Mục Lục
Quyết đoán là một đức tính tốt đẹp, mang lại nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống thường ngày cũng như công việc của con người. Vậy quyết đoán là gì? Rèn luyện đức tính quyết đoán như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu và bỏ túi những kiến thức hữu ích trong bài viết dưới đây nhé.
Quyết đoán là gì?
“Quyết đoán là khả năng quyết định điều gì đó một cách rõ ràng, nhanh chóng và tự tin.”
Người quyết đoán có xu hướng luôn đứng lên bảo vệ ý kiến, mục tiêu của mình. Do đó, họ xác định rõ ràng, cụ thể hành trình phía trước của bản thân cần làm và sẽ làm gì để thực hiện được mong muốn, nguyện vọng.
Quyết đoán khác với độc đoán, họ sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt dựa trên thực tế khách quan, đồng thời dùng dũng khí và sự hiểu biết của mình để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Quyết đoán có thể hiểu là sự cân bằng giữa thận trọng và rụt rè, nhiệt tình và hiếu thắng. Có tính quyết đoán không có nghĩa bạn là người có cá tính mạnh mẽ, phớt lờ mọi ý kiến, quan điểm từ thế giới bên ngoài.
Quyết đoán tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, quyết đoán được hiểu là decisiveness.
Biểu hiện của người lãnh đạo, quản lý có đức tính quyết đoán
Những nhà lãnh đạo, quản lý là người luôn có cho mình đức tính quyết đoán. Vậy những biểu hiện của người quyết đoán là gì?
Người quyết đoán luôn có khả năng bao quát sự việc
Những người quyết đoán có khả năng nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của mọi sự việc. Điều này giúp họ hiểu được những khía cạnh khác nhau của quyết định được đưa ra. Khi họ biết kết quả của mục tiêu, từ đó sẽ xác định chính xác đường dẫn để đạt được điều đó.
Nó cũng giúp họ nhận ra rằng một quyết định nhỏ cũng mang yếu tố quyết định. Nhờ đó mà quá trình ra quyết định cũng trở nên thoải mái hơn họ đã chuẩn bị sẵn sàng các quyết định khác trong tương lai. Một trục trặc sẽ không phá hỏng toàn bộ kế hoạch.
Người quyết đoán sống hết mình cho cuộc sống hiện tại
Những người quyết đoán không tập trung vào những gì đã xảy ra trong quá khứ hoặc lo lắng về hậu quả của những quyết định trong tương lai. Những vấn đề hay thất bại còn sót lại từ quá khứ chỉ có thể mang lại những bài học và kiến thức hữu ích giúp họ mạnh mẽ hơn. Họ cũng đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn khi chúng phát sinh, thay vì cảm thấy căng thẳng trước những tình huống khẩn cấp.
Người quyết đoán không ngừng trau dồi bản thân
Người quyết đoán không ngừng học hỏi, trau dồi vì họ nhận thức được rằng, kiến thức càng nhiều các quyết định có học thức đưa ra càng nhanh hơn. Họ có thể biết ngay câu trả lời hoặc giải pháp ngay khi vừa biết về vấn đề đang gặp phải.
Những người như thế thường có xu hướng khám phá những ý tưởng hoặc nghiên cứu những điều mới. Họ cũng đang trau dồi kỹ năng của mình bằng cách đặt câu hỏi và thu thập thêm thông tin. Họ học hỏi từ chính bản thân mình sau mỗi lần vấp ngã để không phạm sai lầm tương tự trong tương lai.
Người quyết đoán luôn tự tin
Sự tự tin là chiếc chìa khóa giúp người quyết đoán đưa ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát hơn. Bởi họ có sự tin tưởng vào bản thân và biết rõ khả năng của mình.
Tự tin cũng có nghĩa là biết chính xác bạn muốn trở thành người như thế nào. Khi trở nên có tầm nhìn hơn, họ sẽ quyết tâm để đưa ra quyết định và nhanh chóng đạt được mục tiêu.
Người quyết đoán rất kiên cường
Một quyết định tồi tệ hoặc thời điểm khó khăn xảy ra, người có tinh thần mạnh mẽ vẫn vững tin để bước tiếp. Khả năng phục hồi này giúp họ dễ dàng đưa ra quyết định nhanh chóng. Nếu mọi thứ không diễn ra như kế hoạch, họ biết rằng bản thân luôn có có hội thể thử lại.
Khả năng phục hồi đi kèm với khả năng trở lại cùng sự tự tin vào bản thân hơn. Như đã đề cập trước đó, những người tự tin luôn học hỏi những điều mới. Họ cũng biết rằng mỗi thất bại sẽ khiến họ thông minh hơn, mạnh mẽ hơn và tự tin hơn trong lần tiếp theo.
Sự kiên cường này cũng sẽ giúp người quyết đoán thừa nhận sai lầm của mình. Họ không đổ lỗi cho bất cứ ai vì họ biết mình phải tự chịu trách nhiệm với những quyết định đó.
Làm sao để trở thành người quyết đoán?
Chắc hẳn đã không ít lần bạn tiếc hùi hụi khi bỏ qua cơ hội được làm công việc mình yêu thích vì sợ mất đi công việc cũ lương cao? Bạn có cảm thấy buồn vì đã nghe lời người khác mà bỏ qua ý kiến của bản thân?
Để có thể khẳng định mình, bạn phải tự rèn luyện tất cả các phẩm chất và thói quen. Để sự quyết đoán trở nên hiệu quả, bạn cần một chút thận trọng, tỉnh táo và kiên nhẫn bởi những quyết định chuẩn xác cần phải có thời gian để kiểm chứng. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu các bước để rèn luyện tính quyết đoán là gì nhé.
Tập đưa ra những quyết định nhỏ nhanh hơn
Bạn nên sử dụng ít thời gian để đưa ra những quyết định nhỏ – những quyết định này vô cùng đơn giản như nấu món gì cho bữa tối hoặc ngồi ở quán cafe nào để làm việc. Việc đưa ra nhiều quyết định nhanh chóng cũng sẽ cho bạn những bài học trước khi đưa ra lựa chọn tương tự vào lần tới.
Bước những bước nhỏ ra khỏi vùng an toàn
Những quyết định lớn luôn bắt nguồn từ những ý tưởng lớn, do đó bạn cần phải bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Hãy thử sống ở một vùng đất mới mà bạn nghĩ rằng mình có thể phát triển bản thân dù không quen thuộc hoặc nghe một bản nhạc khác với list nhạc thông thường.
Làm chủ cảm xúc của bản thân
Điểm khác biệt duy nhất để phân biệt người có tính cách bảo thủ và quyết đoán là cách họ kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của mình.
Những người độc đoán, họ luôn tỏ ra nghiêm khắc, hay chỉ trích và khó tiếp thu ý kiến của người khác. Vì lòng tự trọng của những người này quá lớn, thực ra là không thể dung hòa được. Mặt khác, những người quyết đoán thường rất khôn khéo khi giao tiếp, ứng xử vì họ không dễ bị cảm xúc cắt ngang trong cuộc trò chuyện, trao đổi.
Không có những phát ngôn dè dặt
Để quyết đoán, bạn nhất định phải bỏ đi những phát ngôn thiếu chín chắn. Có những lúc, bạn sẽ rơi vào tình huống phải tranh luận để có thể đi đến giải pháp đúng đắn sau cùng. Bạn nên đóng góp hoặc phát biểu với mức độ chắc chắn cao, tâm thế tự tin rằng bạn dám đứng lên và chịu trách nhiệm về những gì bạn nói.
Tự kỷ luật bản thân
Sự lười nhác, thái độ làm việc không chuyên nghiệp xuất phát từ chính việc bản thân bạn thiếu tính dứt khoát trong việc quản lý thời gian cũng như tự kỷ luật bản thân.
Khi bạn tự đề ra cho mình những dự định rõ ràng, cụ thể, phân tích mọi việc ở nhiều khía cạnh, nhất là khi tình huống xấu có thể xảy đến. Điều đó giúp bạn không bị mất nhiều thời gian phải suy nghĩ hay phân vân trước nhiều ý kiến mà không đưa ra được quyết đoán cuối cùng của mình.
Trong cuộc sống, người hiểu rõ quyết đoán là gì sẽ có khả năng làm chủ cuộc đời của bản thân hơn và biết rõ về con đường mình đang theo đuổi hơn. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc cải thiện khả năng ra quyết định của mình, thành công hơn trên con đường chinh phục những hành trình mới.
Đoàn Loan