Cho dù bạn cẩn thận chuẩn bị và cân nhắc những ưu, khuyết điểm trước khi chấp nhận một vị trí mới thì vẫn không có cách nào đảm bảo 100% những gì bạn sẽ gặp phải cho đến khi làm việc thực tế. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu “một buổi biểu diễn mới” và cảm giác đó là cơn ác mộng hơn là công việc mơ ước, đừng tuyệt vọng. Có rất nhiều điều bạn có thể làm ngay bây giờ để giảm thiểu sự chán nản và giúp sự nghiệp của bạn trở lại đúng hướng.
Tìm hiểu xem công việc có phải là vấn đề không
Thay đổi là điều khó khăn đối với hầu hết mọi người. Do đó, bạn sẽ cần một thời gian để thích nghi và cảm thấy thoải mái hơn trong môi trường mới. Bạn có thể cần phải điều chỉnh để làm quen với các phương pháp mới, đồng nghiệp mới, văn hóa doanh nghiệp mới trước khi cho rằng bản thân công việc có vấn đề. Sau một thời gian, bạn có thể biết được đó chỉ là một khởi đầu khó khăn hay bạn thực sự “ghét” công việc khi vừa mới bắt đầu.
Xác định vấn đề cốt lõi
Nếu sau khi đã trải qua giai đoạn là “một đứa trẻ mới” bạn vẫn hoàn toàn chưa nhận thức được điều gì không thích ở công việc mới, hãy viết ra tất cả. Nêu rõ các vấn đề một cách cụ thể và rõ ràng. Nếu người quản lý của bạn có vấn đề thì đó có phải là phong cách quản lý, thái độ, kỹ năng, ưu tiên của họ hay không? Nếu bản thân công việc là những gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, bạn cần thay đổi điều gì để khiến tình trạng trở nên tốt hơn? Bạn càng rõ ràng về những điều khiến bạn không hài lòng thì càng có nhiều khả năng bạn có thể sửa chữa hoặc chuyển sang một công việc mới phù hợp hơn.
Tìm kiếm những mặt tốt đẹp
Nếu để đánh giá công việc, sẽ rất “bất công” nếu chỉ đưa ra các điểm bạn không thích mà quên đi những điều thú vị trong công việc. Có thể ở vai trò này bạn được làm những điều mình yêu thích. Nhận thức về những khía cạnh tốt sẽ không chỉ làm giảm bớt áp lực trong thời gian ngắn cảm thấy mắc kẹt ở đó, mà nó còn giúp bạn hiểu những gì bạn thích trong công việc dài hạn – điều sẽ hướng dẫn bạn khi chọn cơ hội việc làm trong tương lai.
Chia sẻ với người quản lý
Khi bạn cảm thấy bị bế tắc quá lớn, hãy nói chuyện với người quản lý và chia sẻ cảm xúc của bạn. Với kinh nghiệm làm việc cùng thâm niên thì quản lý sẽ thấu hiểu phần nào cảm xúc, khó khăn của nhân viên. Do đó, họ sẽ hỗ trợ bạn bằng nhiều cách chẳng hạn nếu vị trí mới không phù hợp, họ có thể sẵn sàng điều chỉnh nhiệm vụ của bạn hoặc tìm kiếm một nơi phù hợp hơn ở phòng ban khác trong công ty. Nếu họ không cởi mở để tìm kiếm giải pháp, điều đó cũng sẽ giúp bạn quyết định những việc cần làm tiếp theo.
Rời đi một cách chuyên nghiệp
Nếu thật sự mọi chuyện không thể cứu vãn và bạn buộc phải đưa ra quyết định “dứt áo ra đi” thì hãy nghỉ việc với tinh thần hợp tác cùng thái độ tích cực. Bạn cần biết rằng việc đổi ý của bạn đã tạo ra khó khăn cho nhà tuyển dụng, giờ đây họ phải tuyển người mới, thậm chí phải giải thích sự thay đổi cho khách hàng của họ. Ngoài ra, bạn cũng không bao giờ biết khi nào có thể gặp lại họ một lần nữa với tư cách là đối tác hay khách hàng tiềm năng.
Áp dụng các bài học cho công việc tiếp theo
Sẽ luôn có những thách thức mới ở công việc tương lai, nên bạn cần khắc ghi những trải nghiệm đã qua như “hành trang” quan trọng. Thật đáng tiếc nếu bạn vấp phải sai lầm cũ bởi không những đánh mất cơ hội đáng quý, mà còn hao tốn vô ích thời gian, công sức. Do đó, hãy suy ngẫm về những điều bạn muốn trước khi tìm công việc khác, đặt câu hỏi đúng và xác định điều khiến bạn cảm thấy thoải mái. Bạn có thể không hoàn toàn nhận được và chọn chính xác những gì mong muốn, nhưng biết được điều khiến bạn cảm thấy có giá trị là một khởi đầu tốt để tìm kiếm sự phù hợp.
Trung Thành