Tạo tiêu đề đăng tin tuyển dụng hiệu quả

Thật không dễ dàng để chúng ta tạo được tiêu đề đăng tin tuyển dụng được hiệu quả, thể hiện rõ ràng, thống nhất phần mô tả công việc để tìm kiếm ứng viên phù hợp.

 

Những đối tượng mà bạn hướng tới – như những người tìm việc, những website tuyển dụng, các công ty trung gian tuyển dụng và cả những khách hàng của bạn…. Thu hút tất cả đối tượng đó là một công việc phức tạp.

 

Các đối tượng liên quan có thể có nhiều suy nghĩ sáng tạo khác nhau với những từ ngữ mô tả công việc trong các thông tin tuyển dụng của bạn, đôi khi chúng gián tiếp làm thổi phồng tầm quan trọng của các ứng viên khi đăng ký ứng tuyển. Do đó, bạn phải thực sự chú ý đến các từ ngữ để phần nào đó ít ảnh hưởng nhất đến các nhân viên hiện tại.

 

Bạn nên nhớ rằng: Khi bạn đăng tin tuyển dụng lên web, bạn không thể biết được những suy nghĩ bất chợt của các bên liên quan nội bộ trong công ty bạn như thế nào.

 

Điều bạn cần ghi nhớ khi soạn thảo những văn bản quan trọng là luôn phải đặt công ty lên đầu tiên.

 

Sử dụng thuật ngữ thông dụng, không sử dụng những thuật ngữ nội bộ

 

Điều này đặc biệt đúng trong các tiêu đề đăng tin tuyển tuyển dụng. “Những người sử dụng thuật ngữ riêng của họ là bởi vì họ không nhận thức được rằng hầu hết những người ở bên ngoài sử dụng các thuật ngữ khác nhau” – Bob Gladstein, một chuyên gia SEO nói.

 

Do vậy, bạn nên hỏi những người đang giữ những vị trí tương tự như vị trí đang tuyển dụng để có thể có được những thuật ngữ mô tả công việc phù hợp nhất.

 

Không sử dụng từ ngữ khó hiểu

 

Sử dụng những con số trong mô tả công việc có thể gây khó hiểu cho người tìm việc. Những ví dụ kiểu như “Kế toán cấp II” hay “Quản lý dự án – Kiến trúc S12-3622” có thể có một ý nghĩa rất cụ thể trong tổ chức của bạn, nhưng các loại chức danh công việc như thế này thực sự gây cản trở cho việc ứng tuyển của các ứng viên vì quá khó hiểu, nhất là khi họ không ở cùng môi trường công ty với bạn.

 

Ứng viên bên ngoài sẽ không biết liệu cấp II là cấp cao nhất, hay thấp nhất. Và việc mô tả dài dòng sẽ chỉ khiến phần xếp hạng trong phầm tìm kiếm công việc của ứng viên với vị trí mà bạn đang tuyển bị đẩy xuống. Vì vậy, hãy cắt bỏ các phần chữ số khỏi tiêu đề công việc và kèm theo việc giải thích những điều chi tiết đó trong bản mô tả công việc chi tiết, chỉ sau khi ứng viên đã đi sâu hơn.

 

Sử dụng những từ ngữ thường được sử dụng để mô tả công việc bạn đang tuyển

 

Sử dụng tính năng tìm kiếm nhanh trong những trang tìm kiếm việc làm để xem những từ ngữ nào thường được sử dụng có thể mô tả công việc đang cần tuyển người của bạn, hãy lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất trong số những gì bạn tìm được.

 

“Nếu một tiêu đề xuất hiện trong tìm kiếm nhanh, điều đó có nghĩa là đây là một tin mà các công ty lớn đã tìm kiếm hay đã có người tìm kiếm trên Google” – Gladstein chia sẻ.

 

Christine Stack, Giám đốc cấp cao của cơ quan truyền thông MEC Bắc Mỹ tại New York chia sẻ: “Theo quan điểm tuyển dụng, muốn tương tác gần hơn với ứng viên thì cần phải đơn giản. Gọi đúng tên công việc để những “khán giả” mà bạn hướng tới có thể biết chính xác bạn đang nhắc tới điều gì”.

 

Sẽ không phải là điều khôn ngoan nếu mất nhiều thời gian cho phần tiêu đề đăng tin tuyển dụng

 

Hãy sử dụng những tiêu đề thông lệ. “Tất cả mọi người đều cố gắng để sáng tạo và luôn muốn tỏ ra thông minh hơn, do đó đôi khi chúng ta luôn phải tạo nên những tiêu đề vô lý, thông tin chúng đến với các ứng viên và cuối cùng không nhận được bất cứ phản hồi nào cả” – Stack nói. “Ví dụ như, nếu bạn viết rằng đang muốn tìm kiếm một “kết nối những mối quan hệ” (có thể hiểu là nhân viên nhân sự nội bộ), chắc chắn là sẽ không ai ứng tuyển vì họ không hiểu đó là gì cả”.

 

Duy trì khả năng tìm kiếm của tiêu đề công việc

 

“Chuyên gia nhân sự” nghe có vẻ là một tiêu đề công việc ổn về lý thuyết, nhưng các ứng viên có khả năng tìm kiếm vị trí này khi tìm kiếm online về nghề nhân sự không? “Hầu như là không”, Roberta Matuson, chủ tịch công ty giải pháp cung ứng nguồn nhân lực của Northampton, Massachusetts nói.

 

Quảng cáo công việc của bạn trong phần mô tả công việc

 

“Người truyền giảng” là một trong những từ tiêu đề đáng tiền, nhưng thiếu chính xác nếu sử dụng như một thuật ngữ để tìm kiếm. Do đó hãy lưu lại nó trong phần mô tả công việc và đừng để vào tiêu đề. Bạn có thể nói nhiều hơn về công việc này trong phần mô tả công việc nhưng hãy dành những từ ngữ đơn giản va quý báu cho phần tiêu đề công việc.

 

Hãy đơn giản nhưng không mơ hồ

 

“Khi tôi đang tìm nguồn cung ứng các ứng cử viên, nếu tôi thử tìm kiếm theo cụm từ “giám đốc kỹ thuật số”, tôi sẽ nhận được những kết quả trên trời không liên quan gì” – Stack nói. Do đó hãy tạo một tiêu đề thật cụ thể công việc mà bạn đang ứng tuyển.

 

Chính xác

 

Nếu bạn đang tìm kiếm ứng viên cho vị trí Java Developer, đừng quảng bá cho một nhà thiết kế web. Nếu công việc cũng bao gồm nhiệm vụ thiết kế web, hãy nêu rõ ràng và cụ thể điều đó trong phần yêu cầu công việc.

 

Phù hợp

 

Công cụ tìm kiếm sẽ thưởng cho sự nhất quán cách diễn đạt của bạn với thứ hạng cao. “Hãy chắc chắn rằng tiêu đề tuyển dụng và vị trí được tuyển dụng có sự phù hợp, nhất quán về tiêu đề trang, URL và phần nội dung mô tả công việc” – Neil Costa, Giám đốc điều hành của HireClix, một nhà tiếp thị tuyển dụng ở Gloucester, Massachusetts nói.


Hiểu rõ những điều bạn có thể gặp khó khăn

 

Một số nhà quản lý sẽ khẳng định sự quan tâm trong lĩnh vực kinh tế nhiều hơn tất cả những mặt khác, thậm chí việc họ nhấn mạnh về tiêu đề đăng tin tuyển dụng hiện tại có thể làm giảm hiệu quả của quá trình tuyển dụng. Do đó bạn nên lường trước những điều khó khăn khi bạn đăng thông tin tuyển dụng, có thể đi kèm mức lương trong tiêu đề để có thể tạo sự hấp dẫn hơn đối với các ứng viên/nhà quản lý.

 

Thu Hiền

Sao chép thành công