Thuật ngữ lessor là gì và được sử dụng khi nào?

Lessor là gì? Lessor có nghĩa là bên cho thuê được hiểu là người sở hữu tài sản và đem tài sản đó cho người khác thuê. Đây là một thuật ngữ khá phổ biến trong kính doanh, đặc biệt là trong các thỏa thuận cho thuê có giá trị chính thức theo pháp luật. Vì vậy, tìm hiểu các đặc điểm liên quan đến Lessor sẽ rất hữu ích dù bạn đang làm trong lĩnh vực nào.

Lessor là gì?

Lessor là bên cho thuê, có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân, trong hợp đồng cho thuê một tài sản nào đó.

Một tòa nhà có lẽ là ví dụ tốt nhất. A muốn mở một địa điểm cửa hàng mới gần trung tâm mua sắm, nhưng không có khả năng xây hoặc mua một tòa nhà mới. A biết rằng B sở hữu một tòa nhà gần trung tâm mua sắm và đang tìm người cho thuê.

A được coi là bên thuê và B được coi là bên cho thuê. Bằng việc ký kết hợp đồng cho thuê, B trao quyền sở hữu hoặc trong trường hợp này là quyền sử dụng cũng như quyền sử dụng cho A. Đổi lại, A trả cho B tiền thuê mỗi tháng.

Trong lĩnh vực tín dụng, nếu bạn là bên cho vay thì bạn chính là lessor, còn nếu bạn là người đi vay thì bạn sẽ được gọi là lessee. Một trường hợp khác, nếu bạn sở hữu một ngôi nhà và cho thuê thì bạn cũng được xem là lessor.

Ngoài ra, bên cho thuê không chỉ được dùng cho cả cá nhân mà có thể sử dụng cho các tổ chức pháp nhân. Một số từ đồng nghĩa khác cũng được sử dụng cho các công ty cho thuê là leasing company.

“Lessor là bên cho thuê, là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu hợp pháp tài sản (bất động sản, thiết bị, máy móc…) cho bên thuê thuê trong một thời gian cụ thể để đổi lấy thu nhập từ tiền cho thuê.”

 

Hợp đồng cho thuê

Hợp đồng cho thuê tài sản là cam kết giữa bên cho thuê và bên thuê sử dụng tài sản. Thỏa thuận xác định các điều khoản và điều kiện, đặt ra các nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng tài sản.

Cả hai bên được yêu cầu phải tuân theo các điều khoản đã đặt ra. Nếu bên thuê thực hiện bất kỳ hành vi nào trái với hợp đồng thuê đã giao kết thì bên cho thuê là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản có quyền hủy bỏ hợp đồng thuê. Có nhiều loại hợp đồng thuê khác nhau (chẳng hạn như hợp đồng thuê thiết bị, thuê ô tô…) có thể được ký kết tùy theo sự phù hợp của các bên.

Vai trò của bên cho thuê lessor là gì?

Bên cho thuê phải thực hiện các chức năng sau:

–       Bên cho thuê phải trao quyền sở hữu tài sản cơ bản cho bên thuê để bên thuê sử dụng trong các điều kiện và hoàn cảnh đã thỏa thuận giữa các bên.

–       Bên cho thuê phải đảm bảo rằng bên thuê tiếp tục được hưởng quyền sở hữu tài sản trong suốt thời gian thuê miễn là các khoản thanh toán được thực hiện cho cùng một tài sản đó. Sẽ không có bất kỳ sự gián đoạn nào trong việc hưởng các quyền cho thuê trong suốt thời hạn thuê.

–       Nếu có bất kỳ hỏng hóc nào trong tài sản cho thuê thì bên cho thuê phải tiết lộ điều đó trước khi ký kết hợp đồng thuê. Có thể có hai dạng hỏng hóc cụ thể là hỏng hóc tiềm ẩn và hỏng hóc có thể nhìn thấy. Các hỏng hóc tiềm ẩn là những khuyết điểm không thể được phát hiện thông qua việc kiểm tra thường xuyên. Mặt khác, khuyết điểm có thể nhìn thấy là những hỏng hóc có thể dễ dàng phát hiện ra bằng cách kiểm tra thường xuyên.

–       Các chi phí mà bên thuê phải chịu để bảo quản tài sản thuê sẽ được bên cho thuê hoàn trả. Tuy nhiên, bên thuê sẽ tự túc chi phí bảo trì và vận hành thường xuyên.

Các loại lessor phổ biến

Nhà sản xuất hoặc Nhà cung cấp: Bên cho thuê sản xuất các tài sản mà họ cho thuê hoặc là một nhà cung cấp có thỏa thuận với công ty cho thuê để cung cấp mức giá cạnh tranh.

Ngân hàng: Các ngân hàng đôi khi sở hữu các công ty cho thuê và mở rộng các đề nghị cho thuê cho các khách hàng hiện tại của mình.

Bên cho thuê độc lập: Đây là những bên cho thuê hoàn toàn là cho thuê. Họ có thể giao dịch với các ngành hoặc loại tài sản cụ thể hoặc cũng có thể giao dịch chung.

Lợi ích và rủi ro của bên cho thuê

Lợi ích

Lợi ích mà việc cho thuê mang lại cho bên cho thuê lessor là gì?

–       Bên cho thuê nhận được các khoản tiền cho thuê định kỳ mà thông qua đó không chỉ có thể thu hồi nguyên giá tài sản mà còn có thể thu được lợi nhuận.

–       Bên cho thuê đủ điều kiện để yêu cầu quyền lợi về thuế dựa trên các chi phí như khấu hao tài sản, bảo trì phát sinh…

–       Quyền sở hữu thuộc về bên cho thuê và trong trường hợp bên thuê không thanh toán được thì bên cho thuê có thể nhận lại quyền sở hữu tài sản. Như vậy, việc sắp xếp này ít rủi ro hơn cho bên cho thuê.

Nhược điểm

Việc sắp xếp cho thuê cũng có một số hạn chế đối với bên cho thuê như:

–       Người cho thuê phải chịu rủi ro về việc tài sản trở nên lỗi thời.

–       Bên cho thuê không thể tính phí thuê tài sản tăng lên trong tình huống giá trị thị trường của tài sản tăng lên.

–       Phải mất một thời gian đáng kể để thu hồi chi phí ban đầu của tài sản.

–       Trong trường hợp thị trường có những biến động bất thường, dòng tiền có thể bị ảnh hưởng và bên cho thuê có thể không quản lý được dòng tiền của mình trong các dự án cho thuê.

Để hạn chế các rủi ro trên, các lessor sẽ cần phải rất cẩn trọng trong việc nắm bắt tình hình, xác định mục đích sử dụng, uy tín của người thuê. Trong trường hợp cần thiết, cần phải có những điều khoản đền bù thật rõ ràng, chi tiết để phòng ngừa các tình huống phát sinh không mong muốn. Qua nội dung trên, hi vọng bạn đã hiểu rõ lessor là gì.

Hà Phương

Sao chép thành công