Giờ đây, khi kỹ năng bán hàng được xếp vào một trong những kỹ năng được đánh giá cao ở một nhân viên bán hàng, những bí quyết bán hàng được chia sẻ và học hỏi ở rất nhiều khía cạnh. Nếu là một nhân viên bán hàng, bạn cần có tư duy rộng mở và một tinh thần học hỏi để có thể biết được những điều mới.
Trong bài viết này, CareerLink.vn sẽ giới thiệu với bạn những điều mà mọi nhân viên bán hàng cần biết để nâng cao khả năng bán hàng của mình.
1.Những khách hàng tốt nhất có giá trị hơn rất nhiều so với những khách hàng bình thường
Nguyên tắc 80/20 thường được nhắc đến trong kinh doanh bởi sự chính xác đến đáng ngạc nhiên của nó. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng chỉ có một số khách hàng thường xuyên mua hàng của bạn mà không có bất cứ phàn nàn gì. Các khách hàng này mang lại giá trị khá nhiều cho công ty bạn. Do đó, hãy chăm sóc khách hàng thật tốt, hãy làm cho các khách hàng đặc biệt này luôn cảm thấy vui vẻ khi mua hàng của bạn. Có nhiều hình thức có thể thể hiện sự chân thành như gửi thư cảm ơn, gửi thư chúc mừng sinh nhật, tặng quà hay bất cứ hành động nào để thể hiện sự cảm kích và quan tâm của công ty bạn đến họ.
2.Nắm bắt nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu của khách hàng là mục tiêu cần theo đuổi của các công ty nếu muốn bán được hàng. Càng đáp ứng gần với nhu cầu của khách hàng, càng mang lại cho họ nhiều lợi ích khi sử dụng sản phẩm thì bạn càng có nhiều lợi nhuận hơn.
Hầu hết các công ty đều có nhiều hơn một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu công ty bạn thuộc nhóm công ty này, bạn có thể đánh giá thành công của mình bằng cách nhìn vào số lượng sản phẩm bán được, để xem khách hàng của bạn thường xuyên nhắm tới dòng sản phẩm nào. Để có được doanh số lớn hơn, ngoài việc đẩy mạnh các mặt hàng bán chạy, bạn cũng nên giới thiệu thêm những sản phẩm khác có liên quan đến sản phẩm đó.
Hãy nhớ rằng khách hàng của bạn không chỉ biết tới sản phẩm của bạn mà còn nhận được rất nhiều lời chào mời từ những công ty khác nữa, do đó hãy nắm bắt từng cơ hội để quảng bá cho sản phẩm của bạn. Giới thiệu đồng bộ các sản phẩm thông qua các kênh quảng cáo để mở rộng đối tượng khách hàng và đảm bảo họ biết đến nhiều nhất có thể sản phẩm mà bạn đang bán.
Mỗi khách hàng khi thường xuyên mua sắm sản phẩm thuộc một thương hiệu đều có những lý do riêng biệt. Hãy tìm hiểu thêm từ khách hàng về những ưu điểm mà công ty hay sản phẩm của bạn hiện có để tiếp tục phát huy trong tương lai.
3.Nâng cao giá trị cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn
Một sản phẩm được khách hàng đánh giá cao không phải dựa vào giá cả mà dựa vào giá trị nó mang lại cho khách hàng như thế nào. Bạn không nên dùng giá cả của sản phẩm để quảng cáo, thay vào đó, hãy tập trung mang đến những sản phẩm chất lượng nhất cho khách hàng của mình nhé!
Nhấn mạnh những ưu điểm khác biệt về sản phẩm của bạn so với các sản phẩm cùng loại. Nếu sản phẩm của bạn rõ ràng vượt trội hơn so với đối thủ của bạn, có nghĩa là giá trị của nó mang lại cho khách hàng nhiều hơn. Khách hàng sẽ sẵn sàng chi thêm nhiều tiền một chút để có được một sản phẩm như ý. Khách hàng có được sản phẩm tốt - bạn bán được hàng. Điều này mang đến lợi ích cho cả hai bên.
4.Hãy trung thực
Bạn không nên đánh lừa khách hàng của mình để bán được một sản phẩm nào đó không giống như những gì bạn nói. Họ sẽ đánh giá được chất lượng sau khi sử dụng một thời gian. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến công ty của bạn nữa. Một khi công ty có tiếng xấu, dấu vết đó sẽ còn bám lại mãi mãi.
Nhờ Internet, các thông tin xấu, những phản hồi về sản phẩm và những trải nghiệm thực tế từ khách hàng được thông tin rất nhanh trên toàn cầu với tốc độ đáng kinh ngạc và sẽ đến tai nhiều khách hàng tiềm năng của bạn - thậm chí ngay cả khi bạn chưa gặp được họ. Với quy mô nhỏ hơn, điều đó cũng sẽ đúng với các nhân viên bán hàng tư vấn cá nhân. Vì vậy, hãy hành động một cách cẩn trọng và đúng đắn. Hãy trung thực về sản phẩm của mình.
5.Khách hàng không mua những gì mà họ cần. Đôi khi họ mua chỉ vì họ muốn có nó.
Quan niệm này là một trong những điều mà tất cả nhân viên bán hàng cần biết. Bán hàng là tất cả những gì có liên quan đến cảm xúc (sự mong muốn) hơn là sự logic (nhu cầu cần thiết) của bản thân người mua.
Đôi khi, bán hàng dựa trên cảm xúc của khách hàng sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc cố gắng tìm kiếm lý do họ nên mua sản phẩm đó. Việc hướng đến lợi ích tương lai của sản phẩm sẽ có tác dụng mạnh hơn nhiều so với việc dựa vào tính năng của sản phẩm. Lợi ích được chia thành hai loại chính: muốn có một cái gì đó và muốn giữ lại những gì đã mất. Hãy chọn một trong hai loại lợi ích đó, phân tích cho khách hàng và tạo một hàng rào lý do xung quanh điều đó, có thể bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn cả mong đợi.
Với những lời khuyên trên, hi vọng bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng. Chúc bạn thành công trong thời gian tới nhé!
Thu Hiền
Góc kỹ năng - Cẩm nang khác
- Support là gì? Tìm hiểu về công việc support và các vấn đề liên quan
- Gợi ý hay để trả lời câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?”
- All rights reserved là gì? Hiểu đúng để bảo vệ bản quyền sáng tạo của bạn
- CBM là gì? Ví dụ dễ hiểu về cách tính CBM
- Kinh nghiệm tìm việc: 7 sai lầm không nên mắc phải
- Trình độ chuyên môn là gì? Cách trình bày trên CV hiệu quả
- Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực
- Nhất quán là gì? Vì sao nhất quán là yếu tố giúp bạn thành công?
- Làm ca xoay là gì? Điều cơ bản bạn cần biết về ca xoay và ca gãy
- Kỹ năng tư duy logic: tầm quan trọng và 4 cách để rèn luyện
- HTKK là gì? Hướng dẫn cách tải và sử dụng phần mềm HTKK
- Người lãnh đạo là gì? 10 yếu tố hình thành nên người lãnh đạo tuyệt vời
- Sở trường là gì? Cách trả lời ghi điểm khi được hỏi về sở trường
- Lạc quan là gì? 5 cách để trở nên lạc quan hơn trong công việc
- Sắp xếp công việc hiệu quả: đặc điểm và cách thể hiện khi tìm việc
- Tư duy phản biện là gì và dấu hiệu của người có tư duy phản biện?
- Tỉ mỉ, cẩn thận: tầm quan trọng và cách cải thiện hiệu quả
- Best regards là gì? Cách sử dụng Best regards và các lời chào kết thúc email khác
- “Mẹo” nêu ưu nhược điểm của bản thân thuyết phục nhà tuyển dụng
- Kỹ năng soạn thảo văn bản – những điều cần biết để trở nên chuyên nghiệp
- Bố cục các mẫu báo cáo công việc chuẩn cho từng ngành nghề
- Cách phát triển bản thân hiệu quả để có một năm mới thành công
- Dự đoán công danh sự nghiệp của 12 chòm sao trong năm 2020
- Cách để làm việc thông minh hơn trong năm 2020
- 9 lỗi khiến email công việc của bạn kém hiệu quả
- 6 điều cần tránh nếu muốn nổi bật trong công việc mới
- 5 lí do bạn không phát huy hết tiềm năng trong công việc
- 6 kỹ năng viết email công việc ai cũng cần biết
- 7 yếu tố cần xem xét khi lựa chọn vị trí thực tập
- Nghệ thuật thuyết phục không làm người nghe khó chịu
- 5 lỗi phổ biến khi tạo danh sách các việc cần làm
- 6 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhân viên sale nhất định phải biết
- Vì sao bạn nên “rèn” kỹ năng nói trước đám đông ngay hôm nay?
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: bạn có phải là người thành thạo?
- 8 lợi ích khi tạo danh sách các việc cần làm
- Người có kỹ năng thuyết phục vượt trội sở hữu đặc điểm nào ?
- 6 kiểu người nên cân nhắc khi chọn làm “người tham khảo”
- 7 điều nên biết trước khi làm việc tại startup
- 5 bí quyết vượt qua nỗi lo khi bắt đầu công việc mới
- 6 hành động đẹp cần có trong ngày làm việc cuối cùng
- 5 nỗi sợ trong công việc bất cứ ai cũng cần vượt qua
- 6 mẹo quản lý thời gian dành cho nữ nhân viên bận rộn
- Mẹo giữ năng suất trong những ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ
- 7 điều khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp khi tìm việc
- 5 lí do nên ngừng so sánh công việc của mình với người khác
- Mẹo tìm kiếm công việc cho người hướng nội
- 6 điều nên làm nếu bạn “ghét” công việc mới
- Nhóm máu nói lên điều gì về tính cách và nghề nghiệp của bạn?
- Cần làm gì trong 6 tháng đầu ở công việc mới?
- Bí quyết lựa chọn khi nhận được hai công việc cùng lúc
- Tự quảng bá bản thân để thăng tiến trong sự nghiệp
- 3 điều cần nhớ khi cảm thấy “đuối” với công việc mới
- Từ chối nhận thêm việc thế nào để tránh mất lòng sếp?
- 5 điều cần nghĩ đến trước khi “đòi” tăng lương
- Administrative staff là gì và con đường phát triển sự nghiệp
- 8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp
- 7 Cách Để Thoát Khỏi “Khủng Hoảng” Tuổi Trung Niên
- 6 Cách Tạo Dựng Tác Phong Chuyên Nghiệp Trong Công Việc
- [Lời Khuyên] 6 Giai Đoạn Phát Triển Sự Nghiệp Của Bản Thân
- Làm sao để bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống?
- 6 thay đổi nhỏ giúp bạn thêm yêu công việc của mình
- 4 bước cơ bản phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- Tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc căng thẳng
- Thuyên chuyển công tác người lao động – những kiến thức cần biết
- Những bí quyết giúp bạn chinh phục "party công sở"
- Vượt qua đồng nghiệp trong môi trường công việc cạnh tranh khốc liệt
- 5 cách cho thấy bạn đã sẵn sàng cho vị trí quản lý
- 6 lời khuyên khi bạn bắt đầu đào tạo nhân viên mới
- 4 tố chất tỷ phú Warren Buffett trông đợi ở một người lãnh đạo
- Những sai lầm phổ biến khi đi thực tập
- 15 từ khóa bạn cần khi ứng tuyển cho các vị trí cấp cao
- 7 cách đơn giản biến những ngày nghỉ thành cơ hội phát triển sự nghiệp
- [Infographic] Bạn đã sẵn sàng tìm kiếm và giữ chân nhân viên xuất sắc
- 5 sai lầm có thể phá hỏng sự nghiệp của bạn
- Để thành công, cần rèn luyện những thói quen nào?
- Thói quen của những người thành công sau giờ làm việc
- 6 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định hiệu quả hơn
- 12 Nguyên tắc Đạo đức dành cho Chuyên viên Kinh doanh
- Làm sao để hạnh phúc trong công việc?
- 3 trường hợp “thương hiệu cá nhân” gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp
- 5 cách để trở thành người “không thể thay thế” tại công ty
- 5 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định
- 4 kĩ năng làm việc thiết yếu bạn không được dạy trong trường đại học
- 9 điều gây cản trở cho sự nghiệp của người phụ nữ
- Chăm sóc khách hàng là gì và tiêu chí của nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- 7 kỹ năng lãnh đạo tạo dấu ấn khác biệt
- Giao tiếp trong kinh doanh – 10 điều bạn nên làm để trở nên giỏi hơn
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 2)
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 1)
- Giá trị bản thân là gì? Cách hiệu quả giúp bạn xác định giá trị bản thân