Mục Lục
Kỹ tính đề cập đến sự cẩn thận tỉ mỉ và chính xác trong mọi việc, là phẩm chất quan trọng giúp chúng ta đạt được thành công trong công việc và cuộc sống. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ tính là gì và tại sao nó lại quan trọng đến như vậy cũng như cách để nhận biết một người kỹ tính trong công việc.
Kỹ tính là gì? Kỹ tính tiếng Anh là gì?
Kỹ tính tiếng Anh là meticulous ý chỉ sự cẩn thận tỉ mỉ và chính xác cao khi làm việc. Kỹ tính sẽ giúp chúng ta tránh được những sai sót và lỗi lầm không đáng có, từ đó tiết kiệm được thời gian, năng lượng và tài nguyên.
Ngoài ra, kỹ tính cũng giúp chúng ta đạt được sự chuyên nghiệp và tôn trọng từ người khác ví dụ như đồng nghiệp cấp trên. Khi làm việc một cách tỉ mỉ và cẩn thận, chúng ta sẽ tạo ra được những sản phẩm hoàn hảo và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Từ đó giúp chúng ta xây dựng đường sự uy tín và danh tiếng trong ngành nghề của mình.
Kỹ tính xuất phát từ sự cẩn trọng và tỉ mỉ. Người kỹ tính lo sợ mọi thứ sẽ xảy ra sai lầm làm ảnh hưởng và tổn thất cho nên họ mới có những hành động như thế. Kỹ tính không hề xấu mà nó giúp đạt kết quả tốt hơn. Tuy vậy, điều gì thái quá cũng không hề tốt. Kỹ tính chỉ nên dừng lại ở mức bình thường vì nếu vượt khỏi giới hạn sẽ khiến mọi thứ trở nên ngột ngạt, khiến người khác sống trong cảm giác lúc nào cũng bị “soi”.
“Kỹ tính là đặc điểm tính cách của người rất cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết nhỏ.”
Sự khác nhau giữa khó tính và kỹ tính là gì?
Khó tính cũng là một đặc điểm tính cách của cá nhân. Nó không hề hiếm thấy trong đời sống, nhưng biểu hiện cũng rất rõ rệt và dễ nhận diện. Theo nghiên cứu, nếu người kỹ tính luôn muốn mọi công việc diễn ra theo đúng tiến độ thì người khó tính lại không. Họ không chỉ muốn mọi thứ diễn ra theo đúng quy trình mà đúng như ý họ, họ sẽ cảm thấy ức chế và khó chịu nếu công việc không diễn ra theo ý mình muốn.
Kỹ tính và khó tính là hai khái niệm khác nhau mặc dù giữa chúng có thể có sự chồng chéo trong một vài trường hợp. Dưới đây là sự khác biệt giữa kỹ tính và khó tính:
Kỹ tính là một phẩm chất tích cực, giúp người ta hoàn thành công việc một cách chính xác và đáng tin cậy. Trong khi đó khó tính là một tính cách tiêu cực, gây khó khăn trong công việc khi làm việc với người khác. Khó tính gây ra căng thẳng không đáng có trong mối quan hệ xung quanh.
Kỹ tính thường được yêu cầu trong các công việc đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận như kế toán, kiểm toán và các ngành công nghệ cao. Trong khi đó, khó tính thường gây khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân và đánh mất đi sự chuyên nghiệp.
Kỹ tính có thể giúp người ta đạt được thành công trong công việc và xây dựng mối quan hệ tốt, bền chặt. Khó tính có thể gây ra sự phân biệt và sự khó chịu cho đồng nghiệp, bạn bè và những mối quan hệ xung quanh. Từ những đặc điểm trên có thể thấy được kỹ tính thì hữu ích nhưng khó tính lại dễ làm mọi người xung quanh thấy không hài lòng với bạn.
Lợi ích khi có sự kỹ tính trong công việc
Để thành công trong công việc cần có các yếu tố khác nhau. Một trong các yếu tố góp phần làm nên thành công của một người đó chính là sự kỹ tính. Người kỹ tính trong công việc nhận được khá nhiều lợi ích, chẳng hạn như trong khi làm việc sẽ có rất nhiều vấn đề diễn ra cần được xử lý, chính sự kỹ tính sẽ giúp họ kiểm soát tình hình cũng như đưa ra các quyết định nhằm thu về kết quả cao.
Kỹ tính trong công việc giúp mọi thứ trở nên rõ ràng, rành mạch và tránh khỏi một số tình trạng như làm đối phó, làm cho có, làm qua loa cũng như giảm thiểu các tổn thất về tiền bạc, uy tín và tạo dựng được niềm tin với doanh nghiệp khách hàng.
Tuy nhiên kỹ tính không phải là điều dễ dàng để đạt được, nó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì tập trung và kiên nhẫn, chúng ta cần phải làm việc với tâm huyết và đam mê để đạt được kết quả tốt nhất.
Dấu hiệu nhận biết người kỹ tính trong công việc
Những người kỹ tính là những người chú trọng đến chi tiết và đảm bảo rằng công việc của họ được hoàn thành một cách hiệu quả và có chất lượng cao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ khó tính. Vậy dấu hiệu nhận biết những người kỹ tính là gì?
Chú trọng đến chi tiết
Những người kỹ tính thường xuyên kiểm tra và đảm bảo rằng mọi chi tiết đều được hoàn thành đúng cách. Họ không bỏ qua bất kỳ chi tiết nào và luôn đảm bảo rằng công việc đạt được chất lượng cao nhất.
Có xu hướng cầu toàn
Đối với người kỹ tính, “đủ tốt” không bao giờ là đủ tốt. Họ có xu hướng bị ám ảnh bởi từng chi tiết cuối cùng trong các dự án của mình để đảm bảo chúng hoàn hảo.
Tập trung vào mục tiêu
Người kỹ tính luôn có xu hướng tập trung vào mục tiêu và đảm bảo công việc sẽ đạt được đúng mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, họ sẽ không dễ bị phân tâm mà luôn tập trung vào chính công việc của mình.
Kiểm tra mọi thứ
Bất cứ khi nào bất cứ ai cần xem xét công việc của họ lần thứ hai, người kỹ tính là người đầu tiên họ tìm đến. Bởi vì họ tin tưởng người kỹ tính sẽ phát hiện ra các lỗi mà họ không để ý đến.
Có trách nhiệm
Những người kỹ tính luôn đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn, và đạt được chất lượng cao nhất. Họ luôn cố gắng đạt được mục tiêu của mình và làm việc không ngừng nghỉ cho đến khi công việc được hoàn thành. Ngoài ra, họ luôn chịu trách nhiệm với công việc và không bao giờ đổ lỗi cho người khác.
Nói chung, mỗi người sẽ có nhiều cách xử lý công việc khác nhau. Có người chọn cách làm nhanh và đơn giản nhất nhưng cũng có người lựa chọn cách cẩn thận thực hiện từng chút, từng chút một để tránh sai sót. Chúng ta khó có thể nói cách làm việc nào là tốt hơn vì tất cả đều là tư duy chủ quan. Theo định nghĩa, hoàn thành công việc nhanh là tốt và làm việc tỉ mỉ cũng không phải việc làm xấu.
Những công việc yêu cầu sự kỹ tính
Có rất nhiều công việc yêu cầu cần phải kỹ tính bao gồm:
– Kiểm toán viên: Người kiểm toán phải chú ý đến từng chi tiết trong tài liệu tài chính để đảm bảo sự chính xác và đáng tin cậy.
– Kỹ sư: Kỹ sư phải làm việc với các bản vẽ kỹ thuật, và phải tính toán chi tiết để đảm bảo rằng sản phẩm hoạt động đúng cách.
– Nhân viên chăm sóc khách hàng: Nhân viên chăm sóc khách hàng phải tập trung, chú ý đến những yêu cầu của khách hàng và đảm bảo rằng khách hàng được giải quyết vấn đề một cách chính xác và nhanh chóng nhất.
– Luật sư: Luật sư phải chú ý đến từ chi tiết nhỏ trong các văn bản pháp lý để đảm bảo thông tin chính xác và tin cậy để bảo vệ thân chủ.
– Bác sĩ: Bác sĩ là một nghề yêu cầu sự kỹ tính cao. Nghề này phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong lịch sử bệnh án của bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán chính xác, cũng như đề ra cách điều trị hợp lý nhất cho bệnh nhân.
Cách rèn luyện sự kỹ tính trong công việc
Bạn đang làm việc trong lĩnh vực cần sự kỹ tính nhưng chưa mạnh về điểm này và đang tìm hiểu cách để rèn luyện sự kỹ tính là gì thì dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.
Lắng nghe tích cực
Khi bạn đang nói chuyện công việc, hãy tập trung hoàn toàn vào những gì đang được nói và ghi chú sau đó để bạn không quên những chi tiết quan trọng.
Kiểm tra kỹ lưỡng
Kiểm tra lại công việc của bạn là một cách hiệu quả để phát hiện những lỗi ngớ ngẩn.
Quản lý thời gian
Bắt đầu làm việc đúng giờ và tuân thủ lịch trình giúp giảm căng thẳng khi làm việc. Bị tụt lại phía sau khiến chúng ta bỏ qua các chi tiết và vội vàng, khiến chúng ta có nhiều khả năng mắc những sai lầm ngớ ngẩn hơn.
Giảm thiểu phiền nhiễu
Tập trung là chìa khóa để đạt được chất lượng công việc cao. Nếu khó tập trung làm việc, bạn có thể thử sử dụng tai nghe để chặn tiếng ồn xung quanh nếu được phép. Nếu làm việc ở nhà, hãy tìm một nơi yên tĩnh để bạn không bị quấy rầy khi làm việc.
Lập kế hoạch trước
Lập kế hoạch cho một nhiệm vụ hoặc dự án hoặc thậm chí vạch ra kế hoạch cho ngày của bạn – thay vì ghi nhớ mọi thứ trong đầu – sẽ giảm khả năng bỏ lỡ các chi tiết, các bước hoặc nhiệm vụ quan trọng.
Nhìn chung kỹ tính là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống của con người, nó giúp chúng ta tránh được những sai sót và lỗi lầm không đáng có, đồng thời tạo ra sự đáng tin cậy và tôn trọng từ người khác. Vì vậy bạn hãy luôn trong tâm thế làm việc một cách cẩn trọng, tỉ mỉ để đạt được sự thành công trong cuộc sống.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu kỹ tính là gì và lợi ích mà nó mang lại. Chúc bạn luôn thành công!
Anh Thơ