Mục Lục
E-commerce Executive là gì là câu hỏi nhận được lượt tìm kiếm khá nhiều gần đây. Đây không phải cụm từ quá xa lạ nhưng vẫn khiến nhiều người cảm thấy mơ hồ. E-commerce executive hay còn gọi là Giám đốc điều hành thương mại điện tử. Để tìm hiểu kỹ hơn về công việc của họ cũng kỹ năng cần để trở thành một E-commerce Executive chuyên nghiệp hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
E-commerce Executive là gì?
“E-Commerce Executive hay Giám đốc điều hành thương mại điện tử là vị trí chịu trách nhiệm các công việc liên quan đến sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp, cụ thể là tiến hành nghiên cứu và phát triển các chiến lược nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu kinh doanh.”
Sứ mệnh của E-Commerce Executive là giúp các kênh bán hàng phát triển mạnh trên nền tảng trực tuyến, hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Google… và nâng cao thứ hạng tìm kiếm. Trong quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng, các E-Commerce Executive sẽ phối hợp với bộ phận xử lý đơn hàng để theo dõi và báo cáo kết quả kinh doanh.
Các hình thức giao dịch phổ biến của doanh nghiệp E-Commerce
Dưới đây là một số hình thức giao dịch thương mại phổ biến trong hoạt động thương mại điện tử:
Hình thức thư điện tử
Thư điện tử còn được gọi là Electronic email. Đây là phương pháp thường được các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp thương mại sử dụng để trao đổi thông tin rõ ràng, chính xác, minh bạch và tạo sự chuyên nghiệp trong công việc.
Hình thức thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là phương thức thanh toán phí thông qua giao dịch điện tử thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Các ví điện tử nổi tiếng được nhiều khách hàng ưa chuộng hiện nay như Momo, Shopee Pay, VNPay…
Hình thức trao đổi dữ liệu điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử hay còn gọi là EDI. Hiểu một cách đơn giản, EDI là sự chuyển động của thông tin từ máy tính này sang máy tính khác dựa trên cấu trúc được thiết lập sẵn trên nhu cầu kinh doanh.
Công việc của E-Commerce Executive là gì?
Một vài công việc thông thường của E-Commerce Executive có thể kể đến như:
Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh
Người điều hành thương mại điện tử phải có thông tin về thị trường và các đối thủ trong ngành. Điều này giúp họ tìm ra các yếu tố cạnh tranh và xây dựng chiến lược phù hợp để phát triển nền tảng thương mại điện tử.
Xây dựng và quản lý trang web/cửa hàng trực tuyến
E-Commerce Executive phải có khả năng xây dựng và quản lý trang web hoặc cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc đảm bảo giao diện thân thiện với người dùng, tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và quản lý nội dung, hình ảnh và mô tả sản phẩm.
Quản lý và định giá sản phẩm
E-Commerce Executive sẽ định giá sản phẩm phù hợp để khiến chúng hấp dẫn khách hàng. Họ quản lý danh mục sản phẩm, bao gồm việc cập nhật thông tin sản phẩm, tạo chương trình giảm giá và khuyến mãi cũng như tạo ra các gói sản phẩm hấp dẫn.
Quảng cáo và tiếp thị trên nền tảng trực tuyến
E-Commerce Executive sẽ luôn cần cập nhật kiến thức về quảng cáo và tiếp thị trên nền tảng trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads và email để ứng dụng những phương pháp này nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu.
Quản lý và phân tích dữ liệu
E-Commerce Executive là người quản lý và phân tích dữ liệu về các hoạt động trên nền tảng thương mại điện tử. Điều này bao gồm những công việc như theo dõi và báo cáo về doanh số bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng mới thành khách hàng trung thành… để đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng
Các E-Commerce Executive luôn hướng đến việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng của mình. Điều này bao gồm việc cung cấp, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi, xử lý khiếu nại và tạo cơ hội tương tác với khách hàng để tăng sự hài lòng và lòng trung thành của họ.
Trình độ và kỹ năng nào để bạn trở thành E-Commerce Executive?
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu E-Commerce Executive là gì và tiếp theo Careerlink sẽ đưa bạn vào hành trình trở thành một E-Commerce Executive thực thụ. Các E-Commerce Executive thành công thường là người có trình độ và nhiều kỹ năng quan trọng. Cụ thể:
Trình độ học vấn
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu Giám đốc điều hành thương mại điện tử phải có bằng cử nhân ở các chuyên ngành liên quan như quản trị kinh doanh, tiếp thị, công nghệ thông tin, truyền thông hoặc bán hàng.
Hãy cân nhắc tham gia một số khóa học kỹ thuật như thiết kế web, phát triển web hoặc tiếp thị và quảng cáo nội dung. Điều này nhằm đảm bảo bạn hiểu rõ về cách xây dựng nền tảng thân thiện với người dùng và tạo các chiến dịch bán hàng hiệu quả.
Khả năng tư duy chiến lược
Với cương vị là một giám đốc, bạn nhất định phải trang bị cho mình tư duy chiến lược. Đây là khả năng đặc biệt quan trọng. Tư duy chiến lược sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của các quyết định và chiến lược mà bạn đưa ra cũng như sự bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.
Khả năng làm việc với các con số và dữ liệu
Trong ngành thương mại điện tử, dữ liệu là yếu tố xuyên suốt mọi quá trình. Khả năng phân tích và đánh giá dữ liệu là khi bạn có khả năng giải thích tại sao dữ liệu số tăng hoặc giảm và những yếu tố nào ảnh hưởng đến điều này. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn logic về vùng dữ liệu giúp bạn thực hiện tốt công việc của mình.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Giao tiếp là một kỹ năng cần thiết trong mọi môi trường làm việc và nghề nghiệp. Công việc của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn nhờ sự kết nối giữa con người với nhau. Lúc này, việc sử dụng kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn kết nối với mọi người, sẽ có người chịu lắng nghe bạn, giúp công việc diễn ra thuận lợi
Luôn sáng tạo và đổi mới
Xu hướng thị trường ngày nay không ngừng thay đổi đòi hỏi chúng ta phải liên tục cập nhật những thay đổi về ngành nghề, vị trí để có thêm nhiều kiến thức mới. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc sáng tạo và khám phá những điều mới sẽ giúp bạn được đánh giá cao trong môi trường làm việc. Ngoài ra, sự đổi mới trong tư duy sẽ giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn và giúp nâng cao hiệu quả công việc.
Kỹ năng phối hợp và làm việc nhóm
Là người điều hành thương mại điện tử, bạn phải phối hợp với nhiều bộ phận để lập kế hoạch tăng doanh thu và phục vụ nhiều mục đích kinh doanh khác. Vì vậy, kỹ năng phối hợp và làm việc nhóm sẽ giúp ích cho bạn.
Bật mí mức lương “khủng” của E-Commerce Executive
Hiện nay có rất nhiều công ty đang tuyển dụng vị trí E-Commerce Executive. Vị trí này không chỉ mang lại cho bạn nhiều phúc lợi mà còn có mức thu nhập hấp dẫn. Một nhân viên E-Commerce Executive kiếm được 30-35 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào năng suất của bạn, thu nhập của bạn sẽ còn cao hơn nhiều.
Bài viết trên đã giải thích rõ hơn thông tin E-commerce Executive là gì. Đây là vị trí đòi hỏi bạn phải là người có chuyên môn và kỹ năng cao. Để tìm việc và ứng tuyển vào các vị trí E-commerce Executive hấp dẫn, hãy truy cập vào trang web tìm việc uy tín và chất lượng CareerLink.vn nhé!
Đoàn Loan