Đối tượng kế toán là gì? Cách xác định đối tượng kế toán

Xác định đối tượng kế toán đối với kế toán là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ về đối tượng kế toán là gì, đặc điểm thế nào và cách xác định ra sao, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết này. CareerLink sẽ trình bày chi tiết ngay sau đây để mọi người cùng tham khảo nhé. 

Đối tượng kế toán là gì? Cách xác định đối tượng kế toán

Đối tượng kế toán là gì?

Đối tượng kế toán (Accounting Object) là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành kế toán, tài chính.

“Đối tượng kế toán là quá trình hình thành và biến động tài sản của doanh nghiệp. Nó được kế toán phản ánh và quản lý trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.”

Và đối tượng kế toán được chia thành 2 loại là: Tài sản và nguồn vốn.

Về cơ bản, đối tượng kế toán ở mỗi một doanh nghiệp sẽ có những loại hình hoạt động khác nhau bởi nó dựa vào đặc điểm hoạt động, nhu cầu thông tin tài chính. Tuy nhiên, đối tượng kế toán ở mọi đơn vị đều có bản chất giống nhau trên phương diện tiền tệ, cấu trúc tài chính, đó là:

– Tài sản và sự vận động của các tài sản đó.

– Tài sản và các hoạt động tài chính.

– Tài sản, các khoản nợ phải trả, chi phí và kết quả hoạt động.

Xem thêm: Tuyển Dụng Việc Làm Kế Toán

Đối tượng kế toán có những đặc điểm nào?

Hãy cùng xem đặc điểm của đối tượng kế toán là gì nhé.

Đối tượng kế toán có tính tổng hợp

Vì thước đo bắt buộc và chủ yếu của kế toán là tiền tệ. Do đó, các phương pháp kế toán có thể phản ánh được đối tượng của nó ở mức độ tổng quát nhất.

Đối tượng kế toán có tính chất cân đối

Thực tế thì đối tượng kế toán luôn vận động và có hai mặt đối lập nhưng vẫn luôn có sự cân bằng với nhau về lượng. Vậy nên phương pháp kế toán phản ánh đối tượng của nó trong mối liên hệ phổ biến sẽ có tính cân đối tất yếu vốn có.

Đối tượng kế toán có tính động

Sự vận động của đối tượng kế toán nói chung và từng đối tượng kế toán cụ thể luôn có hai mặt đối lập. Khi xây dựng các phương pháp kế toán cần dựa trên sự vận động của đối tượng kế toán.

Đối tượng kế toán có tính đa dạng và ở trong trạng thái tĩnh

Nhìn từ mức độ tổng thể chung, đối tượng kế toán sẽ được chia thành: cụ thể và chi tiết. Theo đó, các phương pháp kế toán được xây dựng cần phản ánh được tính đa dạng của đối tượng kế toán trong trạng thái này.

Xem Thêm: Kiếm Việc Kế Toán Tại Careerlink.vn

Phân loại đối tượng kế toán

Các loại đối tượng kế toán là gì? Theo Luật kế toán số 88/2015/QH13 thì đối tượng kế toán được chia thành 2 loại: nguồn vốn và tài sản. Nó tồn tại và hoạt động song song với nhau để giúp doanh nghiệp phát triển. Cụ thể:

Đối tượng kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước 

Đối tượng kế toán có hoạt động thu, chi do ngân sách nhà nước cấp: đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị và tổ chức thuộc nhà nước bao gồm: 

– Tiền, vật tư và các loại tài sản cố định.

– Nguồn kinh phí, quỹ. 

– Các khoản thanh toán nội bộ và ngoài đơn vị kế toán. 

– Thu, chi và xử lý chênh lệch hoạt động thu, chi. 

– Các khoản thu – chi, kết dư ngân sách nhà nước. 

– Tín dụng và đầu tư tài chính. 

– Nợ, xử lý công nợ. 

– Tài sản công. 

– Tài sản và các khoản thu khác và các khoản phải trả khác liên quan đến đơn vị kế toán. 

Đối tượng kế toán của đơn vị hay tổ chức không dùng tiền nhà nước

Tại những đơn vị hay tổ chức không dùng tiền nhà nước thì đối tượng kế toán sẽ bao gồm tài sản và nguồn hình thành tài sản. Cụ thể: 

– Tài sản ngắn và dài hạn.

– Vốn chủ sở hữu, các khoản nợ phải trả. 

Đối tượng kế toán thuộc các đơn hoạt động làm ăn kinh doanh trừ quy định tại điều 4 điều này 

– Tài sản, các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. 

– Doanh thu, chi phí kinh doanh, các khoản thu nhập và chi phí khác.

– Thuế, các khoản phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước. 

– Kết quả, các khoản chia theo hoạt động kinh doanh. 

– Tài sản, các khoản thu và phải trả.

Đối tượng kế toán thuộc hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán: 

– Bao gồm các đối tượng đã quy định ở khoản 3 điều này. 

– Các khoản đầu tư tài chính & tín dụng. 

– Các khoản thanh toán nội bộ và bên ngoài đơn vị kế toán.

– Các khoản cam kết, bảo lãnh và các loại giấy tờ có giá trị khác.

Chi tiết cách xác định đối tượng kế toán 

Ở mỗi doanh nghiệp đang hoạt động thì kế toán là bộ phận không thể thiếu. Vì kế toán là cánh tay đắc lực của chủ doanh nghiệp trong quá trình quản lý và điều hành. Và một trong những nhiệm vụ của các kế toán đó là theo dõi và kiểm soát chặt chẽ tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn với lãnh đạo. Và nó cũng là hai nguồn quan trọng giúp doanh nghiệp có thể ổn định sản xuất và kinh doanh.

Kế toán sẽ phải phản ánh đối tượng kế toán tại từng giai đoạn cụ thể như: nguồn hình thành, sự biến động của tài sản đó như thế nào. Những số liệu đó cần được lập thành báo cáo và đảm bảo tính minh bạch và chính xác. Hay nói chính xác hơn thì toàn bố số tài sản sẽ được biểu thị dưới dạng tiền tệ và kế toán cần phải báo cáo với ban lãnh đạo.

Về tài sản, nó được biểu hiện ở 2 dạng: 

– Tài sản hữu hình: tiền mặt, nhà xưởng, máy móc, văn phòng… 

– Tài sản vô hình: bằng phát minh sáng chế, đăng ký nhãn hiệu…

Các loại tài sản trên được hình thành và biến động xuyên suốt quá trình doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì thế nên, kế toán cần phải theo dõi và cập nhật liên tục. Các số liệu trong báo cáo cần phải chính xác để các chủ doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hơn và có biện pháp bổ sung kịp thời nếu cần. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về đối tượng kế toán là gì, phân loại và cách xác định đối tượng của kế toán thế nào. Hi vọng, những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức cho mình. Truy cập ngay website Careerlink.vn mỗi ngày để tìm hiểu thêm nhiều nội dung hay và hữu ích nhé.

Thúy Vui

Sao chép thành công