Mục Lục
- SHL test là gì?
- Các bài SHL test được sử dụng phổ biến hiện nay
- Bài kiểm tra SHL suy luận quy nạp (Inductive Reasoning)
- Bài kiểm tra SHL lý luận số (Numerical Reasoning)
- Bài SHL test lý luận bằng lời nói (Verbal Reasoning)
- Bài kiểm tra SHL lý luận cơ học (Mechanical Comprehension)
- Bài kiểm tra về đọc hiểu (Reading Comprehension)
- Bài kiểm tra SHL về suy luận (Deductive Reasoning)
- Bài kiểm tra dành cho cấp quản lý SHL Management and Graduate Item Bank (MGIB)
- Như thế nào mới được xem là vượt qua bài SHL test?
- Bí kíp giúp vượt qua bài SHL test thành công
Để có một vị trí trong các công ty hay tập đoàn lớn, các ứng viên phải bước qua cánh cửa đầy khó khăn, đó là SHL test. Vậy SHL test là gì? Làm sao để hoàn thành tốt bài thi SHL test trong thời gian ngắn? Câu trả lời dành cho bạn đọc sẽ có trong bài viết sau đây.

SHL test là gì?
“SHL test hay bài kiểm tra SHL, đánh giá SHL là một bài thi đánh giá năng lực toàn diện của ứng viên từ khả năng đọc hiểu đến tư duy phân tích dữ liệu.”
Phạm vi bài kiểm tra SHL liên quan tới các câu hỏi về năng lực, hành vi, tính cách, AMCAT. Các bài kiểm tra này có sự khác nhau và được sử dụng tùy thuộc vào cấp độ và vai trò của từng lĩnh vực.
SHL là sản phẩm được phát triển bởi Saville and Holdsworth Limited (SHL) – công ty chuyên thiết kế các bài kiểm tra về tâm lý, năng lực của mỗi người. Hiện tại SHL test hoạt động với hơn 30 ngôn ngữ, triển khai tại hơn 150 quốc gia.
Các bài SHL test được sử dụng phổ biến hiện nay
Những bài thi SHL test được sử dụng phổ biến nhất hiện nay như:
Bài kiểm tra SHL suy luận quy nạp (Inductive Reasoning)
Bài kiểm tra SHL suy luận quy nạp hay còn được gọi là suy luận logic hay suy luận theo sơ đồ. Bài thi này gồm có 24 câu hỏi và 25 phút làm bài. Nhiệm vụ của ứng viên là phát hiện ra các quy tắc lặp đi lặp lại trong một nhóm hình ảnh.
Dựa vào kết quả bài làm nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng suy luận của ứng viên thông qua việc nắm bắt các điểm tương đồng đó.
Bài kiểm tra SHL lý luận số (Numerical Reasoning)
Bài kiểm tra SHL lý luận số được sử dụng để đánh giá khả năng làm toán và thống kê của các ứng viên. Cấu trúc bài thi SHL này có thời gian hoàn thành 25 phút, với 18 câu hỏi, nội dung tùy thuộc vào cấp độ của vị trí ứng tuyển.
Bài thi sẽ được hiển thị một số dữ liệu, có thể ở dạng bảng hoặc là đồ thị, sau đó ứng viên phải sử dụng thông tin đó để trả lời các câu hỏi. Và số liệu được cung cấp trong bài test đều có liên quan đến doanh nghiệp tuyển dụng.
Bài SHL test lý luận bằng lời nói (Verbal Reasoning)
Bài kiểm tra SHL lý luận bằng lời nói có mục đích để kiểm tra khả năng nhận thức của ứng viên. Cấu trúc của bài thi này gồm 30 câu hỏi và thời gian thi 19 phút.
Thường trong đề bài sẽ hiển thị một đoạn văn, ứng viên dựa vào đó phải đưa ra câu trả lời đúng hay sai hoặc không thể kết luận được.
Bài kiểm tra SHL lý luận cơ học (Mechanical Comprehension)
Với bài test này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra sự hiểu biết về các nguyên lý cơ học của ứng viên. Nội dung chính gồm ứng dụng bánh răng, ròng rọc và đòn bẩy và thời lượng hoàn thành bài kiểm tra là 25 phút.
Bài kiểm tra về đọc hiểu (Reading Comprehension)
Reading Comprehension SHL test là gì? Bài kiểm tra này là một đoạn văn viết liên quan tới vai trò công việc ứng viên đang ứng tuyển. Mục đích làm bài test này để nhà tuyển dụng xác định mức độ kỹ năng hiểu của ứng viên.
Bài kiểm tra đọc hiểu SHL có 18 câu hỏi, câu trả lời dạng trắc nghiệm và thời gian làm bài 25 phút.
Bài kiểm tra SHL về suy luận (Deductive Reasoning)
Bài thi này có thời gian 10 phút để hoàn thành xong 18 câu hỏi. Cấu trúc bài thi tương tự như bài kiểm tra đọc hiểu, đó là tất cả các câu đố về sắp xếp chỗ ngồi, các câu hỏi liên quan đến số lượng và bảng.
Bài kiểm tra dành cho cấp quản lý SHL Management and Graduate Item Bank (MGIB)
Bài kiểm tra SHL test MGIB dành cho những ứng viên vị trí quản lý trở lên. Cấu trúc bài thi này có 3 dạng đó là bài kiểm tra bằng lời nói thời gian 25 phút, bài kiểm tra lý luận số thời gian 35 phút và bài kiểm tra tư duy là 32 phút.
Qua bài thi này, đơn vị tuyển dụng sẽ có thể đánh giá được khả năng sáng tạo và trí tuệ trừu tượng của ứng viên.
Như thế nào mới được xem là vượt qua bài SHL test?
Tất cả các ứng viên làm bài test SHL đều mong muốn chiến thắng trong kì kiểm tra. Thế nhưng để vượt qua bài SHL test và vào được vào vòng trong tiếp theo, ứng viên cần đạt được số điểm tương ứng với nhóm đối chiếu. Ví dụ cao hơn 45% so với điểm trung bình của các ứng viên trong nhóm đó.
Để có cơ hội tốt nhất đi tới giai đoạn tiếp theo của quy trình tuyển dụng, các ứng viên cần đặt mục tiêu cho bản thân phải đạt được số điểm trong top 20%.
Bí kíp giúp vượt qua bài SHL test thành công
Theo như phần trình bày ở trên, các bạn có thể thấy điểm chung của các bài kiểm tra SHL là thời gian làm bài rất ngắn. Do đó, các ứng viên cần phải có sự chuẩn bị tốt mới có thể hoàn thành bài làm với kết quả cao.
Sau đây, hãy cùng tìm hiểu các bí kíp để vượt qua bài SHL test là gì nhé.
Đặt thời gian thực hành
Hầu hết các bài kiểm tra SHL đều được tính thời gian, vì vậy khi đặt thời gian thực hiện các bài kiểm tra thực hành là việc rất hữu ích. Nhờ đó bạn sẽ biết mình mất bao lâu để làm một bài để định hình được tổng thời gian hoàn thành bài thi. Nếu làm chậm cần điều chỉnh phương pháp làm bài cho hợp lý.
Thực hành kỹ các bài kiểm tra SHL test
Không có gì hiệu quả hơn khi thực hành kỹ các nội dung trước khi đi SHL test. Việc này cũng giúp ứng viên tránh bỡ ngỡ trước những câu hỏi khó trong bài thi. Khi ôn luyện thuần thục các bài thực hành thì ứng viên sẽ không phải bỡ ngỡ với các câu hỏi, có thời gian suy nghĩ và sự bình tĩnh để làm bài kiểm tra SHL.
Sử dụng các mẹo cơ bản
Thường thời gian làm bài SHL test từ 10 phút – 20 phút cho gần 20 câu hỏi, nghĩa là chỉ có khoảng 0.55 phút/câu hỏi. Đồng nghĩa với việc ứng viên gần như không có thời gian suy nghĩ mà phải lao vào tính toán và điền kết quả ngay.
Để rút ngắn thời gian thì khi làm bài, bạn cần sử dụng những mẹo cơ bản về tính toán, phân tích số. Nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn so với việc làm theo phương pháp truyền thống.
Phân chia thời gian làm bài hợp lý
Quản lý tốt thời gian, phân bố hợp lý sẽ giúp thí sinh hoàn thành hết các câu hỏi trong bài thi đúng thời gian quy định. Muốn đảm bảo thời gian thì trong quá trình luyện tập, các bạn cần phải chia thời gian cho từng nội dung câu hỏi. Câu nào dễ thì làm trước để phần thời gian thừa sẽ dành cho những câu khó sau.
Có kế hoạch nghỉ ngơi khoa học
Nghỉ ngơi khoa học cũng là phương pháp để bạn có kết quả thi tốt nhất. Thay vì chăm chăm ôn luyện không dành thời gian nghỉ ngơi khiến đầu óc các lúc nào cũng căng thẳng.
Bạn có thể đưa ra thời gian nghỉ ngơi cụ thể, ví dụ nghỉ 20 phút sau khi ôn luyện xong 1 môn học. Không thức quá khuya, ngủ quá muộn cũng sẽ làm đầu óc căng thẳng, thiếu ngủ gây ra hiện tượng mơ màng, mất trí nhớ…
Đến đây, bạn đọc đã hiểu về SHL test là gì rồi phải không? Hy vọng những nội dung chia sẻ trong bài viết này của CareerLink sẽ giúp mọi người có thêm kinh nghiệm, có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng về kiến thức, kĩ năng và sức khỏe để hoàn thành bài SHL test thật tốt, đạt kết quả như ý nguyện.
Thúy Vui
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
Tư vấn nghề nghiệpJune 20, 2025Làm cách nào để tăng lương khi làm việc ở Nhật
Tư vấn nghề nghiệpJune 20, 2025Nên học N2 hay học nghề để đi Nhật nếu muốn định cư lâu dài?
Tư vấn nghề nghiệpJune 20, 2025Học N3 có thể đi Nhật làm được không? Top ngành nghề phù hợp nhất
Tư vấn nghề nghiệpJune 20, 2025Học gì để tăng cơ hội từ kinh nghiệm xin việc trái ngành tại Nhật