Bạn tìm thấy một cơ hội việc làm rất hấp dẫn và bạn tự tin rằng mình có những kỹ năng và kiến thức chuyên môn cần thiết cho vị trí này. Chỉ có một điều khiến bạn bận tâm, đó chính là khoảng cách địa lý. Công việc bạn tìm kiếm ở một tỉnh thành khác với nơi bạn đang sống, bạn sẽ không phỏng vấn trực tiếp và nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên hơn những người cư trú tại đó.
Vì vậy, bên cạnh những bước thông thường để có được công việc, bạn còn phải đối mặt với thách thức khi làm thế nào để nhận được sự chú ý của các nhà tuyển dụng khi phỏng vấn trực tuyến và thuyết phục họ rằng bạn là ứng cử viên phù hợp nhất cho vị trí cần tuyển. Trong bài viết hôm nay, CareerLink.vn sẽ gợi ý cho bạn một vài bí quyết giúp bạn nổi bật và dễ dàng tiếp cận công việc hơn.
Tập trung vào hồ sơ ứng tuyển
Khi bạn tìm việc và phỏng vấn từ xa thì đó đã là một trở ngại khiến bạn không thể bộc lộ hết khả năng và kiến thức chuyên môn của mình. Vì vậy, bạn cần chú trọng trau chuốt CV cũng như hồ sơ ứng tuyển của mình cho thật ấn tượng để nới rộng cơ hội vào vòng phỏng vấn được khả quan hơn. Trong đó, bạn có thể giải thích lí do bạn ứng tuyển dù cách xa về mặt địa lý và hy vọng được xem xét như là một ứng viên sáng giá cho vị trí công việc đó.
Một nội dung quan trọng được các nhà tuyển dụng quan tâm đó là thành tích, kinh nghiệm của ứng viên và mức độ phù hợp với nhu cầu hiện tại của họ. Vì vậy, bạn cần tập trung làm nổi bật những điểm mạnh của bản thân có liên quan mật thiết tới yêu cầu công việc. Như vậy sẽ tăng cơ hội được chọn vào vòng phỏng vấn của bạn.
Tận dụng sức mạnh của các phương tiện xã hội
Nếu bạn không thể biết được những người có quyền quyết định tuyển dụng, hãy sử dụng sức mạnh của các phương tiện như video, mạng xã hội để nâng cao cơ hội của mình. Một video ấn tượng có thể đưa hình ảnh, cá tính của bạn trên màn hình theo cách mà một lá thư xin việc không làm được. Và trong đó nhớ làm nổi bật kiến thức, kỹ năng của bản thân trong lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển.
Hãy tạo ra một vài video ngắn từ 3 đến 5 phút, đưa ra lời giới thiệu các thông tin cơ bản và một vài ví dụ của việc sử dụng chuyên môn của bạn để giải quyết vấn đề kinh doanh chẳng hạn. Giới thiệu bản thân là cách bạn trả lời câu hỏi mà bạn nghe nhiều lần trong các cuộc phỏng vấn: “Nói cho tôi biết về bản thân bạn”. Bạn có thể đăng tải lên các video vào hồ sơ tìm việc của bạn hoặc hồ sơ trên các phương tiện truyền thông xã hội. Trong đó bao gồm một số mô tả nổi bật và từ khóa mà nhà tuyển dụng tiềm năng có thể lựa chọn khi tìm kiếm ứng viên phù hợp.
Và khi một nhà tuyển dụng tiềm năng đưa ra đề nghị một cuộc gọi video thông qua Skype, chứ không phải là một cuộc gọi điện thoại thông thường thì cũng có nghĩa là bạn đã để lại những ấn tượng nhất định. Điều bạn phải làm chính là chuẩn bị sẵn sàng cho buổi phỏng vấn trực tuyến và tự tin thể hiện chính mình.
Chứng minh cam kết của bạn
Một trong những điều khiến nhà tuyển dụng lo ngại khi tìm kiếm ứng viên phù hợp là liệu bạn có thật sự mong muốn làm việc tại công ty của họ hay không? Và bạn đã có sự chuẩn bị chắc chắn nào cho việc được nhận công việc này? Hay chỉ nhờ vào “hên xui may rủi”. Đặc biệt với những người tuyển dụng từ xa, không có chỗ ở cố định và dễ dàng thay đổi công việc.
Vì vậy, bạn sẽ nhận được câu hỏi phỏng vấn về sự cam kết và chứng minh việc sẵn sàng làm việc, trung thành của bản thân. Điều đó thường bắt đầu với câu hỏi "Tại sao bạn muốn chuyển đến đây cho công việc này?" Bạn sẽ cần phải chuẩn bị một phản ứng phù hợp như "Tôi đã sẵn sàng cho một sự thay đổi" hoặc “Chính những điểm ABC của công ty khiến tôi cảm thấy muốn cống hiến và nỗ lực để không chỉ được làm việc ở đây mà còn làm tốt nhất có thể”. Và quan trọng hơn hết là trong khi phỏng vấn trực tuyến, bạn phải tạo được thiện cảm với người phỏng vấn và thể hiện bản thân hoàn toàn có khả năng giải quyết tốt công việc.
Bạn thậm chí có thể đề nghị một cuộc phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng chính của công ty. Hãy để nhà tuyển dụng biết bạn có ý định lên kế hoạch đến tận nơi kiểm tra khu vực xung quanh và khám phá những cơ hội khi làm việc tại đây.
Một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp cho rằng nếu ứng viên đó sẵn sàng di chuyển một chặng đường xa để đến và tìm hiểu thì chứng tỏ đó là một ứng cử viên thực sự nghiêm túc và chuyên nghiệp. Thông qua đó, nó còn cho thấy một sự cam kết của ứng viên dành cho bạn.
Đừng lo ngại khi phải đối mặt với vấn đề khoảng cách. Mọi thứ nằm trong tay bạn, miễn là bạn có sự nỗ lực và nghiêm túc trong mọi việc. Ngoài ra, một sự chuẩn bị kỹ càng cũng giúp bạn đến gần hơn với công việc mơ ước. Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường tương lai của mình.
Phương Thảo
Phỏng vấn việc làm - Cẩm nang khác
- 5 câu hỏi phỏng vấn Nhân viên chăm sóc khách hàng thường gặp nhất
- Lời khuyên về cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn chuyên nghiệp
- 9 điều nên nhớ nằm lòng khi lần đầu đi phỏng vấn xin việc
- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc: những điều không nên tiết lộ
- Viết thư từ chối phỏng vấn thế nào để không mất lòng nhà tuyển dụng?
- Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc mà bạn nên biết
- 4 cách thuyết phục công ty nên chọn bạn khi phỏng vấn
- Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn xin việc
- 7 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc trong buổi phỏng vấn
- 6 lí do bạn nên đặt câu hỏi trong mọi cuộc phỏng vấn
- 7 việc làm của ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu
- 5 cách trả lời cho câu hỏi “Vì sao bạn nghỉ việc?”
- 7 điều nhỏ có thể tạo ra tác động lớn cho buổi phỏng vấn
- 9 bí quyết giúp bạn nổi bật khi phỏng vấn theo nhóm
- 5 lí do bạn không nhận được phản hồi sau phỏng vấn
- 5 cách vượt qua vòng phỏng vấn khi thiếu kinh nghiệm làm việc
- 5 lí do khiến bạn nằm trong “danh sách đen” của nhà tuyển dụng
- Trả lời câu hỏi: Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?
- 11 bí quyết để có một buổi phỏng vấn xin việc thành công (phần 01)
- Làm thế nào để có mức lương xứng đáng khi phỏng vấn việc làm?
- 7 câu hỏi hay nhất để hỏi nhà tuyển dụng tại một cuộc phỏng vấn
- 4 sai lầm phổ biến khi phỏng vấn xin việc
- Để trả lời câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn”
- [Infographic] Bạn đã biết cách thể hiện bản thân khi phỏng vấn việc làm chưa?
- Trả lời các câu hỏi "Tại sao bạn muốn thay đổi công việc?”
- Làm sao để trả lời câu hỏi: "Bạn có muốn hỏi câu hỏi gì không?"
- 7 mẹo phỏng vấn giúp bạn nhận được công việc
- Làm thế nào để tương tác hiệu quả hơn với nhà tuyển dụng việc làm?
- Làm thế nào để chuẩn bị cho loại phỏng vấn không mong đợi: Phỏng vấn tốc độ
- 10 câu hỏi phỏng vấn điển hình cho công việc từ xa
- Những câu hỏi và câu trả lời khó nhất trong phỏng vấn xin việc
- 15 câu hỏi xoáy trong phỏng vấn việc làm và cách để vượt qua chúng
- 10 lời khuyên cho ứng viên khi chuẩn bị một bài kiểm tra tâm lý
- Làm thế nào để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn công việc lần hai?
- 10 câu hỏi không nên hỏi trong một buổi phỏng vấn
- 6 sai lầm khiến bạn "mất điểm" khi phỏng vấn xin việc
- Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”
- 5 cách thể hiện bản thân tốt khi đi phỏng vấn