Mục Lục
Có nhiều cấp bậc trong doanh nghiệp với nghĩa vụ và quyền hạn khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu fresher, junior, senior, intern là gì trong doanh nghiệp nhé.
Sự khác biệt giữa fresher, junior, senior, intern là gì?
“Phân biệt giữa fresher, junior, senior, intern là gì để bạn biết được mình đang ở đâu và cần làm gì để thăng tiến đến các vị trí cao hơn”.
Fresher là gì?
Fresher là thuật ngữ dùng để chỉ những sinh viên mới ra trường và bước chân vào thế giới làm việc. Họ có kiến thức chuyên môn, được đào tạo bài bản nhưng chưa có nhiều cơ hội áp dụng những điều đã học vào thực tế. Nói cách khác, họ chưa có kinh nghiệm làm việc.
Điểm nổi bật của các fresher là năng động, nhiệt tình và luôn tích cực học hỏi để hoàn thiện bản thân và ngày càng phát triển. Họ sẵn sàng nỗ lực, cống hiến và chịu trách nhiệm trong công việc.
Junior là gì?
Đây là thuật ngữ thường thấy trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, kỹ thuật, Marketing, kinh doanh hay nghệ thuật…
Về cơ bản, junior chỉ những vị trí nhân viên ít thâm niên và còn trẻ tuổi nhưng họ có nhiều kinh nghiệm hơn fresher. Nhân viên ở cấp độ junior thường đảm nhận những công việc không quá phức tạp hay đòi hỏi quá nhiều kỹ năng và sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của senior.
Vì có nhiều kinh nghiệm hơn fresher nên junior cũng có mức lương cao hơn fresher một chút. Junior cần học hỏi nhiều hơn nữa để đảm nhận những công việc phức tạp hơn.
Senior là gì?
Nói đến senior có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến một trong những vị trí cấp trên, phải không? Đúng vậy, senior thường có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và rất vững về chuyên môn.
Senior sẽ có từ 4-5 năm kinh nghiệm, có khả năng làm việc độc lập lẫn làm việc nhóm khá tốt cũng như thành thạo nhiều kỹ năng khác. Tùy thuộc vào khả năng và senior sẽ được phân thành từng cấp bậc khác nhau như Senior Manager và Senior Executive.
Senior Manager là người quản lý ở cấp phòng ban, có quyền hạn trong phạm vi nhất định và báo cáo trực tiếp cho Manager. Đây là cấp bậc mà nhiều senior phấn đấu rất nhiều để đạt được.
Senior Executive là quản lý điều hành cấp cao, chỉ đạo mọi hoạt động của công ty, có quyền hạn thỏa thuận và ký kết các văn bản liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Họ cũng là người đưa ra các quyết định về chính sách, vạch ra định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Để trở thành senior, bạn cần đáp ứng những kỹ năng sau:
- Kỹ năng lãnh đạo: Senior có trách nhiệm phân công công việc cho cấp dưới, chẳng hạn như Junior và giám sát họ thực hiện các nhiệm vụ được giao nên cần có kỹ năng lãnh đạo để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ.
- Kỹ năng làm việc nhóm: nhờ kỹ năng này các senior sẽ hợp tác hiệu quả hơn với các đồng nghiệp cấp dưới, cấp trên và các phòng ban khác.
- Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp tốt sẽ giúp senior truyền đạt thông tin chính xác, rõ ràng cũng như trình bày ý kiến, quan điểm một cách mạch lạc. Đặc biệt trong quá trình đào tạo nhân viên mới, senior sẽ có thể giúp họ dễ dàng hiểu được vấn đề và nhanh chóng hòa nhập với tập thể.
Intern là gì?
Nếu các vị trí trên là nhân viên chính thức thì intern chỉ là vị trí thực tập dành cho sinh viên năm 3, năm 4 muốn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế. Trong quá trình thực tập, intern sẽ được hướng dẫn từ cấp trên và được xác nhận sau khi kết thúc thời gian thực tập. Tùy thuộc vào chính sách của mỗi công ty mà intern sẽ nhận được mức lương tương ứng hoặc được hỗ trợ tiền ăn, xăng xe.
Một vài khái niệm cấp bậc khác
Bên cạnh việc tìm hiểu về các vị trí fresher, junior, senior, intern là gì, chúng ta sẽ cùng lược sơ qua một vài chức vụ khác thường thấy trong nhiều doanh nghiệp.
Deputy là gì?
Deputy có nghĩa là đóng vai trò thay thế cấp trên hoặc ủy quyền. Nói về chức vụ, deputy được hiểu là cấp phó như phó phòng, phó ban chỉ phụ trách một vài mảng với quyền lực hạn chế.
Vice General
Cũng giống như Deputy, Vice cũng đươc hiểu là vị trí cấp phó, nhưng là phó ở cấp cao hơn như Phó Chủ tịch hay Phó Giám đốc. Họ có thể thay thế cấp trên điều hành toàn bộ doanh nghiệp khi Chủ tịch hoặc Giám đốc vắng mặt.
Leader
Leader được hiểu là trưởng nhóm, chỉ huy, đội trưởng đứng đầu một nhóm có trách nhiệm đề ra phương hướng, lập kế hoạch và truyền cảm hứng cho các thành viên. Leader cũng cần các kỹ năng quản lý để hướng nhân viên của mình thực hiện các mục tiêu đề ra.
Đều có trách nhiệm quản lý nhưng leader có nhiều điểm khác Manager, chẳng hạn nếu Manager dựa vào mệnh lệnh, kiểm soát và tiến trình để thực hiện công việc thì leader là người thúc đẩy tinh thần và tạo cảm hứng cho tập thể.
Manager là gì?
Manager là người quản lý hoặc đứng đầu một phòng ban, có trách nhiệm quản lý, lãnh đạo và điều hành các hoạt động của nhóm để đạt các mục tiêu kinh doanh.
Qua chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được điểm khác nhau giữa các vị trí thường gặp như junior, fresher, senior, intern là gì rồi phải không? Nếu bạn đang tìm việc làm ở các chức vụ này, hãy truy cập ngay vào CareerLink.vn, có rất nhiều vị trí hấp dẫn đang chờ bạn ứng tuyển đấy.
Thu Trang