Mục Lục
BIM là một thuật ngữ được dùng riêng cho ngành xây dựng. Vậy BIM là gì, quá trình hình thành và phát triển thế nào? Những ưu nhược điểm của ứng dụng BIM? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Careerlink.vn để hiểu rõ hơn về BIM nhé.
BIM là gì?
“BIM (Building Information Modeling – mô hình thông tin xây dựng) là công nghệ thiết kế công trình bắt đầu bằng việc tạo mô hình 3D thông minh.”
Nói cách khác, BIM giúp lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một cấu trúc hoặc tòa nhà trong một mô hình 3D.
Nó cũng có thể mở rộng sang hoạt động và quản lý các tòa nhà bằng cách sử dụng dữ liệu mà chủ sở hữu tòa nhà hoặc công trình có quyền truy cập. Dữ liệu này cho phép người quản lý tài sản đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên thông tin thu được từ mô hình, ngay cả sau khi tòa nhà được xây dựng.
Sự ra đời và quá trình phát triển của BIM
Trước khi BIM ra đời và phát triển lớn mạnh như bây giờ, trong quá trình thiết kế xây dựng các kiến trúc sư đã sử dụng bản vẽ giấy được vẽ bằng tay, sau đó đến CAD (Computer Aided Design) bảng vẽ điện tử cho độ chính xác cao và dễ chỉnh sửa hơn. Và họ vẫn chưa biết đến BIM là gì.
Nhờ sự phát triển của công nghệ, ứng dụng BIM đã ra đời giúp quá trình thiết kế các công trình, dự án xây dựng dễ dàng, nhanh chóng hơn. Cùng với phần cứng và đồ họa máy tính, mô hình CAD – 3D ra đời mô phỏng mô hình công trình ảo bằng bằng hình họa 3D chi tiết nhất có độ chính xác cao nhằm hỗ trợ cho các dự án xây dựng.
Theo Viện kiến trúc Hoa Kỳ thì ứng dụng BIM được ra đời bởi công ty Autodesk – chuyên cung cấp các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp. Phần mềm BIM không chỉ là nguồn lưu trữ và cung cấp thông tin của công trình từ giai đoạn thiết kế, thi công, quản lý vận hành mà còn là quá trình tạo và sử dụng nguồn thông tin đó với các hoạt động như mô hình hóa, phối hợp, trao đổi thông tin, sửa đổi thông tin…
Ngày nay, BIM đã trở thành tiêu chuẩn trong lĩnh vực xây dựng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, năm 2021 chính phủ đã quyết định đưa mô hình BIM trở thành tiêu chuẩn, là giải pháp quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành xây dựng.
Ứng dụng BIM có những ưu nhược điểm gì?
Dưới đây là những ưu, nhược điểm của ứng dụng BIM mà bạn đọc cần biết. Đó là:
Về ưu điểm
– Quản lý dữ liệu tập trung: sử dụng BIM, các bạn sẽ không cần cập nhật, chỉnh sửa hàng loạt các bản vẽ CAD 2D bằng thủ công nữa. Bởi BIM tự động tạo ra bản thiết kế 3D chính xác, bạn chỉ cần tập trung vào chất lượng của các mô hình.
– Tạo các thiết kế theo mô hình trực quan: Nhờ áp dụng công nghệ số hóa từ những chi tiết nhỏ nhất, BIM giúp chủ đầu tư có thể dễ dàng xem và có cái nhìn trực quan nhất được các phần thiết kế, MEP, đội ngũ thiết kế.
– Tạo ra sự kết nối: Do đều cùng làm việc trên một mô hình nên mọi thông tin luôn cập nhật tạo ra luồng thông tin xuyên suốt. Điều này giúp các phòng ban từ thiết kế, kết cấu, xây dựng, dự đoán có sự gắn kết chặt chẽ hơn trong quá trình làm việc.
– Tiết kiệm thời gian và chi phí: BIM sẽ giúp chủ đầu tư, nhà thầu ước lượng được các khoản đầu tư và chi phí các phần dự án một cách chi tiết và chính xác, rõ ràng hơn; giảm tối đa các khoản phát sinh về chi phí và thời gian, giúp quản lý dữ liệu đồng nhất, tránh mất mát trong quá trình quản lý, lưu trữ tài liệu.
– Giảm thiểu tối đa rủi ro: mô hình 3D trong BIM thể hiện đầy đủ các yếu tố của một công trình xây dựng thực tế nên giúp phát hiện dễ dàng những xung đột giữa các thành phần, giảm thiểu sai sót, hạn chế rủi ro và các phát sinh khi thi công.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì ứng dụng BIM cũng còn tồn tại một vài nhược điểm. Vậy nhược điểm của BIM là gì?
– Chi phí đầu tư lớn: Với những doanh nghiệp chuyển từ sử dụng mô hình cũ 2D sang mô hình BIM mới thì cần cân nhắc kỹ. Vì khoản chi phí của việc chuyển đổi này khá lớn dùng để mua bản quyền phần mềm, thuê chuyên gia đào tạo nhân viên và nâng cấp các hệ thống máy tính phù hợp với BIM.
– Bước thiết lập đầu tiên: Để sử dụng BIM trong các dự án được thuận lợi thì cần bước thiết lập đầu tiên giữa các bên liên quan. Đây là điều trở ngại bởi nó cần có sự gắn kết và phối hợp ăn ý để xây dựng một mô hình chuẩn, vận hành trơn tru để tạo kết quả tốt như mong muốn.
Trong ngành xây dựng, lợi ích của BIM là gì?
Ứng dụng BIM có vai trò quan trọng trong thiết kế xây dựng, bắt đầu từ khâu lên ý tưởng, thiết kế cho đến thi công và vận hành công trình. Bên cạnh đó, BIM còn có vai trò trong quá trình bảo dưỡng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, xử lý nước thải…
Lý do mà BIM đã được trong ngành xây dựng là vì:
– Tiết kiệm đến 80% thời gian thiết lập bảng dự toán.
– Giảm tới 40% các yêu cầu thay đổi trong thiết kế xây dựng.
– Giảm 10% chi phí của công trình.
– Sai lệch quyết toán so với dự toán thực tế thấp, chỉ khoảng +/-3%.
Những mô hình BIM hiện nay
Sự phát triển của công nghệ nên đã kéo theo sự phát triển của BIM. Vì vậy hiện nay có rất nhiều mô hình BIM với nhiều phiên bản khác nhau. Ngoài mô hình BIM cơ bản thường được dùng trong suốt vòng đời công trình là BIM 3D thì còn có các loại mô hình BIM sau:
– 4D BIM: mô hình BIM này được tích hợp thêm yếu tố thời gian (quản lý tiến độ công trình) nên cho phép nhà thầu có thể tính toán và kiểm soát tiến độ thi công, nguồn cung và nhân lực trong quá trình thi công công trình.
– 5D BIM: là mô hình 4D BIM được tích hợp thêm yếu tố chi phí và hao phí. Mô hình này được ứng dụng để lập dự toán các khoản chi phí, kiểm soát vốn đầu tư cho mỗi dự án.
– 6D BIM: Mô hình này được nâng cấp dựa trên mô hình 5D BIM. Việc phát triển ứng dụng này nhằm kiểm soát yếu tố năng lượng bên trong và ngoài công trình. Ngoài ra, các nhà thiết kế công trình ứng dụng kiểm soát các chỉ số ánh sáng, nhiệt độ, năng lượng.
– 7D BIM: Phiên bản BIM tích hợp thêm thông tin về các thiết bị sử dụng trong công trình nên có thể sử dụng trong việc bảo trì bảo dưỡng và vận hành của công trình.
Cho đến nay có rất nhiều nước đã ứng dụng thành công các mô hình 6D BIM hoặc 7D BIM để xây dựng và phát triển các dự án. Tuy nhiên, để sử dụng các phần mềm này, họ đã phải trải qua nhiều bước và bắt đầu đi lên từ 3D BIM.
Tất cả các thông tin liên quan đến BIM là gì đã được giới thiệu ở bên trên. Nhìn chung, BIM là một ứng dụng phức tạp, nên trước khi ứng dụng trong xây dựng, các dự án, các nhà thầu, chủ đầu tư cần tìm hiểu kỹ các bước thực hiện để quá trình triển khai và xây dựng các công trình đạt được thành công như mong muốn.
Thúy Vui
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- Góc kỹ năng2025.01.20Ghi điểm với câu hỏi “Hãy kể về lần bạn làm tốt hơn mong đợi”
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Trực giác là gì? Làm thế nào để trực giác nhạy cảm hơn?
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15MNC là gì? Lợi ích khi làm việc tại các MNC
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Chief of Staff là gì? Trách nhiệm cụ thể của Chief of Staff