Animation là gì? Yêu cầu để trở thành Animator chuyên nghiệp

Animation là một thuật ngữ không xa lạ với những người làm công việc thiết kế, hội họa. Vậy bạn có biết animation là gì không? Có những animation phổ biến nào? Công việc của một Animator làm những gì… Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết những thông tin liên quan đến animation, hãy cùng tham khảo nhé.

Animation là gì?

“Animation không chỉ là vẽ, mà là thổi hồn vào hình ảnh, tạo nên thế giới sống động trong quảng cáo, phim hoạt hình, trò chơi điện tử – nơi nhân vật và cảnh vật cất tiếng nói riêng.”

Animation là nghệ thuật trình diễn hình ảnh dựa trên các công cụ thiết kế để tạo ra các nhân vật, cảnh vật sống động, di chuyển linh hoạt trong các video quảng cáo, phim hoạt hình, trò chơi điện tử…

Hay nói theo cách đơn giản hơn thì Animation chính là thiết kế chuyển động hình ảnh trên màn hình dựa trên một câu chuyện, một ý tưởng cụ thể. Vì vậy, Animation có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực có ứng dụng đồ họa. Người tạo ra các chuyển động Animation được gọi là các Animator.

Cách tạo ra các sản phẩm từ Animation

Các nhà hoạt hình làm cho câu chuyện trở nên sống động, tạo dáng cho các nhân vật diễn xuất trong từng cảnh. Họ bắt đầu bằng cách chia nhỏ hành động thành một loạt các tư thế được gọi là khung hình chính để đánh dấu các vị trí quan trọng. Sau đó, họ sử dụng một chương trình máy tính để mô tả cách đối tượng di chuyển giữa các khung hình chính đó để hoạt ảnh thu được truyền tải những cảm xúc mong muốn.

Bởi mắt của con người chỉ có thể lưu giữ hình ảnh trong thời gian ngắn 1/10 giây nên não bộ cũng chỉ cho phép lưu trữ những hình ảnh liên tiếp xuất hiện trong một khung cảnh duy nhất. 

Anime chạy ở tốc độ trung bình 24 khung hình/giây, với các đối tượng chính ở tốc độ 8 đến 12 khung hình/giây và các đối tượng nền ở tốc độ thấp từ 6 đến 8 khung hình/giây.

Có 2 phương pháp để tạo nền chuyển động animation:

– Frame by frame: Animator tạo ảnh cho mỗi khung chuyển động và nền ảnh sẽ chuyển động trong từng khung hình.

– Tweened Animation: Animator tạo ảnh cho khung bắt đầu, khung kết thúc và hiệu ứng Flash tự tạo thêm nhiều khung ảnh tiếp nối giữa các khoảng này với sự thay đổi thuộc tính ảnh, màu sắc, kích thước…

Các loại Animation phổ biến hiện nay

Ở trên, nghĩa của hiệu ứng Animation là gì, Animation được tạo ra như thế nào đã được giải đáp cụ thể. Tiếp theo là các loại hình Animation phổ biến.

Animation truyền thống

Cách làm Animation truyền thống đó là sử dụng hình ảnh vẽ bằng tay trên mọi khung hình giấy trong suốt. Cách vẽ này tạo ra các nhân vật hoạt hình 2D có hàng loạt những hoạt động liên tiếp nhau để tạo ra sự chuyển động có tốc độ cao.

Sau khi hoàn thành bản vẽ bằng tay thì sẽ được mang đi xử lý trên máy tính để tạo ra hình ảnh, phong cảnh sắc nét, chuyển động mượt mà, như thật. Vì yêu cầu cao nên đòi hỏi Animator phải có trình độ chuyên môn cao và có óc sáng tạo, linh hoạt.

Một số bộ phim sử dụng cách thiết kế Animation truyền thống như: Vua Sư Tử, Aladin, Bạch Tuyết và 7 chú lùn… Và bộ phim gần đây áp dụng cách vẽ Animation này đó là Nàng Tiên Cá.

2D Animation 

2D Animation là gì? Thay vì vẽ Animation bằng tay rồi mới đưa lên máy tính mất nhiều thời gian và công sức thì sử dụng máy tính là giải pháp tối ưu. Không những thế, các sản phẩm Animation thiết kế từ máy tính đẹp, hình ảnh trơn mượt, hoàn hảo hơn.

Cụ thể, các Animator sử dụng phần mềm Animation chuyên dụng để tạo ra các nhân vật, dựng phong cảnh và lồng nhạc nền cho phim, đoạn quảng cáo… Có thể kể đến các bộ phim hoạt hình 2D Animation nổi tiếng như Spirited Away, Attack on Titan, Your Name…

3D Animation 

Điểm khác biệt lớn nhất của loại hình khác trong các bộ phim hoạt hình, các Game và 3D Animation là gì? Đó là hình ảnh được biểu hiện (render) từ mô hình 3D.

Việc sử dụng 3D Animator trên phần mềm chuyên dụng đã tạo ra các nhân vật có chuyển động chân thực trên không gian 3 chiều. Hình tượng nhân vật và phong cảnh sắc do 3D Animator thiết kế có độ sắc nét cao, có chiều sâu và sống động. Những bộ phim được sản xuất dựa trên công nghệ 3D Animator gồm Toy Story, Frozen, Coco…

Vẽ Animation bằng Motion Graphics và Stop-Motion

Cách tạo ra tác phẩm Animation bằng cách sử dụng các con rối hay mô hình dạng 3D, sau đó Animator sẽ chụp lại những chuyển động đó. Tiếp theo sẽ chụp liên tục các bức ảnh rồi ráp lại với nhau để tạo ra sự chuyển động trong tác phẩm Animation hoàn chỉnh. Do vậy, để sử dụng được Motion Graphics và Stop-Motion yêu cầu các Amator có trình độ, nghiệp vụ và kinh nghiệm dày dặn. 

Tuy kỹ thuật thiết kế đồ họa Animation bằng Motion Graphics và Stop-Motion không mới nhưng những tác phẩm dựng bằng phương thức này vẫn được nhiều người ưa chuộng bởi hiệu ứng đặc biệt và tạo cảm giác thích thú cho người xem. Các bộ phim hoạt hình hay được dựng từ công nghệ Stop-Motion như Isle of Dogs, Anomalisa, Missing Link…

Công việc của nhân viên Animation là gì?

Công việc của một Animator (người làm Animation) là thực hiện các công việc liên quan tới phim ảnh, game, video quảng cáo. Bởi đặc thù công việc liên quan đến lĩnh vực hình họa nên các Animator làm việc với các phần mềm chuyên dụng, với bản vẽ hay là các con rối mô hình. 

Cụ thể, Animator sẽ tiến hành chụp lại những chuyển động theo từng giai đoạn của mô hình. Tiếp theo, họ sẽ thực hiện thao tác trình chiếu các hình ảnh đó ở tốc độ cao để tạo ra các phân cảnh mượt mà, bắt mắt, sống động.

Thời gian làm việc của các Animator khá tự do, không bị bó buộc về thời gian, không gian làm việc cần có sự thoải mái. Điều này để đảm bảo các Animator có cảm hứng sáng tạo nghệ thuật tốt nhất.  

Điều kiện để trở thành một Animator chuyên nghiệp

Muốn thành một Animator chuyên nghiệp, bạn sẽ cần phải hội tụ nhiều yếu tố khác nhau như:

Tốt nghiệp ngành IT, giỏi vẽ, có tư duy, sự sáng tạo

Animation là một ngành trong lĩnh vực sáng tạo, nên yêu cầu người làm phải đáp ứng các tiêu chí như: tốt nghiệp chuyên ngành IT, kỹ năng vẽ giỏi, có tư duy, sự sáng tạo… 

Đây là điều kiện để trở thành một nhà hoạt hình 3D chuyên nghiệp. Bạn phải có trí tưởng tượng phong phú, nhiều ý tưởng mới, có trí tưởng tượng phong phú, sự năng động, linh hoạt để thiết kế nhân vật trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Khả năng kể chuyện

Các animator thường làm việc theo nhóm nên có thể họ không chịu trách nhiệm về câu chuyện, nhưng nếu bạn làm việc một mình, bạn cần mang đến cho khán giả một câu chuyện hấp dẫn đi kèm với hình ảnh.

Chú ý đến chi tiết

Chú ý đến chi tiết là điều quan trọng để đảm bảo tính liên tục và nhất quán trong dự án. Nếu một nhân vật hoặc yếu tố thay đổi đột ngột mà không có lý do, khán giả sẽ bối rối và mất hứng thú.

Có kế hoạch cụ thể

Để trở thành một Animation chuyên nghiệp, bạn cần là người vẽ, tổ chức và thực hiện kế hoạch làm việc cụ thể để mang lại hiệu quả tốt nhất. Điều này giúp công việc trôi chảy, hoàn thành đúng deadline và hiệu tiết kiệm được thời gian làm việc mà cấp trên hay khách hàng đề ra.

Kỹ năng làm việc nhóm

Một điều kiện để làm trở thành Animator đó là cần có kỹ năng quan trọng là làm việc theo nhóm, dù là ở các studio hay các công ty game, hãng film hoạt hình lớn … Vì quá trình sản xuất ra các sản phẩm từ Animation cần nhiều quy trình và nhiều thành viên khác nhau cùng phối hợp.

Có khả năng ngoại ngữ

Trong xu thế hội nhập hiện nay, hầu hết các nhà tuyển dụng Animator đều chọn ứng viên có ngoại ngữ. Nếu có khả năng ngoại ngữ lưu loát, bạn sẽ có thể dễ dàng thuyết phục được nhà tuyển dụng lựa chọn, hoặc có khả năng thuyết trình ý tưởng với khách hàng trong công việc.

Hi vọng rằng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hiệu ứng Animation là gì và những thông tin liên quan tới nghề làm Animation. Nếu đang có nhu cầu tìm việc làm liên quan tới nghề Animation hoặc các công việc khác, bạn hãy truy cập Careerlink.vn để tham khảo và lựa chọn phù hợp với khả năng của bản thân nhé.

Thúy Vui

Về Tác Giả

CareerLink

Sao chép thành công