Lập nghiệp là gì? Chia sẻ chiến lược để lập nghiệp thành công

Có rất nhiều người mong muốn có được một doanh nghiệp của riêng mình. Để đạt được điều đó, bản thân mỗi người cần phải nỗ lực và cố gắng học hỏi rất nhiều. Vậy bản chất lập nghiệp nghiệp là gì? Để lập nghiệp thành công bạn cần những chiếc lược gì? Mời bạn hãy đọc bài viết dưới đây của CareerLink để có được câu trả lời.

Lập nghiệp là gì? Chia sẻ chiến lược để lập nghiệp thành công

Lập nghiệp là gì? Lập nghiệp tiếng Anh là gì?

Lập nghiệp có cách gọi tiếng Anh là Entrepreneur, được hiểu một cách đơn giản là hình thức làm ăn. Đó là quá trình mà một người lên kế hoạch và tiến hành khởi tạo, vận hành một doanh nghiệp của riêng họ. Bắt đầu từ một công ty nhỏ, người lập nghiệp là người chủ điều hành công ty.

Mọi người đều có thể lập nghiệp, có một vài hình thức lập nghiệp cụ thể như: Mở nhà hàng, mở quán cà phê, mở hàng nước; Nhập quần áo về bán hoặc nhập một số sản phẩm về để kinh doanh…

Đặc điểm dễ nhận thấy của lập nghiệp đó là sản phẩm kinh doanh không có gì mới, mô hình kinh doanh cũng đã có sẵn trên thị trường.

Người lập nghiệp được gọi là doanh nhân. Công ty của họ là doanh nghiệp nhỏ khi mới bắt đầu. Mục tiêu chính của kiểu doanh nghiệp này đó là lợi nhuận.

“Lập nghiệp là cách nói khác của gầy dựng cơ nghiệp, ý chỉ một người kiếm tiền bằng cách bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.”

Chiến lược để lập nghiệp thành công

Trên hành trình lập nghiệp, bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn. Vậy nên cần phải chuẩn bị kỹ càng để hạn chế thất bại. Vậy chiến lược giúp bạn thành công khi lập nghiệp là gì?

Không ngừng học hỏi

Thành công gắn liền với việc bạn phải không ngừng học hỏi. Bạn có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau để đạt được mục đích của mình. Với những người có chí hướng cần phải đặt cho mình những câu hỏi như làm sao để biết mình thích gì? Lĩnh vực nào bạn muốn theo đuổi? Bạn phù hợp với nghề gì? Đây là những câu hỏi giúp bạn xác định được niềm đa mê cũng như cân nhắc lại khả năng của bản thân xem có phù hợp với niềm đam mê của mình không.

Bạn hãy tiếp tục tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu những thông tin liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang quan tâm. Điều này không chỉ giúp bạn nâng cao năng lực nghề nghiệp mà còn nâng được giá trị của bản thân bạn lên. Ngoài ra bạn cũng cần phải học từ những người đi trước, để quan sát xem cách thức họ đi như thế nào để học hỏi từ họ. Phần còn lại bạn cần phải không ngừng đem đến cho mình những cơ hội để được tiếp xúc với những kiến thức mới mẻ, không chỉ là lĩnh vực mà bạn đam mê mà còn có cả các lĩnh vực khá liên quan.

Chuẩn bị vốn

Vốn là yếu tố đầu tiên bạn cần phải có khi quyết định lập nghiệp. Số vốn của bạn không cần quá nhiều nhưng phải đủ để xoay sở và duy trì công việc kinh doanh. Bên cạnh đó, dựa vào số vốn mà bạn có thì bạn hoàn toàn có thể đưa ra được mô hình kinh doanh phù hợp. Vốn cũng sẽ quyết định quy mô kinh doanh của bạn. Nếu vốn của bạn ít thì nên theo đuổi mô hình kinh doanh nhỏ sau đó sẽ phát triển dần.

Hơn nữa, bạn luôn phải dự trù khoản tiền vốn cần thiết để bạn có thể lấy vốn bù vào những khoản thiếu hụt xảy ra bất thường.

Chẳng hạn như kinh doanh trong tình hình bị dịch Covid thì một số mô hình kinh doanh sẽ bị giảm lợi nhuận hoặc có thể là bị đóng cửa. Lúc này bạn cần có vốn để duy trì công việc kinh doanh như dùng để đóng tiền thuê mặt bằng.

Nghiên cứu thị trường

Đây là bước vô cùng quan trọng trước khi bạn bắt tay vào kinh doanh hay lập nghiệp. Bạn cần biết được hiện nay khách hàng đang ưa chuộng sản phẩm gì, tiềm năng của sản phẩm đó ra sao. Đa số những người kinh doanh thất bại thường lựa chọn thứ mình thích mà chưa hề tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng. Dù sản phẩm của bạn có tốt đến mức nào đi chăng nữa mà khách hàng không có nhu cầu thì họ cũng sẽ không mua hàng.

Sự khác nhau giữa khởi nghiệp và lập nghiệp là gì?

Khá nhiều người hiện nay bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm là lập nghiệp và khởi nghiệp. Nhưng thực tế thì chúng hoàn toàn khác nhau bởi những đặc điểm sau đây:

Về tính đổi mới

Lập nghiệp: Mô hình kinh doanh không có tính mới lạ, đã có sẵn trên thị trường. Đó có thể là một quán cà phê, một nhà hay một shop quần áo.

Khởi nghiệp: Khởi nghiệp sẽ chú trọng hơn đến tính đổi mới và đột phá trong cách thức hoạt động của sản phẩm. Ví dụ: Cũng là kinh doanh cà phê nhưng bạn tìm cách sử dụng công nghệ pha chế mới tạo ra những cốc cà phê thơm ngon, an toàn rồi tìm hướng chuyển giao công nghệ. Nhờ đó sản phẩm bán ra nhiều hơn đem lại lợi nhuận cao hơn hẳn những quán cà phê khác.

Về khả năng tăng trưởng

Lập nghiệp: Doanh nghiệp sẽ được vận hành trong một quy mô nhất định và bị giới hạn bởi người sáng lập. Người sáng lập không mở rộng quy mô phát triển công ty mà chỉ giới hạn trong một mức nào đó.

Khởi nghiệp: Các công ty sẽ đi kêu gọi vốn, đặt tham vọng tăng trưởng nhiều nhất có thể. Mục tiêu là tạo sự ảnh hưởng lớn với thị trưởng và trở thành người khai phá thị trường.

Về tốc độ tăng trưởng

Lập nghiệp: Ban đầu chủ công ty sẽ muốn doanh nghiệp ngày càng phát triển. Nhưng điều đầu tiên mà họ quan tâm chính là tạo ra lợi nhuận. Chỉ khi có lợi nhuận thì họ mới quan tâm đến bước tăng trưởng.

Khởi nghiệp: Công ty luôn mong muốn sự tăng trưởng diễn ra càng nhanh càng tốt. Vì vậy họ xây dựng một mô hình kinh doanh tập trung vào tính tăng trưởng.

Nguồn vốn

Lập nghiệp: Người chủ sẽ tự bỏ tiền của bản thân hoặc vay từ gia đình, bạn bè, vay ngân hàng để mở công ty. Hoặc cũng sẽ có thêm một vài cộng sự cùng góp vốn.

Khởi nghiệp: Nguồn vốn của khởi nghiệp cũng giống như lập nghiệp là xuất phát từ bản thân người sáng lập hoặc từ gia đình, bạn bè, vay ngân hàng. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất đó là công ty khởi nghiệp sẽ tiến hành gọi vốn từ các nhà đầu tư hay từ cộng đồng đầu tư. Phần lớn họ sẽ gọi vốn từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp hay những nhà đầu tư thiên thần.

Vòng đời công ty

Lập nghiệp: 32% doanh nghiệp nhỏ được thống kê sẽ thất bại trong khoảng thời gian đầu lập nghiệp

Khởi nghiệp: 80% người khởi nghiệp sẽ thất bại trong năm đầu.

Những lưu ý quan trọng khi lập nghiệp

Ai cũng mong muốn tự mình có thể gây dựng được một cơ ngơi cho riêng mình. Tuy nhiên nhiều người đã lập nghiệp thành không và cũng có người đã rơi vào tình trạng thất bại.

Lập nghiệp có thể sẽ đơn giản hơn khởi nghiệp, tuy nhiên vẫn sẽ có những người không may mắn hoặc vì một vài lý do nào đó mà không thành công khi lập nghiệp. Vậy vấn đề cần lưu ý khi lập nghiệp là gì? Hãy đọc ngay những lưu ý dưới đây để đảm bảo cơ hội lập nghiệp sẽ bớt rủi ro hơn:

  • Cân đối giữa khả năng, năng lực và vốn hiểu biết về kinh doanh để lựa chọn mô hình kinh doanh cho phù hợp. Tránh quá sức trong kinh doanh mà bạn chưa đủ tài giỏi để kinh doanh hệ thống hay mô hình lớn;
  • Đảm bảo duy trì vốn liên tục;
  • Lên kế hoạch để hướng đối tượng khach hàng phù hợp với loại hình kinh doanh bạn chọn;
  • Tìm địa điểm phù hợp để giúp công việc kinh doanh phát triển hơn;
  • Tạo ra tệp khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết để duy trì kinh doanh cơ bản;
  • Luôn đưa ra các chiến lược mới để thúc đẩy mô hình kinh doanh.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về khái niệm lập nghiệp là gì từ đó có thể tìm được định hướng kinh doanh ban đầu. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình.

Hồng An

Sao chép thành công