Equity là gì? Tìm hiểu các hình thức equity trong tài chính

Equity là gì? Trong tất cả những trường hợp, equity hay vốn chủ sở hữu truyền đạt một điều gì đó quan trọng đối với nhà đầu tư, vì vậy điều quan trọng là phải biết ý nghĩa của mỗi loại và cách hiểu từ đó đề cập đến trong các ngữ cảnh khác nhau.

Equity là gì?

Equity là thuật ngữ trong tài chính doanh nghiệp, thể hiện vốn ban đầu, tài sản ròng của doanh nghiệp và trực thuộc quyền sở hữu của cổ đông. 

Equity là vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tài sản thuần; có thể tìm thấy thuật ngữ này trong tiếng Anh xuất hiện dưới dạng equity, owner’s equity hay stockhold’s equity.

Mỗi doanh nghiệp khi hình thành đều có các equity do các cổ đông góp vốn mà thành. Sau đó trong quá trình kinh doanh mọi tác động liên quan đến tài chính, các cổ đông đều chia sẻ với nhau, từ lợi nhuận đến lỗ. Equity được hình thành từ nhiều loại có thể là vốn góp bằng tiền, hiện vật, lợi nhuận trong kinh doanh, chứng khoán…

Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ thường xuyên để duy trì kinh doanh, đây sẽ là nguồn tiền để đơn vị sử dụng trả tiền lương, trả cho chủ nợ và nộp thuế cho nhà nước khi doanh nghiệp ngừng hoạt động. Các tài sản còn lại được chia cho chủ sở hữu dựa vào tỷ lệ góp vốn. 

Các hình thức equity trong kinh doanh

Tìm hiểu các hình thức của equity là điều bạn cần biết sau khi đã hiệu equity là gì. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau mà vốn chủ sở hữu có thể là vốn góp hoặc lợi nhuận kinh doanh sau thuế. 

Vốn góp

Vốn góp hay còn gọi là vốn đầu tư, đối với công ty cổ phần, phần góp vốn này được tính theo mệnh giá của cổ phần phát hành hay vốn điều lệ. 

Tài sản của vốn góp có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, quyền sở hữu đất, giá trị quyền sở hữu… Cá nhân, đơn vị đăng ký góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ khi doanh nghiệp nhận đăng ký kinh doanh.

Rõ ràng là mục tiêu của doanh nghiệp khi kinh doanh luôn hướng tới việc tối đa lợi nhuận. Do đó việc quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả là yêu cầu hàng đầu đối với doanh nghiệp. 

Lợi nhuận từ kinh doanh sau thuế

Là phần lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản phải trả và chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Thường thì một phần lợi nhuận sẽ được tái đầu tư làm tăng vốn đầu tư chủ sở hữu. Trường hợp kinh doanh thua lỗ, phần lỗ sẽ được trừ vào vốn chủ sở hữu. 

Vốn từ các nguồn khác

Mỗi doanh nghiệp có phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau tùy theo hình thức kinh doanh có thể là phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn ngân hàng…

Chênh lệch đánh giá tài sản

Sự chênh lệch này diễn ra do sự đánh giá tài sản cố định, bất động sản và hàng tồn kho vào bảng cân đối kế toán có khác với sự định giá ban đầu. Do vậy, khi hoạch định thống kê tài chính về vốn chủ sở hữu, phần tài sản góp từ các thành viên cổ đông cần được đánh giá lại. 

Tóm tắt lại, Equity có đa dạng các loại nghĩa, để hiểu chính xác được cần căn cứ vào ngữ cảnh sử dụng. Hiểu một cách đơn giản nhất thì Equity là phần tài sản của chủ sở hữu sau khi trừ đi mọi chi phí, nợ nần. 

Equity và vai trò đối với doanh nghiệp

Hiểu được equity là gì, chắc chắn bạn đã biết equity rất quan trọng. Theo luật định mỗi doanh nghiệp đều cần có vốn điều lệ để thành lập công ty. Tùy vào loại hình kinh doanh mà lượng vốn điều lệ đó có giới hạn tối thiểu để thành lập. Như vậy vai trò của vốn chủ sở hữu ở đây là tạo điều kiện để hình thành doanh nghiệp.

Hơn nữa, nhờ vốn chủ sở hữu doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào trang thiết bị, văn phòng, nhân lực phục vụ quá trình hoạt động và kinh doanh tạo điều kiện hoạt động hiệu quả sinh lợi nhuận. 

Vai trò của vốn chủ sở hữu là vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với doanh nghiệp, nó là nguồn sống, hoạt động và linh hồn của doanh nghiệp. 

Equity được nhà đầu tư sử dụng như thế nào?

Vốn chủ sở hữu là một khái niệm rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Ví dụ, khi xem xét một công ty, nhà đầu tư có thể sử dụng vốn chủ sở hữu của cổ đông làm tiêu chuẩn để xác định xem một giá mua cụ thể có đắt hay không. Ví dụ: nếu công ty đó trước đây đã giao dịch ở mức giá so với giá trị sổ sách là 1,5 tỷ thì nhà đầu tư có thể suy nghĩ kỹ trước khi trả nhiều hơn mức định giá đó trừ khi họ cảm thấy triển vọng của công ty về cơ bản đã được cải thiện. Mặt khác, một nhà đầu tư có thể cảm thấy thoải mái khi mua cổ phần của một doanh nghiệp tương đối yếu miễn là giá họ phải trả đủ thấp so với vốn chủ sở hữu của nó.

Những vấn đề xảy ra khi giảm equity là gì?

Bởi Equity là một trong những nguồn vốn chính của doanh nghiệp nên khi phần vốn này giảm thể hiện sự giảm của vốn đầu tư. Hệ quả là các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể bị thu hẹp làm giảm doanh thu. Nếu muốn tiếp tục mở rộng để có doanh thu, doanh nghiệp sẽ phải đi vay vốn.

Lượng vốn vay nếu không được điều chỉnh phù hợp sẽ dẫn đến mất cân đối tài chính dẫn đến những hậu quả khó lường khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu sẽ được bổ sung hàng năm bằng lợi nhuận kinh doanh, nếu vốn chủ sở hữu giảm cũng có thể do tình hình kinh doanh không đạt kết quả tốt.  

Qua những chia sẻ trên, bạn có thể đã hiểu equity là gì và các vấn đề liên quan. Hi vọng bạn đã có thêm những kiến thức thật hữu ích.

Hà Phương

Sao chép thành công