Trong hầu hết các doanh nghiệp, việc học hỏi và liên tục phát triển không phải là một yêu cầu chính thức nhưng đó lại là một trong những điều được mong mỏi nhiều nhất. Dù bạn đang đảm nhận vị trí nào trong công ty thì việc tự giác phát triển bản thân luôn là một ý tưởng tốt. Thế nhưng, trong một xã hội cạnh tranh với vô vàn những điều cần học, kỹ năng nào là quan trọng nhất để thành công?
Dưới đây là 5 kỹ năng sống mà ai cũng sẽ cần để đạt được thành công một cách dễ dàng hơn và có thể tận hưởng một cuộc sống tích cực, có ý nghĩa hơn.
Quyết tâm
Thật dễ dàng để nói rằng bạn quyết tâm đạt được mục tiêu của mình, nhưng điều này chỉ được thử nghiệm khi bạn phải đối mặt với những tình huống khó khăn. Quyết tâm có nghĩa là bạn sẵn sàng tiếp tục đi về phía trước dù gặp trở ngại hay thất bại. Vậy, làm thế nào để bạn nắm lấy kỹ năng sống này đặc biệt là trong những tình huống tệ hại nhất? Điều quan trọng ở đây là sự chấp nhận. Bạn phải có khả năng thừa nhận rằng muốn thành công thì chắc chắn sẽ có lúc thất bại. Đừng lo ngại trước những thất bại của bạn, hãy học hỏi, rút kinh nghiệm từ đó và làm lại từ đầu.
Kiểm soát
Khả năng tập trung chú ý của chúng ta là hữu hạn. Vì vậy, nếu bạn cố gắng quản lý vi mô mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn thì chắc rằng bạn sẽ không dành đủ sự chú ý cho những điều quan trọng hơn. Đây không phải là một cái cớ để làm công việc cẩu thả, nhưng bạn chỉ nên hướng những nỗ lực của mình vào những thứ bạn có thể kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát bản thân mình.
Ví dụ, nếu bạn muốn thành công về mặt tài chính trong tương lai gần, bạn có thể không kiểm soát được việc trúng xổ số, nhưng bạn có thể kiểm soát các quyết định tài chính của mình ở hiện tại. Sai lầm phổ biến nhất mà mọi người thường phạm phải là bội chi. Để giúp bạn vượt qua điều này và tạo ra thói quen kiểm soát tài chính của mình, hãy bắt đầu với quy tắc 50-30-20. Cụ thể, phân bổ 50% thu nhập của bạn cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như ăn ở, đi lạ.., 30% cho các nhu cầu khác như mua sắm, giải trí, du lịch... và 20% dành cho tiết kiệm, đầu tư. Đây là phương pháp đơn giản để quản lý thu nhập và tăng số tiền kiếm được của bạn.
Hòa hợp với các kiểu tính cách khác biệt
Có thể hợp tác với các tính cách khác biệt trong thế giới ngày càng đa dạng là một điều vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp hoặc đội nhóm sẽ luôn thành công hơn nếu các thành viên trong đó có thể hợp tác ăn ý với nhau dù khác biệt về tính cách hoặc tuổi tác. Do đó, bạn nên cố gắng trở thành một người biết tôn trọng sự độc đáo và khác biệt ở tất cả mọi người. Bước đầu tiên để phát triển kỹ năng này là nhận thức rõ hơn về những thành kiến vô thức của bạn về những người khác biệt so với bạn.
Đồng cảm
Bất cứ ai cải thiện được khả năng đồng cảm của mình sẽ nổi bật trong công việc, đạt được mức lương cao hơn và có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Như bạn đã biết, sự đồng cảm là khả năng đặt mình vào một vị trí của người khác và xem cảm giác của họ như thế nào.
Làm việc dựa trên trí thông minh cảm xúc của bạn sẽ khiến những người xung quanh cảm thấy được lắng nghe và đây là một yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin với đồng nghiệp. Họ không cần sự thương hại và chỉ cần sự thấu hiểu từ bạn. Nói với ai đó rằng “Tôi rất tiếc vì bạn cảm thấy không hài lòng” càng làm cho họ tức giận hơn nhưng nói ra một câu mang ý nghĩa như “Tôi cảm thấy thất vọng khi mọi thứ không đúng như kế hoạch và tôi hiểu tại sao bạn khó chịu. Hãy để tôi giúp một tay...” sẽ luôn có hiệu quả.
Tò mò, thắc mắc
Những vấn đề khó khăn nhất thế giới sẽ được giải quyết bởi những người tò mò - người có thể đưa ra những câu hỏi phù hợp để mở ra những khám phá mới. Tò mò giúp chúng ta phát triển, học hỏi và đổi mới. Như tình huống mà Brian Chesky và Joe Gebbia đã gặp phải. Họ không có đủ khả năng trả tiền thuê nhà và tự hỏi làm cách nào để tận dụng khoảng không gian trống trong căn hộ để cho thuê lại.
Quá trình tìm ra câu trả lời đã dẫn đến việc thành lập Airbnb - một startup với mô hình kết nối người cần thuê nhà, thuê phòng với người cho thuê trên toàn thế giới thông qua ứng dụng di động đang ngày càng trở nên phổ biến. Thế nên, đừng ngại đặt câu hỏi trong công việc, về bản thân và sự nghiệp bởi điều đó sẽ giúp đảm bảo rằng bạn luôn luôn phát triển.
Ngân Linh
Góc kỹ năng - Cẩm nang khác
- 6 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhân viên sale nhất định phải biết
- Vì sao bạn nên “rèn” kỹ năng nói trước đám đông ngay hôm nay?
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: bạn có phải là người thành thạo?
- 5 lợi ích khi ước lượng thời gian cho việc cần làm
- 8 lợi ích khi tạo danh sách các việc cần làm
- Người có kỹ năng thuyết phục vượt trội sở hữu đặc điểm nào ?
- 6 kiểu người nên cân nhắc khi chọn làm “người tham khảo”
- 7 điều nên biết trước khi làm việc tại startup
- 5 bí quyết vượt qua nỗi lo khi bắt đầu công việc mới
- 6 hành động đẹp cần có trong ngày làm việc cuối cùng
- 5 nỗi sợ trong công việc bất cứ ai cũng cần vượt qua
- 6 mẹo quản lý thời gian dành cho nữ nhân viên bận rộn
- Mẹo giữ năng suất trong những ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ
- 7 điều khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp khi tìm việc
- Cần làm gì trong 6 tháng đầu ở công việc mới?
- Bí quyết lựa chọn khi nhận được hai công việc cùng lúc
- Tự quảng bá bản thân để thăng tiến trong sự nghiệp
- 3 điều cần nhớ khi cảm thấy “đuối” với công việc mới
- Từ chối nhận thêm việc thế nào để tránh mất lòng sếp?
- 5 điều cần nghĩ đến trước khi “đòi” tăng lương
- Nhân viên hành chính - người “quản gia” trên từng cây số
- 8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp
- 6 Cách Tạo Dựng Tác Phong Chuyên Nghiệp Trong Công Việc
- [Lời Khuyên] 6 Giai Đoạn Phát Triển Sự Nghiệp Của Bản Thân
- Vượt qua đồng nghiệp trong môi trường công việc cạnh tranh khốc liệt
- Những cú sốc dành cho lính mới công sở
- Xây dựng mối quan hệ với sếp mới: dễ hay khó?
- Bí quyết xin việc khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc
- 5 cách cho thấy bạn đã sẵn sàng cho vị trí quản lý
- 6 lời khuyên khi bạn bắt đầu đào tạo nhân viên mới
- 4 tố chất tỷ phú Warren Buffett trông đợi ở một người lãnh đạo
- Những sai lầm phổ biến khi đi thực tập
- 15 từ khóa bạn cần khi ứng tuyển cho các vị trí cấp cao
- 7 cách đơn giản biến những ngày nghỉ thành cơ hội phát triển sự nghiệp
- 5 nguyên tắc quan trọng giúp bạn cải thiện kỹ năng bán hàng
- Bí quyết rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- [Infographic] Bạn đã sẵn sàng tìm kiếm và giữ chân nhân viên xuất sắc
- 5 sai lầm có thể phá hỏng sự nghiệp của bạn
- Để thành công, cần rèn luyện những thói quen nào?
- Thói quen của những người thành công sau giờ làm việc
- 6 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định hiệu quả hơn
- 12 Nguyên tắc Đạo đức dành cho Chuyên viên Kinh doanh
- 6 cách để hạnh phúc trong công việc
- 3 trường hợp “thương hiệu cá nhân” gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp
- 5 cách để trở thành người “không thể thay thế” tại công ty
- 5 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định
- 4 kĩ năng làm việc thiết yếu bạn không được dạy trong trường đại học
- 9 điều gây cản trở cho sự nghiệp của người phụ nữ
- 9 điều làm nên chuyên viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- 7 kỹ năng lãnh đạo tạo dấu ấn khác biệt
- 10 kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh bạn nên biết
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 2)
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 1)
- Chinh phục bản thân - Phần 3: Xác định giá trị bản thân