Mục Lục
Tester là một vị trí công việc trong các công ty thuộc lĩnh vực phần mềm, công nghệ thông tin. Vậy tester là gì, tester là làm gì, lợi ích và điều kiện để trở thành tester như thế nào? Chi tiết câu hỏi sẽ được trả lời ngay dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé.
Tester là gì?
Tester là một công việc trong ngành phần mềm và công nghệ thông tin.
Tester thực hiện công việc thử nghiệm, kiểm tra phần mềm để tìm ra các lỗi để báo lại cho các lập trình viên chỉnh sửa. Công việc này giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn hảo trước khi giao đến tay khách hàng.
Tùy vào mỗi công ty mà tester có nhiều mảng như QC, QA, Automation tester và Manual tester. Trong đó 2 vị trí Automation tester và Manual tester là phổ biến hơn.
Manual tester là người kiểm tra lỗi phần mềm bằng thủ công nên có yêu cầu cao về chuyên môn lập trình. Có đam mê và tư duy trong quá trình tìm lỗi và nhất là phải thật sự rành về test Manual.
Còn Automation tester là người kiểm thử phần mềm dựa trên các công cụ hỗ trợ tự động. Để làm được vị trí này yêu cầu người làm tester phải nắm vững các kiến thức về lập trình.
“Tester là người thực hiện kiểm thử phần mềm được phát triển để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các chức năng đã cam kết trước khi đến tay người dùng.”
Công việc của tester là làm gì?
Sau phần khái niệm, hãy cùng tìm hiểu về nhiệm vụ của một tester là gì nhé.
Lập kế hoạch kiểm tra
- Phối hợp với các nhóm phát triển để hiểu các yêu cầu phần mềm và phát triển kế hoạch kiểm tra toàn diện;
- Xác định mục tiêu kiểm tra, tài nguyên và thời gian.
Tạo trường hợp thử nghiệm
- Phát triển các trường hợp kiểm tra chi tiết dựa trên yêu cầu phần mềm;
- Tài liệu các trường hợp thử nghiệm để tham khảo và tái sử dụng trong tương lai.
Thực hiện kiểm tra
- Thực hiện các trường hợp kiểm tra một cách có hệ thống và kỹ lưỡng, đảm bảo tất cả các khía cạnh của phần mềm đều được kiểm tra;
- Theo dõi và ghi lại kết quả kiểm tra, lưu ý bất kỳ sai lệch nào so với kết quả mong đợi.
Báo cáo lỗi
- Xác định và báo cáo các lỗi và sự cố phần mềm cho các nhóm phát triển;
- Theo dõi và giám sát tiến độ xử lý lỗi.
Kiểm thử tự động
- Sử dụng các công cụ và kỹ thuật tự động hóa thử nghiệm để tăng hiệu quả thử nghiệm nếu có;
- Duy trì và cập nhật các kịch bản thử nghiệm tự động khi cần thiết.
Xem thêm: Việc Làm Tester tại Careerlink.vn
Nhân viên tester mang lại những lợi ích gì cho công ty?
Những lợi ích của nhân viên tester mang lại cho công ty phần mềm đó là:
Đảm bảo chất lượng phần mềm chạy tốt
Đây là lợi ích đầu tiên của nhân viên Tester mang lại cho công ty phần mềm ở bất kỳ sản phẩm nào. Sử dụng Tester sẽ đảm bảo chất lượng phần mềm tối ưu nhất trước khi giao đến tay khách hàng.
Tối ưu về chi phí
Đây là một trong những lợi ích quan trọng mà tester mang lại cho công ty CNTT và phần mềm. Kiểm tra bất kỳ dự án thiết kế phần mềm nào đúng thời hạn sẽ giúp công ty tiết kiệm tiền dài hạn. Bởi vì nếu phát hiện các lỗi sớm trong giai đoạn testing thì chi phí sửa chữa sẽ thấp hơn thay vì phát hiện chậm sẽ khiến việc sửa chữa nhiều gây tốn kém.
Đảm bảo tính bảo mật cao
Bảo mật phần mềm tránh bị hacker tấn công là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi phần mềm hay các sản phẩm công nghệ khác. Vì thế nên khi có tester, họ sẽ kiểm thử tất cả lỗi bao gồm cả tính bảo mật để khách hàng yên tâm trong quá trình sử dụng.
Làm hài lòng khách hàng
Mục đích chính của bất kỳ sản phẩm nào không riêng gì phần mềm đó là mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Thế nên, khi tester đã kiểm tra và đảm bảo trải nghiệm tốt nhất thì mặc nhiên khách hàng sẽ hoàn toàn hài lòng về dịch vụ của công ty. Điều này có giá trị rất lớn, nó tạo uy tín để khách hàng có thể đặt tiếp dịch vụ hoặc giới thiệu các khách hàng khác cho công ty.
Điều kiện để trở thành nhân viên tester chuyên nghiệp
Có khá nhiều bạn trẻ đang muốn tìm hiểu về công việc tester. Vậy nên họ có thắc mắc rằng để trở thành nhân viên tester cần đáp ứng những tiêu chí nào? Câu trả lời sau đây sẽ giải đáp yêu cầu trở thành tester là gì.
Thành thạo sử dụng các công cụ kiểm tra lỗi
Sử dụng các công cụ hỗ trợ check lỗi phần mềm là yêu cầu rất quan trọng với mỗi Tester. Cụ thể là những công cụ như Test Management, AutomationTool/Framework: TestComplete, Selenium, Jmeter, Ranorex, Defect Tracking… Thành thạo các công cụ này là một điểm cộng khá lớn cho các ứng viên khi tham gia ứng tuyển vị trí tester.
Nắm vững các kiến thức cơ bản ngành CNTT
Điều kiện thứ 2 để trở thành nhân viên tester là cần nắm vững những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình Java, C++, Python AutoIT… Bên cạnh đó, họ còn cần học hỏi thêm về các câu lệnh Linux, Database/SQL để có thể làm các dự án có lượng dữ liệu lớn.
Thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh)
Tiếng Anh là kỹ năng đặc biệt quan trọng vị trí tester nói riêng và trong ngành công nghệ thông tin nói chung. Thành thạo tiếng Anh, các tester phần mềm dễ dàng đọc hiểu các tài liệu giúp họ tìm hiểu sâu hơn về chuyên ngành. Ngoài ra, tiếng Anh còn giúp tăng cơ hội việc làm cho các công ty nước ngoài đang tìm kiếm nhân lực.
Có kỹ năng trình bày ngắn gọn, dễ hiểu
Kỹ năng giao tiếp, trình bày cũng là một ưu điểm khi bạn xác định theo nghề Tester. Vì trong quá trình kiểm tra và phát hiện ra lỗi trong phần mềm, bạn cần phải trình bày với lập trình viên để kịp thời sửa chữa, khắc phục. Khi đó, bạn cần phải trình bày vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích để người nghe dễ hiểu rõ vấn đề.
Kỹ năng làm việc theo nhóm
Trong quá trình thực hiện dự án, các tester phải thường xuyên làm việc với lập trình viên, người quản lý dự án. Do vậy, tester cần phải có kỹ năng làm việc theo nhóm, cùng đồng đội phối hợp công việc một cách nhịp nhàng để đạt hiệu quả cao nhất.
Có tính tỉ mỉ, kiên trì và cầu tiến
Mặc dù kiểm tra lỗi phần mềm qua công cụ hỗ trợ tự động, thế nhưng tester không được bỏ mặc máy tự làm việc mà họ cần phải có tính tỉ mỉ và kiên trì để theo dõi từng bước mà phần mềm tự động đã kiểm tra. Điều này cũng giúp hiệu quả kiểm tra lỗi tốt hơn.
Ngoài 2 đức tính đó thì cầu tiến cũng là điều kiện giúp bạn có cơ hội thăng tiến trong công việc. Không chỉ mãi ở vị trí tester, nếu bạn có tinh thần học hỏi, cầu tiến thì trong tương lai bạn có thể trở thành Leader Tester hoặc trưởng nhóm…
Hy vọng, qua bài viết này các bạn đã nắm rõ được nghề tester là gì, tầm quan trọng và lợi ích của tester là thế nào. Để tìm việc công việc tester, hãy truy cập vào website Careerlink.vn nhé.
Thúy Vui