3 tình huống mẫu để chọn lựa ứng viên phù hợp nhất

Với tỷ lệ thất nghiệp rất cao hiện nay, doanh nghiệp vẫn phải đối măt với 1 nhiệm vụ khá gian giải là chọn lựa ứng viên tài năng và phù hợp trong thị trường lao động chung thông qua những buổi phỏng vấn. Trong đó, có không ít những ứng viên có dư điều kiện tuyển dụng.

Vậy làm cách nào bạn có thể chọn lựa ứng viên có thể hoàn thành nhiệm vụ của công việc và phù hợp với văn hóa của công ty? Các câu hỏi phỏng vấn dưới đây sẽ giúp bạn định hướng đúng người phù hợp nhất khi  tuyển chọn giữa một bể những ứng viên tài năng:

Câu hỏi mẫu:

Hãy cho tôi biết những thách thức điển hình nào bạn đã gặp phải trong sự nghiệp của mình. Bạn đã vượt qua như thế nào? Bạn đã thực hiện những bước nào để giải quyết chúng?

Một doanh nghiệp nhỏ thường gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn phát triển như quá tải dự án trong khi thiếu nguồn nhân lực. Vì vậy, doanh nghiệp thường tìm kiếm những nhân sự chịu cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài và tạo ra những kết quả vượt mong đợi.

Do đó, doanh nghiệp thường tập trung vào nhận thức về những thách thức công việc trước đây của ứng viên và cách ứng viên sử dụng kĩ năng giải quyết vấn đề của mình.

Những câu hỏi khai thác sâu hơn:

 – Bạn giải quyết những vấn đề trước đây một mình hay cần sự trợ giúp của một ai khác?

 – Sự kết hợp của bạn và đồng nghiệp có dẫn đến những kết quả tích cực?

 – Bạn sẽ ứng dụng những kinh nghiệm của mình và trường hợp tương tự như thế nào?

 – Hãy mô tả những viễn cảnh này và kết quả cuối cùng của nó.

Câu hỏi mẫu:

Bạn đã đóng góp cho mục tiêu kinh doanh và phát triển của công ty trước như thế nào? Và bạn sẽ sử dụng những kinh nghiệm này như thế nào trong công ty của chúng tôi?

Những doanh nghiệp nhỏ thường phải dựa vào vào nhân viên để thực hiện công việc điều hành hàng ngày, bao gồm quản lý văn phòng và kiếm soát ngân sách.

Jill Morrone, chủ của một công ty về giáo dục tại Winston Salem, Bắc Mỹ, luôn lựa chọn các câu hỏi liệu có ứng viên có mang lại lợi nhuận tài chính cũng như mục tiêu kinh doanh cho công ty.

Những câu hỏi sâu tiếp theo:

 – Bạn có giúp công ty gia tăng lợi nhuận của mình?

 – Bạn có từng đưa ra đề xuất giúp giảm chi phí cho công ty? Bạn thấy thế nào khi làm nhiệm vụ đó?

 – Những ý kiến liên quan đến tài chính của bạn có được đồng nghiệp ủng hộ? Những ý kiến đó có được thực hiện và kết quả ra sao?

 – Kết quả là, liệu bạn có được công nhận là một thành viên đáng tin cậy? Và bằng cách nào?

Câu hỏi mẫu:

Sếp cũ của bạn nhận xét công việc của bạn như thế nào?

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang quan tâm đến việc ứng viên có sẵn sàng chia sẻ về mối quan hệ đồng nghiệp cũ hoặc sếp cũ.

Trong trường hợp này, ứng viên được mong chờ sẽ đưa những ví dụ cụ thể về những đánh giá họ có được từ công ty cũ. Hãy hỏi ứng viên kể lại những trường hợp minh họa cụ thể những thông tin phản hồi tích cực họ vừa đưa ra.

Câu hỏi mẫu:

Mục tiêu nghê nghiệp của bạn là gì? Bạn quan tâm đến nghề nghiệp trong ngắn hạn hay dài hạn. Bạn có thấy nghề nghiệp của mình sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai gần.

Điều đó có nghĩa là nhà tuyển dụng biết nhu cầu của doanh nghiệp mình và đang muốn chắc rằng mong muốn phát triển của ứng viên liệu có phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

Có một lời khuyên dành cho nhà tuyển dụng, bạn nên biết rõ mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên trong tương lai và cách mà những mục tiêu này có thể tác động đến doanh nghiệp của bạn.

Các câu hỏi sâu, nhà tuyển dụng có thể cân nhắc để hỏi thêm:

 – Bạn có kế hoạch học thêm gì trong tương lai và và cải tiến kĩ năng của mình?

 – Những theo đuổi học vấn của bạn sẽ giúp cải thiện việc phát triển của doanh nghiệp trong tương lai như thế nào?


Khi bạn sắp tiến hành chọn lựa ứng viên trong một buổi phỏng vấn, những câu hỏi này sẽ giúp bạn lướt qua nhanh danh sách ứng viên và tuyển được đúng người bạn có thể tin tưởng, trông cậy vào cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp trong tương lai.


Quyên Trần

Sao chép thành công