Mục Lục
Đối với nhiều người, cụm từ trung gian Marketing còn khá xa lạ. Nhưng trên thực tế, đây là một hình thức Marketing đặc biệt với đối tượng chính là các đơn vị sản xuất và các bên phân phối sản phẩm. Nếu các doanh nghiệp có thể xây dựng được hệ thống trung gian marketing tốt sẽ thì doanh số bán hàng sẽ được thúc đẩy hiệu quả hơn. Vậy trung gian Marketing là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.
Trung gian Marketing là gì?
Trung gian Marketing hay còn gọi là trung gian tiếp thị là thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ các cá nhân, tổ chức tham gia vào các hoạt động kết nối giữa người tiêu dùng và các nhà sản xuất thông qua việc phân phối sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như các đại lý, nhà phân phối, website bán hàng hay tổ chức tiếp thị…
Trong quá trình hoạt động, các trung gian marketing còn hỗ trợ quảng bá sản phẩm/dịch vụ, truyền thông cho thương hiệu, giúp thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng, từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
“Trung gian marketing là một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân, làm cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trong việc phân phối sản phẩm.”
Ví dụ về trung gian marketing
Đại lý A đóng vai trò trung gian giữa nhà sản xuất và người bán lẻ. Họ mua sản phẩm từ các nhà sản xuất hoặc nông dân và bán chúng cho các nhà bán lẻ. Sản phẩm được mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất và nhà bán buôn phân phối chúng cho các nhà bán lẻ.
Cũng giống như các đại lý, nhà phân phối giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất nhưng chỉ bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Thông thường họ chỉ phân phối sản phẩm của một thương hiệu vụ thể, đưa ra các chương trình khuyến mãi cho khách hàng và nhận hoa hồng từ nhà sản xuất.
Họ thường chỉ phân phối từ một nhà sản xuất cụ thể và cung cấp dịch vụ hậu mãi cho khách hàng. Họ được nhà sản xuất trả hoa hồng hoặc phí.
Các trung gian Marketing phổ biến nhất hiện nay
Khi tìm hiểu trung gian Marketing là gì, chắc hẳn bạn không thể chỉ nắm lý thuyết đơn thuần mà không biết đâu là các trung gian Marketing phổ biến nhất hiện nay:
Nhà bán lẻ
Bao gồm các cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị hay các website bán hàng trực tuyến… Nhiệm vụ của các nhà bán lẻ là trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng, đưa sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng và hỗ trợ người tiêu dùng một cách nhanh chóng.
Nhà phân phối
Là những cá nhân, đơn vị nắm giữ khâu trung gian trong việc phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến các điểm bán hàng cuối cùng. Nhà phân phối có thể là những công ty vận chuyển, các kho bãi hoặc các nhà phân phối độc quyền của doanh nghiệp. Họ là những đơn vị lưu trữ các sản phẩm/dịch vụ trong phạm vi gần với người tiêu dùng để cung cấp sản phẩm/dịch vụ mọi lúc, mọi nơi một cách kịp thời và nhanh chóng.
Trung gian tài chính
Các trung gian Marketing thuộc lĩnh vực tài chính bao gồm ngân hàng, cơ sở tín dụng… Trong thời buổi hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp cần hợp tác với các trung gian Marketing thuộc lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, khi hợp tác với các trung gian này doanh nghiệp cần xem xét chi tiết về phương thức hợp tác và cách thức hoạt động của mỗi trung gian để đảm bảo quyền lợi và sự phát triển cho doanh nghiệp của mình.
Sàn giao dịch, thương mại điện tử
Sàn giao dịch hay các trang thương mại điện tử cũng được xem là một trung gian Marketing vì đây là nơi để các bên bán và bên mua giao dịch với nhau một cách thuận lợi và dễ dàng. Các ngành thường sử dụng sàn giao dịch và thương mại điện tử gồm có hàng hóa, tài chính và bất động sản.
Dịch vụ tiếp thị
Digital Marketing Agency, các hãng truyền thông, các công ty quảng cáo… chính là những đơn vị điển hình về cung cấp dịch vụ tiếp thị. Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của mình một cách hiệu quả, qua đó góp phần thúc đẩy doanh số một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Vai trò của trung gian Marketing
Các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, hoạt động đều chú trọng hợp tác với các trung gian marketing vì những lợi ích to lớn. Vậy vai trò của trung gian Marketing là gì?
Giảm chi phí
Ngay cả những tập đoàn lớn, những doanh nghiệp đa quốc gia có tài chính vững mạnh trên thế giới cũng không thể tự xây dựng một mạng lưới phân phối hàng hóa cho riêng mình bởi vì điều này sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí của doanh nghiệp. Qua việc hợp tác với các trung gian marketing, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực và chi phí để tập trung tối đa cho các khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm/dịch vụ.
Tiếp cận khách hàng tốt hơn
Nhờ vào mạng lưới phân phối lớn trên khắp các tỉnh thành của đất nước đến từ các trung gian Marketing, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn mà không tốn chi phí nhân sự hay các chi phí khác. Khách hàng có thể mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ở bất kỳ trung gian Marketing nào, qua đó doanh số bán hàng được tăng trưởng tối đa.
Đẩy nhanh việc tái đầu tư
Thông qua các trung gian Marketing, doanh nghiệp sẽ có thêm rất nhiều đơn vị cùng chia sẻ rủi ro về mặt sản xuất, phân phối. Nhờ đó có thể huy động thêm nhiều nguồn vốn để quay vòng vốn kinh doanh và duy trì hoạt động sản xuất nhằm tái đầu tư cho các chu kỳ hoạt động tiếp theo.
Tạo lòng tin với khách hàng
Một mạng lưới phân phối rộng khắp sẽ giúp mở rộng quy mô, tầm vóc của doanh nghiệp và tạo dựng uy tín trong lòng khách hàng. Luôn là vậy, khách hàng sẽ dành sự tin tưởng cao hơn đối với những doanh nghiệp lớn.
Quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn
Để tạo ra doanh số và lợi nhuận, các trung gian Marketing sẽ phải triển khai rất nhiều hoạt động marketing khác nhau để tiếp cận khách hàng. Qua đó, các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp cũng được quảng bá hiệu quả.
Cầu nối cung – cầu trên thị trường
Trung gian Marketing chính là những “nhân viên tư vấn và bán hàng” chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm, có nhiệm vụ tư vấn và giải quyết những khó khăn của khách hàng, thúc đẩy quyết định mua hàng khi khách hàng còn đang chần chừ.
Giảm thiểu rủi ro cho các nhà sản xuất
Hình thức hợp tác với trung gian Marketing sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thị trường mà không cần lo lắng các tình huống rủi ro bởi vì một khi thị trường nào đó kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp có thể lập tức rút khỏi thị trường đó mà không cần bận tâm về vấn đề cơ sở vật chất hay nhân lực.
Nhược điểm của việc sử dụng các trung gian marketing
Những bất lợi của việc sử dụng một người trung gian bắt nguồn từ sự sợ hãi của các chủ doanh nghiệp. Những lo ngại và thiếu kỹ năng quản lý hoặc thiếu nguồn lực để cân bằng và quản lý các trung gian đều gây bất lợi cho doanh nghiệp khi sử dụng các trung gian. Những nỗi sợ đó bao gồm:
– Sợ mất vai trò quyết định;
– Sợ mất liên lạc với khách hàng và mất khách hàng;
– Sợ bị lợi dụng;
– Sợ rằng mục tiêu của bên trung gian sẽ mâu thuẫn với mục tiêu của nhà sản xuất…
Qua những chia sẻ vừa rồi hy vọng quý độc giả đã có cái nhìn tổng quan về các trung gian Marketing, hiểu rõ trung gian Marketing là gì và biết cách để ứng dụng hiệu quả vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trang Đoàn
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Trực giác là gì? Làm thế nào để trực giác nhạy cảm hơn?
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15MNC là gì? Lợi ích khi làm việc tại các MNC
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Chief of Staff là gì? Trách nhiệm cụ thể của Chief of Staff
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Mentee là gì? Lợi ích khi là một mentee