh táo. Do đó đừng tập thể dục trước giờ đi ngủ.  

Ngủ đủ giấc

Một nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania cho thấy mất ngủ chỉ một vài giờ cũng làm tăng cảm giác căng thẳng, giận dữ, buồn bã và kiệt sức. Điều đó là vì thiếu ngủ làm ức chế khả năng đối phó với những căng thẳng bình thường và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và cách đánh giá vấn đề của bạn. Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn có một giấc ngủ ngon:

·      Tắt màn hình 1 giờ trước khi bạn đi ngủ. Cho dù đó là TV, máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh, màn hình xanh sẽ khiến cho bộ não của bạn ở trong tình trạng hoạt động và khiến bạn khó ngủ. Hãy kết thúc một ngày của bạn bằng các hoạt động lành mạnh và tránh xem TV, điện thoại hoặc sử dụng laptop trước khi đi ngủ nếu bạn muốn có một giấc ngủ sâu. 

·      Không ngủ trưa quá lâu. Mặc dù ngủ trưa có ích cho sức khỏe của bạn nhưng giấc ngủ trưa kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn vào ban đêm. Ngủ trưa kéo dài vào ban ngày có thể gây nhầm lẫn cho đồng hồ sinh học của cơ thể, có nghĩa là bạn có thể vật lộn để ngủ vào ban đêm. Do đó, bạn chỉ nên ngủ trưa trong 30 phút hoặc ít hơn để tăng cường chức năng của não vào ban ngày.

Sắp xếp và đưa ra thứ tự ưu tiên

Cảm giác quá tải là một yếu tố gây căng thẳng lớn. Một cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống chính là biết cách ưu tiên và sắp xếp. Hãy đưa ra các mục tiêu của bạn và thứ tự thực hiện ưu tiên. Dù là mức độ ưu tiên như thế nào, bạn cũng cần đặt thời hạn cho từng nhiệm vụ.

Tránh những người tiêu cực

Hầu hết chúng ta đều biết một hay vài người thường khiến người khác cụt hứng hoặc trở nên tiêu cực. Họ được mô tả là những người không thân thiện, hay phàn nàn, phê phán và khiến bạn mất tinh thần.

Giao tiếp với người tiêu cực là một trong những yếu tố gây căng thẳng lớn nhất. Đó là lý do tại sao việc xác định những người này và tạo ranh giới với họ là rất quan trọng. Đừng để bản thân bị họ chi phối. Hãy lịch sự, tránh mặt họ càng nhiều càng tốt và loại bỏ sự căng thẳng mà họ mang lại.

Giảm bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống là vấn đề khó khăn đối với bất kỳ ai nhưng không phải là không giải quyết được. Thực hiện theo các chiến thuật được nêu ra ở trên đây để đưa mức độ căng thẳng của bạn trở về phạm vi lành mạnh, từ đó bạn có thể tiếp tục trải nghiệm những bước đột phá và tạo ra kết quả đáng ngạc nhiên. Chúng tôi hi vọng rằng bạn biết cách làm sao để bớt căng thẳng trong công việc. Có các mẹo làm giảm căng thẳng tại nơi làm việc hoặc trong cuộc sống nào mà chưa được đề cập? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận nhé.

Sao chép thành công